Nội dung quản lý thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu Phần thứ nhất: mở đầu (Trang 32 - 37)

1.2. Quản lý thuế thu nhập cá nhân

1.2.3. Nội dung quản lý thuế thu nhập cá nhân

“Công tác quản lý là một phần quan trọng của quản lý tài chính nhà nước, công tác này không chỉ được nhìn nhận ở tầm vĩ mô, mà còn cả tầm vi mô và phải bao gồm toàn bộ các công việc thuộc lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp về thu thuế.”

1.2.3.1. Xây dựng và ban hành kế hoạch thu thuế thu nhập cá nhân

Cơ quan quản lý thuế xây dựng và ban hành kế hoạch thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn trên cơ sở kiểm kê số người phải nộp thuế TNCN và căn cứ vào luật pháp hiện hành quy dịnh về thu thuế TNCN trên địa bàn theo luật định. Trong kế hoạch đó phải xác định được số người, khoản tiền mà mỗi

người phải nộp, kế hoạch thu thuế thu nhập cá nhân trong một năm tài chính. Trong một số trường hợp còn có cả kế hoạch thu nợ thuế TNCN của năm trước. Kế hoạch này trình lên cấp trên có thẩm quyền quyết định.

Sau khi đã được phê chuẩn Tổ chức quản lý thuế TNCN triển khai thực hiện. Thu thuế TNCN là khâu quan trọng nhất quyết định hiệu quả của việc sử dụng công cụ thuế. Nhờ việc tổ chức thực hiện chính sách thuế và quá trình tính, thu thuế mới diễn ra trong thực tế, đồng thời các quy định về quá trình mới đến được mọi người dân thông qua tuyên truyền, phổ biến chính sách. Nội dung công tác quản lý thuế TNCN bao gồm:”

1.2.3.2. Quản lý đối tượng nộp thuế

Đây là khâu đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý thuế TNCN.

“Quản lý tốt đối tượng nộp thuế sẽ đảm bảo phần lớn hiệu quả của công tác quản lý thuế TNCN bởi chúng ta chưa biết chính xác ai là những đối tượng phải nộp thuế trước khi kê khai thu nhập của họ. Do đó, cần giám sát thu nhập của tất cả các đối tượng lao động, từ đó chúng ta có thể xác định được đối tượng nào phải nộp thuế và nộp bao nhiêu.”

“Cơ quan thuế phải tiến hành đăng ký đối tượng nộp thuế. Phương thức đăng ký đối tượng nộp thuế thường được áp dụng là phương thức thủ công và quản lý trên máy vi tính. Tuy nhiên, phương thức quản lý bằng công nghệ thông tin thích hợp với công tác quản lý thuế TNCN vì đối tượng nộp thuế TNCN ở đây nhiều và không tập trung. Phương thức này thì cơ quan quản lý thuế cần phải tiến hành cấp mã số thuế cá nhân cho các đối tượng nộp thuế và cơ quan chi trả thu nhập thống nhất trong phạm vi cả nước.”

“Mỗi đối tượng nộp thuế được gắn với một mã số thuế duy nhất. Mọi thông tin cần thiết về đối tượng nộp thuế được lưu trữ vào cơ sở dữ liệu với một thư mục riêng mà tên thư mục là mã số thuế của đối tượng nộp thuế. Khi cần kiểm tra thông tin đối tượng nộp thuế cơ quan quản lý thuế chỉ cần mở thư mục theo mã số thuế của đối tượng đó, nhờ đó mà tránh được tình trạng

bỏ sót các đối tượng nộp thuế, đồng thời cũng đảm bảo sự nhanh gọn cho cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế.”

1.2.3.3. Quản lý kê khai, kế toán thuế

Có hai hình thức kê khai, đăng ký, nộp thuế TNCN:

Một là, “Thông qua cơ quan ủy nhiệm thu hay cơ quan chi trả thu nhập tính thuế cho các đối tượng nộp thuế có thu nhập do đơn vị mình chi trả. Sau khi tính thuế, cơ quan chi trả thu nhập sẽ tiến hành khấu trừ phần thuế phải nộp ra khỏi thu nhập trước thuế của đối tượng nộp thuế để đem nộp vào NSNN.”

Hai là, “đối tượng nộp thuế sẽ trực tiếp kê khai thu nhập và tự tính mức thuế mình phải nộp. Sau đó sẽ đến nộp tờ khai cho cơ quan thuế và tiến hành nộp thuế vào NSNN. Cơ quan thuế sẽ có nhiệm vụ ghi lại tất cả các khoản thuế mà các đối tượng nộp thuế phải nộp để từ đó có thể giám sát và kiểm tra khi cần thiết. Đồng thời đó cũng là cơ sở để đảm bảo sự minh bạch trong công tác thu nộp cả cho đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế cũng như cơ quan ủy nhiệm thu thuế.”

1.2.3.4. Quản lý quyết toán thuế, hoàn thuế - Quản lý quyết toán thuế

“Việc quyết toán thuế cho đối tượng nộp thuế là thực sự cần thiết. Việc này sẽ giúp cho cơ quan thuế biết được tình hình thu nhập và nộp thuế của từng đối tượng, qua đó có thể cung cấp cho các cơ quan khác, các nhà hoạch định chính sách hoặc chính cơ quan thuế cũng có thể sử dụng trong phân tích và đánh giá về chính sách thuế, khả năng nộp thuế của dân cư. Quyết toán thuế hàng năm cũng sẽ giúp cơ quan thuế có thể phát hiện ra các trường hợp sai phạm thông qua so sánh mức thu nhập giữa các năm với nhau.”

- Hoàn thuế TNCN

“Các trường hợp được hoàn thuế chủ yếu là: số tiền thuế TNCN đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp trong kỳ tính thuế; người nộp thuế đã nộp thuế TNCN

nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế; các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã có mã số thuế.”

“Để tạo thuận lợi cho công tác hoàn thuế, cần tăng cường phổ biến việc ủy quyền quyết toán thuế thay khi cá nhân có duy nhất thu nhập từ lương tại một nợi, qua đó sẽ giảm đáng kể số lượng hồ sơ hoàn thuế gửi đến cơ quan thuế.”

1.2.3.5. Quản lý thanh tra, kiểm tra thuế

Quản lý công tác thanh tra, kiểm tra là quản lý việc thực hiện chính sách, pháp luật về kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế tại các đơn vị trên địa bàn.

Qua thanh tra, kiểm tra để đánh giá thực trạng chấp hành pháp luật trong ngành thuế, biểu dương những việc làm tốt, chấn chỉnh, khắc phục những mặt chưa tốt, đồng thời kiến nghị, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi cơ chế, chính sách về thuế chưa phù hợp... Đây là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng. Thanh, kiểm tra thuế TNCN được thực hiện bởi bộ phận cán bộ thuế chuyên ngành. Đối tượng thanh, kiểm tra thuế là các tổ chức kinh tế và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế TNCN cho Nhà nước và bao gồm cả các đơn vị thuộc ngành thuế.”

“Mục tiêu thanh, kiểm tra thuế TNCN là phát hiện và xử lý các trường hợp sai phạm nhằm giảm bớt những tổn thất cho Nhà nước và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời cũng qua quá trình thanh, kiểm tra, cơ quan thuế có thể phát hiện những thiếu sót, bất cập trong văn bản pháp luật thuế và quá trình tổ chức thực hiện, từ đó tìm ra những hướng giải quyết nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN.”

1.2.3.6. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

“Cán bộ được giao nhiệm vụ này phải nắm vững nghiệp vụ quản lý nợ thuế, để giúp cho lãnh đạo có biện pháp thu hồi nợ thuế kịp thời vào ngân sách. Việc xử lý nợ thuế phải đảm bảo tính nghiêm minh của luật pháp, bất kỳ

vi phạm nào về chậm nộp tiền thuế đều phải lập đúng thủ tục để xử phạt theo quy định của pháp luật, tránh trường hợp người bị xử lý, người không, gây thiếu công bằng và bức xúc giữa những người nộp thuế với nhau như đã đề cập ở trên.”

“Hơn nữa cơ quan thuế cần giao chỉ tiêu thu nợ thuế cụ thể cho các bộ phận quản lý để đánh giá chất lượng công tác quản lý thu nợ thuế định kỳ như hạ thấp số nợ cũ (số nợ cũ thu được phải đạt một mức nhất định), không để phát sinh số nợ mới, tổng nợ thuế đến cuối kỳ đánh giá phải thấp hơn kỳ trước đó. Có biện pháp khen thưởng kịp thời các đơn vị thu nợ hiệu quả.”

1.2.3.7. Tuyên truyền - hỗ trợ đối tượng nộp thuế

“Ngoài những quy định trong văn bản pháp quy có được hoàn hảo hay không thì sự thành công trong thực hiện chính sách thuế còn phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết sâu sắc và ý thức chấp hành nghiêm túc của cán bộ thuế cũng như người nộp thuế. Để nội dung chính sách thuế đến với mọi người dân trong xã hội, cơ quan thuế cần phải tiến hành công tác tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật thuế. Công tác này cần phải được thực hiện trước hết từ cán bộ thuế, sau đó là tới mọi người dân.”

“Để thành công trong tuyên truyền và phổ biến thuế TNCN thì các cơ quan thuế có thể sử dụng các phương thức như thông qua các lớp tập huấn, phương tiện thông tin đại chúng, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi, áp phích, tổ chức các buổi đối thoại, các cuộc thi tìm hiểu về thuế TNCN...”

“Đối với cán bộ thuế việc tập huấn nghiệp vụ về một chính sách thuế nào đó, nhất là cán bộ cơ sở thường được tiến hành ngay sau khi Nhà nước ban hành một chính sách thuế mới hoặc sủa đổi bổ sung một chính sách thuế đã có. Qua đó, cán bộ thuế có thể nắm chắc được chính sách thuế từ mục đích, ý nghĩa đến nội dung cụ thể, đủ khả năng chuyên môn để làm tròn nhiệm vụ như một tuyên truyền viên giỏi về thuế.”

trực tiếp tính số thuế phải nộp vào NSNN, do đó cần phải có một kiến thức cơ bản để hiểu được các quy định của các luật thuế. Cơ chế tự khai, tự nộp đòi hỏi sự tự giác cao và ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế. Do vậy công tác tuyên truyền phổ biến về nghĩa vụ thuế, nội dung chính sách thuế đến mọi tầng lớp dân cư phải được tiến hành đều đặn, thường xuyên, luôn đổi mới và nâng cao được hiệu quả.”

Một phần của tài liệu Phần thứ nhất: mở đầu (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)