Kinh nghiệm thu hút và quản lý vốn FPI ở Trung Quốc 1 Việc thu hút và quản lý vốn FPI ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI FPI pot (Trang 63 - 67)

I. Kinh nghiêm thu hút và quản lý FPI của một số nước trên thế giới 1 Kinh nghiệm của một số nước thu hút và quản lý hiệu quả vốn FP

1.1 Kinh nghiệm thu hút và quản lý vốn FPI ở Trung Quốc 1 Việc thu hút và quản lý vốn FPI ở Trung Quốc

1.1.1 Việc thu hút và quản lý vốn FPI ở Trung Quốc

Nền kinh tế Trung Quốc trong những năm qua đã có những bước phát triển thần kì. Đóng góp vào thành công đó là cách thức thu hút và việc quản lý hiệu

quả luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI). Là quốc gia láng giềng, với những điểm tương đồng về kinh tế, xã hội, những kinh nghiệm thu hút FPI của Trung Quốc là những bài học quý cho Việt Nam.

Dòng vốn FPI vào Trung Quốc được đánh giá qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1982 – 2004: Giai đoạn này dòng vốn FPI vào Trung Quốc không có sự phát triển vượt bậc và bứt phá như dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI). Đến hết năm 2004, Trung Quốc đã thu hút khoảng 7 tỷ USD dòng vốn FPI. Mức tăng trưởng FPI hàng năm là khá chậm, tỷ trọng FPI/GDP khoảng 2,94% cho thấy FPI đóng góp vào tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc là không đáng kể. Điều này cũng dễ hiểu bởi đặc điểm chung của các quốc gia đang phát triển là thường có sự mất cân đối giữa thu hút FPI và FDI. Tuy nhiên, nguyên nhân căn bản và sâu xa là do mức độ tự do hoá tài khoản vốn của Trung Quốc còn thấp, Chính phủ đặt ra nhiều biện pháp kiểm soát vốn khá chặt chẽ theo chủ trương thu hút chậm rãi dòng vốn FPI.

Giai đoạn này, các biện pháp kiểm soát dòng vốn FPI của Trung Quốc chủ yếu dựa vào các biện pháp hành chính và giới hạn khối lượng giao dịch. Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách rất thận trọng với việc mở cửa thị trường chứng khoán (TTCK) và tiến hành tự do hoá tài khoản vốn chậm rãi. Chính phủ theo đuổi chiến lược “phân khúc thị trường theo từng loại nhà đầu tư (NĐT)”. Các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) chỉ được phép mua cổ phần và các công cụ nợ định giá bằng đồng ngoại tệ trên cả thị trường nội địa lẫn thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, việc chuyển vốn ra và vào Trung Quốc phải được sự chấp thuận của Chính phủ.

Trung Quốc đưa ra các biện pháp ngăn chặn công ty nước ngoài đầu tư vào các ngành quan trọng như viễn thông, vận tải, năng lượng, quốc phòng. Quy định giới hạn sở hữu của NĐT nước ngoài là 30%. Đi kèm với các biện pháp kiểm soát

vốn là các biện pháp hạn chế về ngoại hối. Theo đó, NĐTNN muốn đầu tư vào Trung Quốc phải chuyển sang đồng nội tệ và ngược lại phải chuyển sang đồng ngoại tệ. Tính đến năm 2001, Trung Quốc đã cấp phép cho 390.484 doanh nghiệp có vốn đầu tư của các quỹ đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư khoảng 359,47 tỷ USD.

Trong gian đoạn này, TTCK Trung Quốc chưa thật sự phát triển, quá trình cổ phần hóa (CPH) các DNNN chưa được đẩy mạnh, Chính phủ ban hành nhiều quy định hạn chế sự tham gia của NĐTNN trên TTCK. Nhìn chung, các giải pháp thu hút vốn FPI là rất thận trọng, Trung Quốc chủ trương hạn chế thu hút dòng vốn này. Các biện pháp quản lý vốn FPI được đánh giá là có hiệu quả, Trung Quốc nhờ đó đã đứng vững trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực châu Á năm 1997.

Giai đoạn 2005 đến nay (từ khi TTCK Trung Quốc bùng nổ): Đây là giai đoạn dòng vốn gia tăng một cách đột biến gắn liền với việc tự do hoá tài khoản vốn cũng như sự hội nhập của nền kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO. Trung Quốc đã giảm bớt các biện pháp kiểm soát, đẩy mạnh các biện thu hút dòng vốn FPI bên cạnh dòng vốn FDI. Trung Quốc bắt đầu cho phép các NĐTNN mua bán các cổ phiếu và các công cụ nợ được định danh bằng đồng nội tệ trên cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Các biện pháp kiểm soát ngoại hối cũng được dỡ bỏ dần nhằm cho phép NĐT có thể chuyển đổi sang đồng nội tệ để thực hiện đầu tư. Bên cạnh đó, sức hút của nền kinh tế và sự bùng nổ của TTCK đã kiến nhiều quỹ đầu tư “đổ xô” vào Trung Quốc, mang theo dòng vốn FPI khổng lồ cho quốc gia này

Sự phát triển của TTCK cùng với quyết định nới lỏng các chính sách đối với các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến Trung Quốc trở thành một thị trường đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Mỹ và châu Âu. Thu hút FPI gia tăng nhanh từ năm 2004 (từ 115 tỷ USD năm 2003 lên 253 tỷ USD năm 2004). Sự phát triển của

TTCK và sự phục hồi của các ngân hàng Trung Quốc đã thu hút được một lượng vốn khá lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các ngân hàng lớn như HSBC Securities, Bank of America, Citigroup, American Express. Tính đến 30/4/2009, trên TTCK Trung Quốc có 61 công ty quản lý quỹ với 461 quy đầu tư chứng khoán tham gia với số vốn hàng trăm tỷ USD. Các quỹ đầu tư gồm 3 dạng sau: quỹ hỗ tương (Mutual Fund), hay còn gọi là quỹ đầu tư dạng mở (open end fund); quỹ đầu tư dạng đóng (China close – end fund) và Quỹ đầu tư phòng ngừa.

Từ năm 2005 quá trình CPH các DNNN có bước phát triển mạnh mẽ, nhiều DN lớn, có vị trị độc quyền trong nền kinh tế quốc dân được tiến hành IPO. Đây là những DN có tiềm năng lớn, có vốn điều lệ hàng trăm tỷ USD, nhận được sự quan tâm đặc biệt của NĐT nước ngoài như: Petro China, China Mobile…. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm tra, quản lý các công ty phát hành, ban hành những chính sách, ưu đãi đối với các DNNN sau khi CPH. Chính vì vậy, trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2007 rất nhiều quỹ đầu tư nước ngoài dành được những thắng lợi lớn trên TTCK, tạo chất xúc tác hấp dẫn các quy đầu tư khác tham gia TTCK Trung Quốc.

Đáng chú ý là Chính phủ Trung Quốc đã quan tâm và chú trọng đến việc giảm bớt các biện phát kiểm soát FPI. Trước đây, việc thu hút FPI phổ biến diễn ra trên các Sở giao dịch nước ngoài. Tại đó, các NĐTNN mua bán các cổ phần của các công ty Trung Quốc, trong đó chủ yếu là cổ phiếu N (N - Shares) và cổ phiếu H (H - Shares), NĐTNN không được phép mua cổ phần A, loại cổ phiếu chủ yếu phát hành trên TTCK Trung Quốc.

Ngày 1/12/2002, Chính phủ Trung Quốc ban hành quy chế “các tổ chức đầu tư nước ngoài được cấp phép” (Qualified Foreign Institutional Investors - QFPI), quy định các NĐT nước ngoài có giấy phép QFPI được quyền mua các cổ phiếu A (A - Shares) được định giá bằng đồng NDT. Khi mới ra đời, quy chế QFPI hạn ngạch tối đa cho mỗi NĐTNN là 4 tỷ USD, sau đó được nâng lên 10 tỷ

USD, hiện nay Trung Quốc đã cam kết mở rộng hạn ngạch từ 10 tỷ USD lên 30 tỷ USD.

Đến cuối năm 2007, Trung Quốc đã cấp phép QFPI cho 48 công ty nước ngoài với hạn ngạch 10 tỷ USD vào cổ phiếu A. Như vậy, với hạn ngạch mà cơ quan quản lý ngoại hối Trung Quốc (CFE) đã cấp QFPI cộng với việc tăng mức trần đầu tư chứng khoán NĐTNN lên 5 – 10% tổng giá trị thị trường cổ phiếu A thì khoảng 55 tỷ đến 120 tỷ USD sẽ được phép đầu tư vào thị trường này trong những năm tới.

Cuối năm 2006, với việc Chính phủ Trung Quốc bắt đầu thực hiện cam kết gia nhập WTO về việc tự do hoá thị trường vốn, Chính phủ bắt đầu nới lỏng các quy định về quản lý ngoại hối đối với NĐTNN như: cho phép các công ty quản lý quỹ nước ngoài tại đại lục chuyển vốn và lợi nhuận đầu tư về nước một cách nhanh chóng, giảm thời gian lưu vốn của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc từ 1 năm xuống còn 3 tháng; tạo điều kiện thuận lợi để NĐTNN tiếp cận đồng NDT, cho phép NĐTNN dùng ngoại tệ để tham gia một số cuộc IPO lớn… Những chính sách trên tạo điều kiện thuận lợi cho NĐTNN tham gia đầu tư và chuyển lợi nhuận về nước. Ngoài ra, Cơ quan giám quản chứng khoán Trung Quốc đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển hệ thống NĐT có tổ chức cho thị trường như: Công ty uỷ thác đầu tư, Quỹ tương hỗ, Công ty Bảo hiểm, Quỹ đầu tư chứng khoán… Cơ quan này cũng ban hành thủ tục thực hiện công bố thông tin, các biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn hành vi lừa đảo liên quan đến chứng khoán, bảo vệ NĐT.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI FPI pot (Trang 63 - 67)