Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu Phần thứ nhất: mở đầu (Trang 38 - 40)

1.2. Quản lý thuế thu nhập cá nhân

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế thu nhập cá nhân

1.2.5.1. Luậtpháp về thuế thu nhập cá nhân

“Các văn bản pháp quy về thuế là cơ sở pháp lý để hướng dẫn các tổ

chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế và là căn cứ để kiểm tra, xử phạt những trường hợp vi phạm. Hệ thống văn bản này đầy đủ, hoàn chỉnh sẽ tăng thêm tính khả thi của loại thuế đó, ngược lại nếu hệ thống văn bản này không đầy đủ, không hoàn chỉnh, khó hiểu sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý thu thuế. Đặc biệt, đối với thuế thu nhập cá nhân, loại thuế có tác động rất lớn đến các đối tượng nộp thuế thì hệ thống văn bản pháp quy càng đòi hỏi chặt chẽ, hoàn

số 04/2007/QH12 của Quốc hội giữ vị trí quan trọng hàng đầu1).

“Các văn bản pháp quy về thuế là cơ sở pháp lý để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế. Nếu hệ thống văn bản này đầy đủ, hoàn chỉnh, dễ hiểu sẽ tăng thêm tính khả thi. Trong trường hợp ngược lại, tất yếu sẽ gây ra hiện tượng trốn, tránh thuế do vô tình hay hữu gây khó khăn cho công tác quản lý thuế. Điều này đúng với hầu hết các loại thuế, đặc biệt là thuế TNCN - loại thuế có tác động đến thái độ của người nộp thuế, lại có tính nhạy cảm và phức tạp cao thì hệ thống văn bản pháp quy càng cần phải chặt chẽ và hoàn chỉnh.”

1.2.5.2.Năng lực của cánbộ quản lý thuế

“Trình độ đội ngũ cán bộ thuế đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thuế, đặc biệt là thuế TNCN. Nhân tố này tác động vào tất cả các nội dung của công tác quản lý thuế TNCN, từ ban hành chính sách, tổ chức thực hiện chính sách tới thanh tra thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế.”

“Đội ngũ cán bộ lãnh đạo làm công tác tổ chức thiết lập nên bộ máy quản lý thuế phải có đủ năng lực và phẩm chất để xây dựng một bộ máy phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội và có hiệu quả cao.”

1.2.5.3. Bộ máy tổ chức quản lý thuế thu nhập cá nhân

“Bộ máy của cơ quan thuế hợp lý, phân công trách nhiệm rõ ràng, có tiêu chí đánh giá cụ thể sẽ tăng tính trách nhiệm trong quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập cá nhân nói riêng. Nếu tổ chức bộ máy cơ quan thuế không hợp lý, việc phân công nhiệm vụ của các bộ phận, trong quy trình thu thuế cũng như các phòng ban từ trên xuống chồng chéo thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý thuế TNCN. Để thực hiện tốt công tác quản lý thuế TNCN đòi hỏi phải có quy trình quản lý thuế hợp lý, chặt chẽ, thống nhất.”

“Cơ quan thuế không thể một mình thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế,

mặc dù cơ quan thuế là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong quản lý thuế bởi vì việc quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập cá nhân nói riêng có liên quan đến nhiều cơ quan quản lý nhà nước như: cơ quan quản lý lao động, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh... Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước khác phối hợp tốt với cơ quan thuế thì công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân sẽ có hiệu quả cao hơn và ngược lại.”

1.2.5.4. Ý thức của người dân, đặc biệt của người chịu thuế TNCN

“Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng tỉ lệ thuận với ý thức và trách nhiệm nộp thuế của người dân , nhất là của người trong diện chịu thuế TNCN. Khi người dân có ý thức chấp hành luật thuế tốt, họ sẽ tự giác trong kê khai, nộp thuế. Hành vi trốn thuế sẽ ít xảy ra. Chính vì vậy, công tác quản lý thuế sẽ thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn.”

Tóm lại ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thuế TNCN. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân có thể được nâng cao dần qua quá trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục.

Một phần của tài liệu Phần thứ nhất: mở đầu (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)