Đánh giá quản lý đối tượng nộp thuế

Một phần của tài liệu Phần thứ nhất: mở đầu (Trang 53)

2.2. Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện

2.2.1. Đánh giá quản lý đối tượng nộp thuế

“Đây là khâu đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý thu thuế TNCN. Quản lý tốt đối tượng nộp thuế sẽ đảm bảo phần lớn hiệu quả của công tác quản lý thuế TNCN bởi chúng ta chưa biết chính xác ai là những đối tượng phải nộp thuế trước khi kê khai thu nhập của họ. Để quản lý được đối tượng nộp thuế chúng ta tiến hành đăng ký, cấp và sử dụng MST.”

“Cá nhân có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh bao gồm cả cá nhân hành nghề độc lập; cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp không thuộc đối tượng miễn thuế TNCN. Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN thực hiện đăng ký cấp MST. Việc đăng ký để xin cấp MST được thực hiện tại cơ quan chi trả thu nhập hoặc trực tiếp tại cơ quan thuế.”

Việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký xin cấp MST của NNT tại CCT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Cụ thể kết quả cấp MST qua các giai đoạn được thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ sau:

Bảng 2.1. Kết quả cấp mã số thuế TNCN giai đoạn 2016 – 2018

Nguồn: Chi Cục thuế huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Qua bảng trên cho ta thấy, số lượng cá nhân và đơn vị chi trả thu nhập được cấp MST TNCN cao nhất là 23.814 mã số thuế đã cấp năm 2016 và giảm dần qua các năm sau như là 5.580 năm 2017 và 1.207 năm 2018. Điều đó chứng tỏ mặc dù có thể ở thời điểm thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế nhưng các cá nhân, đơn vị đã rất ý thức được tầm quan trọng và sự thuận tiện của MST, cũng như ý thức chấp hành pháp luật là rất cao. Vì trong thời điểm 2016 nếu không thực hiện đăng ký MST, cá nhân có thể bị khấu trừ thuế TNCN là 20% đối với thu nhập không thường xuyên.

CCT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã làm rất tốt công tác cấp MST cho cá nhân có thu nhập chịu thuế, đồng thời qua đây cho thấy thủ tục cấp MST ở CCT cũng khá đơn giản, nên đã khuyến khích được phần lớn cá nhân đăng ký cấp MST, đáp ứng được yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính.

2.2.2. Quản lý kê khai, kế toán thuế

Ở CCT Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ hiện nay, công tác quản lý kê khai, nộp thuế được thực hiện theo một trong hai phương pháp sau: Kê khai và nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhập hoặc là trực tiếp tại cơ quan thuế.

Kê khai và nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhập:

Đối với cơ quan chi trả thu nhập, việc kê khai và tạm nộp thuế hàng tháng được thực hiện như sau:

“Cơ quan chi trả thu nhập sẽ chịu trách nhiệm kê khai phần TNCT và phần thuế TNCN phải nộp với cơ quan thuế, khấu trừ phần thuế TNCN phải nộp trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân là đối tương nộp thuế rồi sau đó nộp số này vào NSNN thông qua kho bạc.”

Thuế TNCN đối với thu nhập không thường xuyên nộp theo từng lần phát sinh thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ tiền thuế và cấp giấy tờ chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ thuế kèm theo khi chi trả thu nhập cho NNT.

Kê khai và nộp thuế trực tiếp tại cơ quan thuế:

Định kỳ tháng, cá nhân có trách nhiệm kê khai và nộp thuế trực tiếp tại Chi cục thuế. Đây là những trường hợp mà xác định được cơ quan chi trả thu nhập nhưng cơ quan này lại ở nước ngoài hoặc cá nhân không muốn nộp thuế thông qua tổ chức thì có thể tự đăng ký kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế.”

Trong cả hai trường hợp trên, nếu thuộc diện kê khai theo tháng thì thời hạn nộp tờ khai cho cơ quan thuế và nộp thuế vào NSNN chậm nhất là vào ngày 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh thu nhập. Trường hợp, trong tháng, nếu tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập phát sinh số thuế TNCN phải nộp nhỏ hơn 50 triệu đồng thì thuộc diện kê khai, nộp thuế theo quý. Thời hạn nộp tờ khai cũng như nộp thuế vào NSNN chậm nhất là ngày thứ 30 của

tháng đầu quý sau. Nghiên cứu kết quả kê khai thuế TNCN tại CCT Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ qua từng giai đoạn như sau:

Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả khai thuế TNCN giai đoạn 2016 - 2018

ĐVT: Số tờ Chỉ tiêu Tổng cộng Năm So sánh (%) 2016 2017 2018 2017/ 2016 2018/ 2017 Số tờ khai phải nộp 3.726 1.057 1.244 1.425 117,74 114,53 Số tờ khai đã nộp 3.438 962 1.155 137 120,10 118,32 Số tờ khai nộp đúng hạn 3.317 897 1.101 1.319 122,76 119,83 Số tờ khai nộp chậm 167 65 54 48 83,33 87,69 Số tờ khai không nộp 243 95 89 58 93,85 65,42 Tỷ lệ số tờ khai đúng hạn (%) 95 93,2 95,3 96,5 - - Tỷ lệ số tờ khai đã nộp (%) 93,4 91 92,8 96 - -

Nguồn: Chi cục thuế Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Từ bảng tổng hợp trên ta thấy số đơn vị nộp chậm qua các năm là vẫn còn tồn tại nhưng giảm dần qua các năm và chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng thể số liệu. Có được điều này là do CCT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã triển khai tốt công tác xây dựng cơ sở dữ liệu NNT, từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu hiện có trong chương trình TINC, QLT, QTT, QHS,... “Qua công tác triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu NNT nhằm bổ sung, cập nhật các thông tin về ĐTNT được hoàn thiện, hỗ trợ chính xác cho việc khai thác thông tin, phân tích, dự báo; thực hiện cập nhật cơ sở dữ liệu đối với chương trình quản lý thuế đã cơ bản xác định chính xác các loại tờ khai thuế mà NNT phải nộp để từ đó có cơ sở nhắc nhở, đôn đốc ĐTNT thực hiện nộp tờ khai theo quy định.”

Triển khai đề án “Kê khai thuế qua mạng Internet”: “Thực hiện chỉ đạo của Tổng Cục Thuế cũng như Cục thuế tỉnh Phú Thọ, CCT Huyện Thanh

Sơn, tỉnh Phú Thọ đã thành lập Ban chỉ đạo và Tổ triển khai dự án xây dựng kế hoạch chi tiết và phân công trong Ban chỉ đạo các phòng chức năng của CCT.” Gửi thư mời chấp thuận tham gia đến toàn bộ doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý, tổ chức tập huấn cho cán bộ thuế liên quan, tổ chức tuyên truyền trên các thông tin đại chúng, phối hợp với các đơn vị cấp chứng thư số để cấp cho doanh nghiệp một cách dễ dàng, cài đặt thiết bị phần mềm để phục vụ kê khai qua Internet; tổ chức Hội nghị triển khai “Kê khai thuế qua mạng Internet” với sự tham dự của các cán bộ phụ trách cũng như giám đốc và kế toán trưởng các doanh nghiệp.

“Hiệu quả của việc nộp hồ sơ khai thuế qua mạng đã đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và cả cơ quan thuế: thủ tục nộp hồ sơ khai thuế đơn giản, nhanh gọn, hiệu quả cao và an toàn; không giới hạn về không gian, thời gian trong ngày; tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp; cơ quan thuế xử lý tờ khai nhanh, chính xác, giảm thiểu nhân sự, thuận lơi cho việc lưu trữ hồ sơ và tra cứu dữ liệu; đặc biệt sẽ đáp ứng được nhu cầu phục vụ số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng trong khi nguồn nhân lực chưa được bổ sung tương xứng.”

Quản lý nộp thuế: CCT Huyện đã triển khai các dự án hiện đại hóa quy trình quản lý thu, nộp có sự phối hợp giữa Chi cục thuế huyện và KBNN huyện. Qua triển khai, các lợi ích cho cả NNT và các cơ quan quản lý nhà nước đều đã được phát huy. Cơ quan thuế đã kết hợp với KBNN thực hiện hình thức ủy nhiệm thu qua NHTM tại hầu hết địa bàn trong Huyện.

Thông qua đó, NNT thực hiện nộp vào NSNN thuận lơi, công tác kế toán thu ngân sách tại cơ quan thuế và kho bạc được thực hiện nhanh chóng, đơn giản, chính xác, thống nhất được dữ liệu số thu NSNN giữa Chi cục và Kho bạc nhà nước.

2.2.3. Tình hình quản lý quyết toán thuế và hoàn thuế

“Các tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập phải khấu trừ thuế không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không có khấu trừ thuế, có trách

nhiệm khai quyết toán thuế theo quy định. Quyết toán thuế được thực hiện theo năm dương lịch. Cuối năm hoặc sau khi hết hạn hợp đồng, cơ quan chi trả thu nhập, cá nhân tổng hợp các nguồn thu nhập chịu thuế trong năm để kê khai thuế thu nhập và nộp tờ khai quyết toán thuế.”

“Quyết toán thuế tại cơ quan chi trả thu nhập áp dụng đối với cá nhân trong năm chỉ có thu nhập duy nhất tại một nơi. Quyết toán thuế tại cơ quan thuế áp dụng đối với cá nhân trong năm có thu nhập từ hai nơi trở lên, cá nhân đăng ký nộp thuế tại cơ quan thuế nơi làm việc hoặc nơi phát sinh thu nhập cao nhất. Thủ tục về quyết toán thuế cụ thể như sau:”

- Quyết toán tại cơ quan chi trả thu nhập:

“Cá nhân thuộc đối tượng quyết toán tại cơ quan chi trả thu nhập lập giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN và nộp cho cơ quan chi trả thu nhập vào tháng 1 của năm liền kề năm quyết toán hoặc trước khi kết thúc hợp đồng lao động (đối với cá nhân có hợp đồng lao động kết thúc trước 31/12 và không còn khoản thu nhập nào phát sinh trong năm). Trên cơ sở giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN, cơ quan chi trả thu nhập thực hiện tổng hợp quyết toán thuế, lập bảng kê chi tiết của các cá nhân và gửi cho cơ quan thuế.”

Trên cơ sở tờ khai quyết toán thuế, CQCT thu nhập hoặc phải nộp số thuế nếu còn thiếu vào NSNN hoặc được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau trong trường hợp số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp. “Trường hợp không phát sinh số thuế phải nộp kỳ sau thì CQCT thu nhập cấp biên lai xác nhận số thuế đã khấu trừ trong năm cho các cá nhân có số thuế nộp thừa để từng cá nhân kê khai tờ khai thuế năm nộp cho CQT để được thoái trả tiền thuế theo quy định.”

- Quyết toán tại cơ quan thuế: Cá nhân thuộc đối tương quyết toán thuế tại cơ quan thuế phải nộp tờ khai quyết toán thuế năm cho cơ quan thuế như sau:

nhập phát sinh thêm ở nơi khác thì được lựa chọn nộp tờ khai quyết toán thuế năm cho cơ quan thuế địa phương nơi làm việc chính hoặc cơ quan thuế nơi có thu nhập phát sinh tăng thêm.”

“Cá nhân có thu nhập ổn định tại một CQCT thu nhập, trong năm có sự thay đổi cơ quan công tác thì nộp tờ khai quyết toán năm cho cơ quan thuế địa phương nơi làm việc, trường hợp không tiếp tục làm việc tại cơ quan nào thì nộp tờ khai quyết toán năm tại cơ quan thuế nơi làm việc cuối cùng của năm quyết toán.”

Cá nhân đăng ký kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế nào thì nộp tờ khai quyết toán thuế năm cho cơ quan thuế đó.

Bảng 2.2. Thống kê tình trạng chấp hành nộp quyết toán thuế TNCN giai đoạn 2016 - 2018

Năm

Tờ khai quyết toán thuế TNCN

Tình trạng nộp Quyết toán Tỷ lệ

(%) đã nộp Tỷ lệ (%) chưa nộp Tổng nộp Đã nộp Chưa nộp

Nộp đúng hạn Nộp quá hạn

Số lượng Tỷ(%)lệ Số lượng Tỷ lệ (%) 2016 107 103 4 80 77,9 23 22,1 96,6 3,4 2017 162 160 2 139 87,2 20 12,8 98,5 1,5 2018 1.427 1.278 149 1.120 87,6 158 12,4 89,6 10,4 Tồng 1.696 1.541 155 1.339 86,9 202 13,1 90,8 9,2

Nguồn: Chi cục thuế huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Số liệu tổng hợp ở bảng 2.2 được lấy từ kết quả thổng kê tình trạng chấp nộp Quyết toán theo từng ĐTNT. Từ kết quả thống kê, phân tích theo năm cho thấy, tỷ lệ tờ khai quyết toán thuế nộp đúng hạn tăng dần theo từng năm. Cụ thể là từ 77,9% năm 2016 lên 87,6% năm 2018 chứng tỏ ý thức của người nộp thuế ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, nếu so về tỷ lệ tờ khai đã nộp và tờ khai chưa nộp trên tờ khai phải nộp thì thấy có vấn đề trong năm 2018 khi tỷ lệ tờ khai chưa nộp có xu hướng tăng cao hơn (10,4%) so với các

năm về trước.

Bảng 2.3. Thống kê lỗi trong kê khai, quyết toán thuế TNCN trong giai đoạn 2016 - 2018

Năm

Tờ khai quyết toán thuế TNCN

Xác định lỗi trong kê khai thuế Lỗi định danh Lỗi số học Phải nộp Đã nộp Số

lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2016 107 103 1 1,12 4 3,4 2017 162 160 4 2,22 5 2,96 2018 1.427 1.278 18 1,26 24 1,68 Tồng cộng 1.696 1.541 23 1,34 32 1,91

Nguồn: Chi cục thuế huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Từ kết quả phân tích của ứng dụng QLT, dễ dàng nhận thấy các lỗi về thông tin định danh mà NNT mắc phải khi kê khai thuế là không quá lớn. Có 23 lỗi, chiếm 1,34% trong tổng số 1.696 hồ sơ khai quyết toán TNCN từ năm 2016 đến năm 2018. Theo số liệu thống kê của đội Kê khai - Kế toán thuế cho thấy, nguyên nhân chủ yếu của lỗi thông tin định danh là lỗi liên quan đến việc thay đổi địa chỉ trụ sở, số điện thoại liên hệ nhưng không làm thủ tục khai báo thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế. Đối với lỗi số học có 32 lỗi chiếm 1,91% trong tổng số 1.696 hồ sơ khai quyết toán TNCN, nguyên nhân chủ yếu được xác định là do kế toán doanh nghiệp không hiểu rõ cách xác định số tiền thuế TNCN chênh lệch do áp dụng thuế suất lũy tiến, không xác định cụ thể trong tổng thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế có bao nhiêu thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ chuyển nhương vốn, thu nhập từ đầu tư vốn...

Hoàn thuế: Cá nhân thuộc diện hoàn thuế thì phải lập hồ sơ xin hoàn trả tiền thuế. “Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ, thực hiện kiểm tra hồ sơ, trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ nếu cá nhân không thuộc đối tương được thoái trả tiền thuế thì cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản và trả

lại hồ sơ. Trường hợp thuộc đối tượng hoàn thuế nhưng hồ sơ lập chưa đầy đủ, đúng quy định thì cơ quan thuế thông báo yêu cầu cá nhân bổ sung hồ sơ.”

Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế tiến hành kiểm tra số liệu, xác định số thuế được hoàn trả rồi ra quyết định hoàn trả tiền thuế cho đối tương, đồng thời gửi kho bạc nhà nước để làm thủ tục hoàn trả tiền cho cá nhân.

Số ngày xem xét hồ sơ, giải quyết hoàn trả thuế TNCN được tính theo ngày làm việc. Tiền hoàn trả thuế TNCN được sử dụng từ tài khoản tạm thu cơ quan thuế. Việc quản lý, sử dụng tài khoản tạm thu của cơ quan thuế thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài Chính.”

Mặc dù có những quy định về quyết toán thuế, hoàn thuế nhưng trên thực tế thì CCT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ vẫn chưa sát sao thực hiện việc quyết toán thuế đối với các cá nhân có thu nhập chịu thuế. Chính vì hạn chế này nên dẫn đến việc chưa quản lý được hết nguồn thu cho NSNN.

2.2.4. Tình hình thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân

Thanh tra, kiểm tra là một hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động quản lý thuế TNCN, đặc biệt trong điều kiện nước ta, khi ý thức tự giác kê khai nộp thuế của đại đa số bộ phận dân cư là còn thấp.

Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại chi cục thuế huyện Thanh

Một phần của tài liệu Phần thứ nhất: mở đầu (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)