Giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của việc thu hút và sử dụng vốn FPI ở Việt Nam

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI FPI pot (Trang 74 - 77)

vốn FPI ở Việt Nam

Sự di chuyển mạnh mẽ của luồng vốn tư nhân nước ngoài dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa tài chính cũng như liên kế kinh tế quốc tế cộng với bản chất dễ biến động, dễ bị đảo ngược và ngắn hạn của vốn FPI đã khiến cho việc điều tiết trở nên vô cùng cần thiết. Bởi vì, sự điều tiết này sẽ góp phần làm ổn định tiền tệ và tài chính, đảm bảo tính độc lập của các chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô, thúc đẩy đầu tư dài hạn và củng cố cán cân thanh toán, mặc dù sự điều tiết đó có thể đưa lại một số chi phí nhân định như: tham nhũng, tệ quan liêu…..

Để có thể thực hiện thành công quá trình điều tiết, nước tiếp nhận đầu tư cần có môi trường chính sách cũng như các nền tảng kinh tế vững mạnh. Những điều đó bao gồm: tỷ lệ nợ thấp, mức lạm phát vừa phải cán cân thanh toán vãng lai và ngân sách ổn định, chinh sách tỷ giá hối đoái nhất quán, chính phủ có năng lực để hoạch định và thực hiện các chính sách cũng như có một mức độ độc lập chính trị nhất định trong việc kiểm soát khu vực tài chính

Có mối quan hệ nhân quả giữa các nền tảng kinh tế cơ bản vững chắc với việc điều tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhân nước ngoài, đặc biệt là vốn gián tiếp. Các nền tảng kinh tế cơ bản vững chắc sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện thành công sự điều tiết bới vì chúng giảm thiểu những tác động tiêu cực của điều tiết (tham nhũng, quan liêu…). Mặt khác điều tiết thận trọng và thiết lập các cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động của thị trường tài chính. Những nhân tố tác động tới quá trình điều tiết của chính phủ bao gồm: chính sách chống lạm phát của chính phủ, mức độ mở cửa thương mại của nền kinh tế, khả năng đảo ngược của cải cách thương mại, trạng thái của tài chính quốc gia (bao gồm mức thâm hụt ngân sách, tỷ lệ nợ nội địa và nước ngoài/GDP), mức độ thanh khoản của thị trường trái phiếu nội địa, sự vững mạnh của hệ thống ngân hàng nội địa và mức độ cạnh tranh của các thể chế tài chính, mức độ linh hoạt của chính sách tài chính, chất lượng của hệ thống giám sát và điều tiết thận trọng đối với các công ty tài

chính và hoạt động của các thị trường tài chính, quan niệm của thị trường về những cam kết dài hạn đối với điều tiết và chính sách cải cách

Điều tiết sự di chuyển vốn FPI dẽ được thực hiện tốt khi chúng phù hợp với mục tiêu chung của các chính sách kinh tế và tốt nhất khi chúng là một bộ phận cấu thành câu thành của chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Điều này không đồng nghĩa với việc kiểm soát hoàn toàn của chính phủ dối với nền kinh tế mà là sự kết hợp giữa tự do và điều tiết

Không có một hình thức điều tiết sự di chuyển của dòng vốn FPI duy nhất nào có thể phù hợp cho tất cả các nền kinh tế. Bởi vì, năng lực và quyền lực các chính phủ không giống nhau, đặc biệt, môi trường cũng như hệ thống tài chính giữa các nền kinh tế cũng khác nhau. Cụ thể, có những nước đã duy trì sự kiểm soát vốn lại dần dần chuyển sang tự do hóa nhưng có những nước đang thực hiện tự do hóa lại có thể tiến hành việc kiểm soát vốn có chọn lọc. Do đó, tuy vào điều kiện bối cảnh kinh tế của mỗi nước để có thể đưa ra những đối sách phù hợp dựa trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và bối cảnh quốc tế. Thực tế cũng cho thấy, các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam cần phải rất thận trọng trong việc áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn cũng như các biện pháp nới lỏng kiểm soát vốn bởi vì một khi tự do hóa tài khoản vốn hoàn toàn thì việc thiết lập một hình thức điều tiết. Có thể sẽ khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài hiểu nhầm như là một sự xóa bỏ tự do hóa với những hành vi gây bất ổn định mạnh cho thị trường tài chính (như rút vốn ồ ạt chẳng hạn)

Bài học về quản lý vĩ mô

Thứ nhất, kết hợp giữa các chính sách một cách hợp lý sẽ giúp giám sát cả khối lượng và các cấu phần của các luồng vốn ra vào và trong đó khâu quản lý luồng vốn vào là quan trọng nhất. Đứng trước thực tế rủi ro với khả năng biến động và tình trạng rút vốn ồ ạt cùng với việc huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cần duy trì cân bằng hợp lý giữa vốn vay

ngân hàng và vốn đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp. Cụ thể mô hình được khuyến nghị bằng cách cho các nền kinh tế hiện nay là giảm bớt thị phần của ngân hàng và tăng cường phát triển thị trường cổ phiếu và trái phiếu để có thị phần ngang với vốn của ngân hàng

Thứ hai, cải thiện các qui định mang tính minh bạch có thể giúp quản lý các luồng vốn hiệu quả hơn. Hệ thống kế toán và công bố thông tin hoàn thiện hơn sẽ giúp được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tốt hơn và từ đó giảm thiểu được những ảnh hưởng tâm lý bầy đàn. Các qui định và qui chế chuẩn hóa hơn sẽ giúp cho hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với các ngân hàng và khả năng chịu đựng được các cú sốc từ bên ngoài của các ngân hàng đó.

Thứ ba, cần xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia để giải quyết các vấn đề và xây dựng một cơ chế hiệu quả để quản lý các dòng vốn theo nguyên tắc cùng có lợi. Trong mỗi nước cũng cần phải có sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý và các ngành khác nhau, với nguyên tắc ưu tiên hàng đầu là đảm bảo toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia

Thứ tư, cần duy trì một thế cân bằng tương đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế vĩ mô như: lạm phát, tăng trưởng, tỷ giá hối đoái, lãi suất, ngân sách, cán cân thương mại và cán cân thanh toán. Lựa chọn một cách tập trung và phù hợp với các mục tiêu ưu tiên trong quá trình phát triển. Nhà nước phải có định hướng đầu tư của toàn xã hội theo một cơ cấu hợp lý

Bài học về các biện pháp kiểm soát vốn

Cần cân nhắc các chi phí phát sinh trong khi áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn. Các biện pháp này không thể thay thế cho ổn định kinh tế vĩ mô và cải cách hệ thống tài chính

Việc kiểm soát dòng vốn vào có khả năng thay đổi cơ cấu dòng vốn vào nhưng không có mấy tác dụng đối với điều chỉnh tỷ giá

Việc áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn ra tức thời có thể có tác dụng ngăn chặn chảy máu vốn nhưng nhất thiết phải kèm theo các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và cải cách tài chính. Nhưng về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài

Bài học về vai trò của các cơ quan quản lý trực tiếp

Thứ nhất là việc xây dựng và thi hành các biện pháp quản lý dòng luân chuyển vốn, đặc biệt là vốn đầu tư gián tiếp, để có sự hợp tác và phối hợp với các cơ quan quản lý tại nước ngoài

Thứ hai là khung pháp lý và các qui định hiện có đã tạo điều kiện tói mức độ nào cho các nhà quản lý can thiệp trong trường hợp xảy ra khủng hoảng

Cần duy trì lòng tin của các nhà đầu tư và của thị trường. Đôi khi chỉ là vấn đề định hướng chính sách bằng cách công bố khéo léo trong thời điểm thích hợp

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI FPI pot (Trang 74 - 77)