Tình hình kinh tế xã hội, tổ chức bộ máy tại chi cục thuế huyện

Một phần của tài liệu Phần thứ nhất: mở đầu (Trang 48 - 53)

Sơn, tỉnh Phú Thọ và ảnh hưởng của nó tới quản lý thuế thu nhập các nhân trên địa bàn huyện Thanh Sơn

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản sau nhiều năm đổi mới và cải cách nền kinh tế, kinh tế của huyện cũng phải đối mặt với nhiều khó khắn, thách thức như: ảnh hưởng suy thoái từ nền kinh tế thế giới và trong nước làm cho sản xuất của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khắn, hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm sút; kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư, nâng cấp và cải tạo nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; nguồn lực đầu tư để triển khai thực hiện các chường trình, đề án, công trình trọng điểm còn hạn chế...

Song với quyết tâm chính trị, sự nỗ lực và đoàn kết cao, các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đạt được nhiều kết quả, điển hình: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kinh tế - xã hội phát triển mạnh, bền vững; tổng giá trị sản xuất các ngành đạt gần 1.600 tỷ đồng; sản xuất nông - lâm nghiệp từng bước phát triển theo hướng hàng hoá, tổng sản lượng lường thực có hạt đạt trên 70 nghìn tấn.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, vắn hoá và các chính sách an sinh xã hội có nhiều chuyển biến, đời sống nhân dân được cải thiện; tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân hàng năm đạt trên 4 - 5%; tình hình an ninh, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tiếp tục có những chuyển biến tích cực, cụ thể:

Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) qua các năm 2016 - 2018 của huyện Thanh Sơn tương đối ổn định, giữ mức khoảng từ 6,0 – 6,4%. Dự báo năm 2020 GRDP của huyện sẽ đạt 7%. Như vậy, mức tăng trưởng bình quân trong cả giai đoạn 2016 - 2018 sẽ đạt mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.

- Thu nhập bình quân đầu người (GRDP bình quân đầu người) đến hết năm 2018 đạt trên 18 triệu đồng giá 2010, dự ước năm 2020 sẽ đạt 2 0 - 22 triệu đồng (bằng khoảng 70% mức trung bình của cả tỉnh Phú Thọ). Bình quân lương thực đạt trên 350 kg/người/năm. Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, số người có mức thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng (giá hiện hành là mức chịu thuế thu nhập cá nhân) trên địa bàn huyện Thanh Sơn chỉ chiếm khoảng từ 2 - 2,5%.

- Nguồn lực đầu tư phát triển vào huyện tăng cao qua các năm: Trong giai đoạn 2016 - 2018, được sự quan tâm của Trung ương, của Tỉnh cùng với sự năng động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành của cấp Ủy, Chính quyền huyện nên nguồn lực đầu tư phát triển tăng cao so với những năm trước.

Số lượng các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể tăng nhanh năm 2018 có trên 40 doanh nghiệp và công ty TNHH, gần 1000 hộ kinh doanh cá thể. Các nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển đã tạo ra thế và lực tích cực cho nền kinh tế.

- Ngành nông lâm nghiệp, thủy sản trong những năm qua có nhiều đổi mới, phát triển và bước đầu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa máy móc vào lao động sản xuất:

Trong chăn nuôi, huyện đã tập trung các cơ chế hỗ trợ để phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển một số mô hình kinh tế trang trại, gia trại chăn nuôi. Đến hết năm 2018 tổng đàn gia cầm đạt: trên 340.000 con, dự kiến đến năm 2020 dư ước đạt trên 350.000 con. Tổng đàn gia súc: đến

nay đàn trâu có 3.200 con, đàn bò 1.800 con, đàn Lợn 30.000 con, đàn gia cầm 310.000 con.

- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có nhiều đổi mới và có mức tăng trưởng khá trong những năm gần đây:

Trong những năm qua, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát, kinh tế suy giảm, một số doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động cầm chừng nhưng do tính chất và quy mô sản xuất nhỏ nên không bị tác động và ảnh hưởng nhiều, do đó giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2018 đạt trên 30,5 tỷ đồng tăng 11,5% so với năm 2016.

- Lĩnh vực Thương mại - dịch vụ có bước chuyển biến tích cực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư: Dịch vụ vân tải hàng hoá và hành khách tiếp tục phát triển; cơ bản cải thiện được việc lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân, chất lượng dịch vụ vận tải ngày càng được nâng cao. Các doanh nghiệp vận tải hành khách đã tập trung đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ, nhân dân toàn huyện đã được thụ hưởng các dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô chất lượng cao như các địa phương khác trong cả nước. Tuyến xe buýt Thanh Sơn – Việt Trì vận hành ổn định, tăng số lượng đầu xe giảm thời gian đón khách giữa các chuyến.

Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh, mạng lưới viễn thông cơ bản đã được hiện đại hoá chất lượng dịch vụ được cải thiện. Hệ thống điện lưới quốc gia từng bước được cải tạo, nâng cấp để nâng cao chất lượng cung cấp điện, giảm nhiều các sự cố quá tải, mất điện so với các năm trước đây. Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tin học, dịch vụ y tế... đều có bước phát triển khá so với giai đoạn 5 năm trước.

2.1.2. Tình hình tổ chức bộ máy Chi cục thuế huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Hiện nay, tổ chức b ộ má y của các Chi cục Thuế nói chung và Chi cục Thuế huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nói riêng thực hiện theo Quyết

định số 110/QĐ-BTC ngày 14/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính - quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế quận, hu yện, thị xã, thành phố và Chi cục Thuế khu v ực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố.

Các Chi cục Thuế huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc Cục thuế tỉnh Phú Thọ gồm có các bộ phận như sau:

1) Đội Tuyên truyền - Hỗ trơ người nộp thuế; 2) Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học; 3) Đội Kiểm tra thuế;

4) Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán – Pháp chế; 5) Đội Kiểm tra nội bộ;

6) Đội Trước bạ và thu khác;

7) Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - ấn chỉ; 8) Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế;

9) Một số Đội thuế liên xã, phường.

Cụ thể, chức năng và nhiệm vụ của các đội thuế trực thuộc:

1. Đội Tuyên truyền - Hỗ trơ người nộp thuế

“Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách Pháp luật thuế; hỗ trơ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.”

2. Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học

“Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.”

3. Đội Kiểm tra thuế

“Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu

trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.” “Giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục thuế.”

“Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến nộp thuế thuộc phạm vi Chi cục quản lý.”

4. Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán – Pháp chế

“Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục thuế.”

5. Đội Kiểm tra nội bộ

“Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu

nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu

nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế) thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi

cục Thuế; tiếp nhận và chuyển các cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn thư tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ của công chức, viên chức thuế.”

6. Đội trước bạ và thu khác

“Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản, phí, lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về đất bao gồm cả thuế TNCN đối

với chuyển nhương bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục thuế quản lý.”

7. Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ

“Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị, quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục thuế quản lý.”

8. Đội quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế

“Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.”

9. Đội thuế liên xã, phường, thị trấn

“Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu thuế các tổ chức, cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên...).”

Một phần của tài liệu Phần thứ nhất: mở đầu (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)