Bối cảnh và quan điểm đối với quản lý thuế thu nhập cá nhân trên

Một phần của tài liệu Phần thứ nhất: mở đầu (Trang 77 - 79)

3.1. Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện quản lý thu thuế thu nhập cá

3.1.1. Bối cảnh và quan điểm đối với quản lý thuế thu nhập cá nhân trên

3.1. Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Bối cảnh và quan điểm đối với quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Thanh Sơn huyện Thanh Sơn

a. Bối cảnh

Kinh tế của huyện Thanh Sơn có bước phát triển hơn hẳn giai đoạn vừa qua. Theo đề án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện trong giai đoạn 2020 - 2025 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức khoảng 7,5 - 8,5%/năm. Công nghiệp chế biến, dịch vụ thương mại và du lịch phát triển mạnh mẽ. Theo đó thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 32 - 35 triệu đồng. Số người có thu nhập cao phải chịu thuế tăng lên và gấp khoảng 1,5 lần so năm 2020.

Thuế thu nhập cá nhân có sự thay đổi theo quy định của đạo luật về thuế thu nhập cá nhân của nhà nước.

b. Quan điểm chỉ đạo quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Thanh Sơn

Quan điểm chỉ đạo là thu đủ, thu đúng đảm bảo lợi ích của nhà nước và cũng đảm bảo lợi ích của người dân, khuyến khích người dân ra sức phát triển kinh tế.

“Cải cách hành chính thuế là yêu cầu bức thiết đặt ra trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác cải cách thủ tục hành chính đối với sự phát triển, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, trong nhiều năm qua, ngành Thuế đã đẩy mạnh thực hiện lĩnh vực này.”

Bằng Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12/03/2015, Chính phủ “tiếp tục đặt mục tiêu phấn đấu cải thiện thang điểm số và vị trí xếp hạng về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia đạt và vượt mức trung

bình của các nước ASEAN – 6”. “Theo đó, lĩnh vực thuế bên cạnh việc phải tiếp tục giảm số giờ nộp thuế, giảm thời gian thông quan hàng hóa, thì nhiệm vụ quan trọng là phải củng cố vững chắc những kết quả về cải cách hành chính; công khai các quy trình, quy chế, thủ tục này để người nộp thuế giám sát thực hiện.”

Thứ nhất, về cải cách chính sách thuế: Việt Nam hiện nay có 9 sắc thuế và các khoản thu ngân sách, các sắc thuế này được điểu chỉnh bởi 9 luật và pháp lệnh phí, lệ phí, dưới đó là các nghị định, thông tư hướng dẫn. Với mục tiêu đến năm 2020, số thu nội địa đạt trên 80% tổng thu NSNN (hiện nay khoảng 73%). Do vậy, việc cải cách các chính sách thuế nhằm thực hiện mục tiêu bao quát phát triển nguồn thu, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng. Theo đó, những cải cách về thể chế trong thời gian qua đã đảm bảo được: Giảm bớt thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT), tiến tới một mức thuế suất cơ bản; Đã quy định ngưỡng doanh thu (1tỷ đồng/năm) để áp dụng phương pháp kê khai thuận tiện; Nâng ngưỡng chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) từ 25% xuống còn 20% đối với DN nhỏ và vừa ...”

Thứ hai, về cải cách quản lý thuế: Quốc hội ban hành Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2007; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2013 và Luật thuế Thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/1/2009. “Đây là bước tiến mới trong quản lý thu thuế theo hướng tiên tiến, hiện đại, NNT thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế theo chức năng như: Tuyên truyền hỗ trợ, kê khai thuế, thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ thuế.”

Thứ ba, đơn giản hóa TTHC thuế: Theo yêu cầu của Nghị quyết 19/NQ-CP thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế của DN phải rút ngắn xuống

không quá 121,5 giờ/năm; tỷ lệ DN khai thuế điện tử đat trên 95%, nộp thuế điện tử đat tối thiểu 90%; xây dựng và củng cố cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, bảo đảm ít nhất 90% hoàn thuế theo đúng thời gian quy định, toàn ngành Thuế đã công khai danh mục các TTHC thuế tai bộ phận “một cửa” của cơ quan thuế các cấp. Đồng thời, ngành Thuế đã thực hiện rà soát, đơn giản hóa 100% các TTHC thuế. Cùng với đó, cơ quan thuế đã thực hiện gộp 5 tờ khai các loại thuế vào 1 tờ khai duy nhất, giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kho án; Giảm tần suất kê khai đối với tổ chức chi trả thu nhập cá nhân có số thuế phải nộp từ 50 triệu đồng/tháng trở lên; Giảm khối lượng quyết toán thuế cho NNT...

Bộ Tài chính đã xây dựng trình Chính phủ phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở Chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính đã xây dựng và ban hành Quyết định số 2162/QĐ-BTC ngày 08/9/2011 phê duyệt “Kế hoach cải cách hệ thống thuế giai đọan 2011-2016 với mục tiêu xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, đến năm 2020 sẽ hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống chính sách thuế, phí và lệ phí cũng sẽ được sửa đổi để khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào Việt Nam; có thời hạn các sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Phần thứ nhất: mở đầu (Trang 77 - 79)