Khái niệm quản lý thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu Phần thứ nhất: mở đầu (Trang 27 - 29)

1.2. Quản lý thuế thu nhập cá nhân

1.2.1. Khái niệm quản lý thuế thu nhập cá nhân

a. Theo giáo trình Thuế thu nhập (2010), Nhà xuất bản Tài chính

- “Quản lý Thuế TNCN là sự tác động có chủ đích của cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước đối với quá trình tính và thu Thuế TNCN để thay đổi quá trình này nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách và đạt được các mục tiêu nhà nước đặt ra.” (Nguyễn Hoàng, 2014)

- “Quản lý Thuế TNCN là sự tác động có chủ đích của các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước đối với quá trình tính và Thuế TNCN nhân để thay đổi quá trình này nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách và đạt được các mục tiêu nhà nước đặt ra.”

Công tác quản lý Thuế TNCN nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau:

- Tăng cường tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho ngân sách nhà nước trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu

“Thuế TNCN chiếm tỉ trọng chủ yếu trong số thu ngân sách nhà nước ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, làm tốt công tác quản lý thuế thu nhập nói chung và Thuế TNCN nói riêng sẽ có tác dụng lớn trong việc tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho ngân sách nhà nước.”

“Bên cạnh đó, Thuế TNCN tác động trực tiếp đến thu nhập của các cá nhân, có thể làm giảm nỗ lực làm việc và gây nên các phản ứng ngay lập tức từ phía chịu thuế như hành vi trốn thuế... Để tăng cường và ổn định số thu ngân sách nhà nước trong tương lai, công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng cần được chú ý để duy trì và phát triển cơ sở tạo nguồn thu thuế thu nhập của các cá nhân.”

- Góp phần tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế và dân cư

“Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước thông qua công cụ luật pháp để tác động vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Ý thức chấp hành luật pháp của các tổ chức kinh tế và dân cư sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện những tác động này. Qua công tác tổ chức thực hiện và thanh tra việc chấp hành các luật thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng, cùng với việc tăng cường tính pháp chế của chính sách thuế này, ý thức chấp hành chính sách thuế sẽ được nâng cao, từ đó tạo” thói quen “sống và làm việc theo pháp luật”.

“Ở các nước phát triển, thu nhập trung bình của người dân cao nên thuế thu nhập cá nhân đã trở nên vô cùng quen thuộc. Do là thuế trực thu nên tác động của thuế thu nhập cá nhân mang tính trực tiếp, đối tượng chịu thuế có thể cảm nhận được ngay. Họ biết mình phải nộp thuế và dần trở nên quen thuộc với việc này. Từ đó, người dân sẽ nhận thức được rõ hơn về nghĩa vụ nộp thuế của mình. Chính vì vậy, họ sẽ có ý thức rõ ràng hơn về tính pháp chế của chính sách thuế, từ đó nâng cao ý thức chấp hành chính sách này. Còn ở các nước đang phát triển, do thu nhập dân cư còn thấp nên thuế thu nhập cá nhân là vấn đề còn mới mẻ với khá nhiều người. Người dân vẫn phải nộp thuế nhưng có cảm nhận ít hơn về tác động của thuế, thậm chí không biết gì đến thuế vì chủ yếu là thuế gián thu. Người dân mua hàng hóa, dịch vụ với giá cả đã có thuế trong đó. Do đó, ý thức về nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước nhìn chung là thấp hơn.”

b. Quan niệm của tác giả

Từ những điều trình bày ở trên tác giả cho rằng, quản lý thuế TNCN được hiểu là việc cơ quan nhà nước hữu trách (cơ quan thuế) sử dụng bộ máy, cán bộ, công cụ và phương pháp của mình để thực hiện chức năng quản lý thuế TNCN (tính, thu và quản lý thuế TNCN) theo luật định. Nói như thế cần nhấn mạnh mấy điểm sau đây:

- Ai quản lý: cơ quan nhà nước hữu trách. Cơ quan thuế của nhà nước tính, thu và quản lý thuế TNCN thu được.

- Ai chịu sự quản lý thuế TNCN: người dân có thu nhập và chịu sự chi phối của luật thuế TNCN.

- Công cụ quản lý thuế TNCN: luật pháp

Một phần của tài liệu Phần thứ nhất: mở đầu (Trang 27 - 29)