Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân của một số địa phương

Một phần của tài liệu Phần thứ nhất: mở đầu (Trang 41 - 45)

1.3. Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân của một số địa

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân của một số địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý thuế TNCN tại địa bàn TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Qua thời gian áp dụng luật thuế TNCN, công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Điều đó càng khẳng định tính khả thi của Luật thuế TNCN; đã từng bước kiểm soát và điều tiết nguồn thu nhập của người nộp thuế để động viên nguồn lực tài chính cho ngân sách nhà nước.”

- Thống kê đủ số người chịu thuế TNCN. “Huy động ngày càng nhiều thu nhập của cá nhân có thu nhập cao cho nhà nước: Năm 2016 số thu Thuế TNCN thu 3,6 tỷ đồng, năm 2017 nguồn thu này đã đạt gần 4 tỷ đồng và đến năm 2018 số thu đạt 4,5 tỷ đồng, từ đó cho thấy sự đóng góp ngày càng nhiều của cá nhân có thu nhập cao vào nguồn thu ngân sách.” (Chi cục thuế Thành phố Việt Trì) “Từ những số liệu về số thu Thuế TNCN cho thấy Chi cục đã cùng các xã, phường tích cực tuyên truyền chính sách, đôn đốc các

đơn vị, cá nhân thực hiện kê khai quyết toán thuế TNCN đúng thời hạn quy định.”

- Phải công“bằng trong việc kê khai nộp thuế: Việc áp dụng Luật thuế TNCN đã tạo ra sự công bằng và không phân biệt giữa người nước ngoài và người Việt Nam có tính đến hoàn cảnh cá nhân của người nộp thuế. Luật thuế TNCN cũng hứa hẹn mở rộng diện tích đánh thuế để thực hiện nguyên tắc mọi công dân có thu nhập theo quy định đều có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, từ đó đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của tầng lớp dân cư.”

- Cần thực hiện tốt việc “đăng ký mã số thuế. Hiện nay việc đăng ký, cấp mã số thuế được thực hiện có tiến bộ hơn so với khi thực hiện Pháp Lệnh Thuế Thu nhập cao. Trước đấy người nộp thuế muốn đăng ký mã số thuế thì phải đến trực tiếp cơ quan thuế, việc giải quyết đăng ký thuế cũng rất chậm chạp có khi mất cả tháng mới có được mã số thuế. Sau khi Luật thuế TNCN có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009, Bộ Tài Chính đã thiết lập trang thông tin điện tử http://tncnonline.tct.vn để giúp cho người nộp thuế có thể đăng ký mã số thuế một cách nhanh chóng, không phải mất quá nhiều thời gian để đến cơ quan thuế nộp, giảm được những chi phí không cần thiết khi đi đăng ký thuế như tiền giữ xe, tiền photo, tiền mua tờ khai…, hạn chế tiếp xúc với cán bộ thuế để tránh tình trạng tiêu cực. Người nộp thuế cũng không cần phải chờ quá lâu khoảng 1 tháng mới có mã số thuế như trước đây mà chỉ cần 5 ngày làm việc sau khi đã đăng ký mã số thuế qua mạng.”

- “Chính sách về thuế TNCN phải được tuyên truyền rộng rãi tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là một nội dung quan trọng, là khâu đột phá của toàn bộ lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Công tác này có tầm quan trọng đặc biệt, không những nhằm nâng cao thức trách nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp

thuế, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành, mà còn tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan thuế và người nộp thuế.” “Một trong những tiêu chí để đánh giá hoạt động của cơ quan thuế tốt là tính hiệu quả mang lại và được thể hiện rõ nét nhất chính là tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế, tự nguyện cao trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nứớc của người nộp thuế. Tạo lập được mối quan hệ bình đẳng, thân thiện giữa cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế theo hướng người nộp thuế là người được phục vụ,” là “khách hàng” của cơ quan thuế và cơ quan thuế là người phục vụ đáng tin cậy nhất của người nộp thuế. Cơ quan thuế và người nộp thuế là bạn đồng hành trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

“Cụ thể, Luật Thuế Thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành từ 1/7/2014 có nhiều đột phá trong sửa đổi, bổ sung, nhằm giảm mức đóng góp đối với người nộp thuế, từng bước nâng cao đời sống của người dân, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của Nhà nước đối với người nộp thuế trước bối cảnh khó khăn của nền kinh tế. Theo đó, sửa đổi mức giảm trừ đối với người nộp thuế từ 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu đồng/tháng, mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng; sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế; sửa đổi, bổ sung một số khoản thu nhập thuộc đối tượng miễn thuế; đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện khai và nộp thuế; sửa đổi, bổ sung về người nộp thuế…”

- “Thực hiện thuế thu nhập cá nhân phải gắn với phân phối lại thu nhập. Thuế thu nhập cá nhân với chức năng điều tiết và phân phối lại thu nhập trong xã hội đã góp phần nâng cao được tính công bằng trong phân phối. Một phần thu nhập của những người có thu nhập cao đã được chuyển vào ngân sách, thông qua đó, Nhà nước có thể sẽ sử dụng vào các mục đích phát triển chung của xã hội. Công tác tuyên truyền, phổ biến thuế thu nhập cá nhân đã được thực hiện, bước đầu tạo cho những người dân có thu nhập hiểu biết, làm quen với việc kê khai thu nhập, từ đó có ý thức hơn và nghĩa

vụ, trách nhiệm của mình đối với nhà nước. Số người nộp thuế qua các năm tăng dần thể hiện người dân đã dần nhận thấy trách nhiệm đóng thuế thu nhập của mình với Nhà nước.”

1.3.1.2. Kinh nghiệm công tác quản lý Thuế TNCN tại địa bàn thành phố Hà Nội Thứ nhất, phải làm tốt công tác tuyên truyền chính sách thuế TNCN: Cục thuế thành lập bộ phận chuyên trách về tuyên truyền thuế ở thành phố, các quận, huyện các bộ phận tuyên truyền thuế ngoài nhiệm vụ tuyên truyền chính sách thuế hiện hành còn có nhiệm vụ tuyên truyền cả nội dung về tổ chức quản lý thuế nhằm nâng cao ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh chính sách thuế cho NNT, để chính sách thuế đi vào đời sống kinh tế, xã hội.”

“Hàng năm, Cục thuế lập kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện thống nhất công tác tuyên truyền trong toàn thành phố về quản lý thuế thu nhập cá nhân. Kế hoạch tuyên truyền hàng năm được UBND thành phố, thành ủy phê duyệt trong đó quy định kế hoạch tuyên truyền của ngành thuế, các cơ quan tuyên truyền, tuyên truyền với nội dung trọng tâm, trọng điểm, thời gian tuyên truyền, hình thức tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh, báo chí.”

Tổ chức hoạt động tư vấn thuế: Tư vấn là một nội dung quan trọng được thực hiện đồng thời với chính sách cải cách thuế toàn diện.

“Trung tâm tư vấn thuế là cơ quan có nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hoạt động tư vấn thuế, thực hiện thẩm định và cấp giấy phép hoạt động và quản lý hoạt động các tổ chức tư vấn thuế. Các tổ chức tư vấn thuế hoạt động dịch vụ tư vấn về thuế, hoạt động theo luật công ty, thực hiện hạch toán kinh doanh và có nghĩa vụ nộp thuế như các doanh nghiệp khác.”

“Hoạt động của các tổ chức tư vấn về thuế là cung cấp các thông tin cho các doanh nghiệp như: thông tin kinh tế, chính sách và nghiệp vụ thuế, tình hình kê khai thuế, làm trung gian giải quyết các vướng mắc giữa cơ quan thuế

và các doanh nghiệp; Hướng dẫn và đào tạo cán bộ doanh nghiệp nắm vững chính sách thuế và nghiệp vụ thuế. Phí thu khi thực hiện tư vấn được UBND các tỉnh, thành phố quy định và quản lý khống chế theo mức phí tối đa.”

Thứ hai, “tổ chức tốt bộ máy quản lý thuế TNCN. Tổ chức bộ máy quản lý thuế TNCN ở thành phố Hà Nội theo hệ thống dọc từ Cục thuế thành phố có Phòng quản lý thuế TNCN - Chi cục thuế các quận, huyện có Đội quản lý thuế TNCN. Chức năng nhiệm vụ của phòng quản lý thuế TNCN thuộc văn phòng Cục có 30 cán bộ, trực tiếp thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước về thuế TNCN đối với các tổ chức là các cơ quan hành chính, sự nghiệp, đoàn thể, các tổ chức quốc tế văn phòng đại diện của tổ chức nước người, các dự án; đồng thời hướng dẫn có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác thu thuế trong nội bộ ngành.”

Thứ ba, “làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNCN đã được tập trung chuyên sâu: Hà Nội có 04 phòng thanh tra, 10 phòng kiểm tra thuế, 29 Đội kiểm tra thuế; 02 phòng kiểm tra nội bộ; với 39 cán bộ làm công tác kiểm tra thuế và 175 cán bộ làm công tác thanh tra thuế. Các phòng thanh tra, kiểm tra thuế, đội thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế các sắc thuế trong đó có sắc thuế TNCN đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thuộc phạm vi quản lý.”

Một phần của tài liệu Phần thứ nhất: mở đầu (Trang 41 - 45)