Mục tiêu quản lý thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu Phần thứ nhất: mở đầu (Trang 29 - 32)

1.2. Quản lý thuế thu nhập cá nhân

1.2.2. Mục tiêu quản lý thuế thu nhập cá nhân

Mục tiêu tổng quát quản lý thuế TNCN là để quản lý tốt thuế TNCN trên cơ sở hoàn thiện hệ thống chính sách thuế TNCN, kiểm soát tốt thuế TNCN đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quyền lợi của người dân.

“Có thể nói thuế TNCN không chỉ là nguồn thu của NSNN mà còn là công cụ quan trọng điều tiết thu nhập của cá nhân theo hướng người có thu nhập cao phải nộp thuế nhiều, người không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp thì không phải nộp thuế hoặc phải nộp thuế ít, tạo môi trường bình đẳng về pháp luật cho người Việt Nam cũng như người nước ngoài phát sinh thu nhập tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta phát triển theo hướng nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, công cuộc cải cách chính sách thuế nói chung và hệ thống chính sách thuế TNCN nói riêng đã và đang được tiến hành, không ngừng hoàn thiện và kiện toàn hệ thống thuế nhằm đảm bảo tính hiệu lực của Luật thuế TNCN và hiệu quả của công tác

quản lý thu thuế trong cả nước. Nhờ vậy mà đã góp phần tích cực làm tăng nguồn thu của NSNN và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu đặt ra của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, công tác quản lý thuế đối với thuế TNCN hiện nay bộc lộ một số những hạn chế. Để tạo bộ khung pháp lý về quản lý thuế hoàn chỉnh, phù hợp với sự phát triển của kinh tế quốc tế thì việc hoạch định, cải cách chính sách về quản lý thuế nhằm nâng cao công tác quản lý của Nhà nước đối với thuế TNCN là rất cần thiết vì:”

“Công tác quản lý của Nhà nước đối với thuế TNCN nhằm góp phần tăng nguồn thu cho NSNN để phát triển đất nước: Kinh tế - xã hội càng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước để giải quyết các vấn đề an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế... cũng ngày càng gia tăng. Do đó, hệ thống chính sách thuế TNCN phải bao quát được hết mọi nguồn thu nhập cần thiết, các khoản thu nhập phát sinh cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, cơ cấu thuế suất không quá cao, quá phức tạp, quá khả năng đóng góp, thực hiện của NNT, bảo đảm tăng thu vào tổng số thu NSNN. Qua đó đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu thường xuyên, vừa góp phần tích lũy cho xây dựng cơ sở hạ tầng và trả nợ, góp phần giảm bội chi ngân sách, kiềm chế lạm phát.”

“Quản lý thuế của Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện thuế TNCN được nghiêm minh: Do đặc điểm của thuế TNCN là một loại thuế trực thu điều tiết vào thu nhập của cá nhân, do người chịu thuế trực tiếp nộp thuế vào NSNN, nên nó có tác dụng trong việc điều hòa thu nhập, góp phần giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập và tài sản trong hệ thống dân cư. Tuy nhiên, thuế TNCN có hạn chế lớn là dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn lậu thuế nếu quy định mức thuế suất cao hơn. Hơn nữa, thuế TNCN có diện thu thuế rộng và phân tán, việc theo dõi, tính toán và thu thuế rất phức tạp. Vì vậy nếu không có biện pháp thu thuế hiệu quả thì dễ dẫn đến hạn chế

tác dụng của loại thuế này trong việc tập trung số thu đầy đủ, kịp thời về cho NSNN, do đó phải có quản lý thuế của Nhà nước để đảm bảo việc thu thuế được nghiêm minh, đúng pháp luật.”

Quản lý thuế của Nhà nước đối với thuế TNCN để đảm bảo mục tiêu công bằng xã hội: Thuế TNCN động viên trực tiếp vào thu nhập của cá nhân, thể hiện rõ nghĩa vụ của công dân đối với đất nước và được căn cứ trên các nguyên tắc “lợi ích”, “công bằng” và “ khả năng nộp thuế”. “Theo nguyên tắc lợi ích thì mọi người trong xã hội đều được hưởng những thành quả phát triển của đất nước về luật pháp thể chế, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, an ninh trật tự... đồng thời cũng có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình cho xã hội thông qua việc nộp thuế.”

Nguyên tắc “công bằng” và “khả năng nộp thuế” thể hiện ở chỗ:“người có thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khó khăn hơn thì nộp thuế ít hơn, mỗi cá nhân dù có thu nhập từ các nguồn khác nhau đều được điều chỉnh thống nhất trong một chính sách thuế. Ở nước ta hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của hệ thống dân cư cũng tăng lên nhưng khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng, thu nhập của nhân dân có sự chênh lệch nhau, số đông dân cư có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá nhân thu nhập khá cao, nhất là những cá nhân làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu chế xuất hoặc có một số cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.”

“Mặc dù thuế TNCN chưa mang lại số thu lớn cho NSNN, song xét trên phương diện công bằng xã hội và phương diện công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước thì thuế TNCN có vị trí cực kỳ quan trọng, do đó việc điều tiết thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao là cần thiết, đảm bảo thực hiện chính sách công bằng xã hội.”

“Quản lý thuế của Nhà nước đối với thuế TNCN nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế: Trong diễn trình toàn cầu hóa, Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị quốc tế và khu vực. Chúng ta đã là thành viên của ngận hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và của tổ chức thượng mại thế giới (WTO)... Ở cấp liên khu vực, chúng ta là thành viên tích cực của Diễn đàn hợp tác kinh tế Chậu Á-Âu (ASEM), của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... Hiện nay và tương lai người nước ngoài làm việc và sinh sống tại Việt Nam, trong số đó có nhiều người nhận lương từ các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp của người Việt Nam do các doanh nghiệp thuê họ, nhiều người trong số họ có trách nhiệm nộp TTNCN.”

“Quá trình hội nhập Việt Nam đã có nhiều cam kết về chính sách cắt giảm thuế, đồng nghĩa với việc NSNN sẽ bị giảm một phần. Tuy nhiên bên cạnh việc thực hiện cắt giảm một số sắc thuế trong đó có thuế TNCN với phạm vi điều chỉnh rộng liên quan đến toàn hệ thống dân cư, hiện nay chúng ta đã hội nhập đầy đủ, toàn diện với kinh tế quốc tế do đó để đảm bảo yêu cầu đòi hỏi về tính phù hợp với các điều ước và thông lệ quốc tế về chính sách tài chính; đồng thời tạo điều kiện tối đa cho NNT trong việc kê khai nộp thuế thì đòi hỏi việc quản lý thuế của Nhà nước đối với thuế TNCN phải được nâng cao.”

Một phần của tài liệu Phần thứ nhất: mở đầu (Trang 29 - 32)