Về khung pháp lý, thể chế chính sách

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI FPI pot (Trang 55 - 57)

III. Đánh giá tác động của nguồn vốn FPI đến nền kinh tế Việt Nam 1 Đánh giá tác động của nguồn vốn FPI huy động từ thị trường

trong nước

1.1.2.1. Về khung pháp lý, thể chế chính sách

Luật Chứng khoán vẫn còn hẹp về phạm vi điều chỉnh, mới chỉ bao hàm những nội dung cơ bảnvà chưa bao quát mọi hoạt động trên TTCK theo thông lệ quốc tế; một số quy định của văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán còn chồng chéo, chưa thống nhất với các văn bản pháp luật khác; việc ban hành các quy định

pháp lý nhìn chung đều có độ trễ so với mục tiêu đề ra, đồng thời, nhiều quy định tại Luật Chứng khoán chưa được hướng dẫn thực hiện,…

1.1.2.2. Về quy mô và hàng hóa (nguồn cung) của thị trường

Hoạt động phát hành của các công ty đại chúng vẫn còn mang tính tự phát, không hoàn toàn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Không ít tổ chức phát hành huy động vốn trên TTCK để đầu tư trở lại vào chứng khoán mà không phải để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên bong bóng thị trường và rủi ro mất vốn khi thị trường sụt giảm.

Hoạt động chào bán riêng lẻ không có sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật và quản lý của các cơ quan có thẩm quyền dẫn đến các hành vi lạm dụng, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của TTCK. Bên cạnh đó, việc tuân thủ chào bán ra công chúng phải đăng ký với UBCKNN còn hạn chế (đặc biệt vào thời kỳ ngay sau khi Luật chứng khoán mới ban hành) đã tạo nên những rủi ro tiềm ẩn cho TTCK.

Hoạt động phát hành TPCP còn nhiều bất cập, công tác kế hoạch hoá phát hành trái phiếu chưa tốt, cơ chế phát hành trái phiếu còn nhiều bất cập, chưa có các tổ chức tạo lập thị trường TPCP đúng nghĩa để đảm bảo thành công cho các đợt phát hành cũng như tạo tính thanh khoản cho thị trường thứ cấp. Thiếu đường cong lợi suất chuẩn và tổ chức định mức tín nhiệm.

1.1.2.3. Về niêm yết và giao dịch chứng khoán

Thị trường giao dịch cổ phiếu còn nhiều biến động và hạn chế về tính thanh khoản đặc biệt khi thị trường có dấu hiệu suy giảm. Bên cạnh đó, hàng hóa niêm yết trên TTCK chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư (chưa có các sản phẩm phái sinh, các sản phẩm đầu tư tập thể).

Các dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tư trên thị trường còn nghèo nàn (chưa có nghiệp vụ bán khống, vay ký quỹ, bán trước ngày hoàn thất giao dịch), tính minh bạch của thị trường chưa đáp ứng nhu cầu của công chúng đầu tư.

1.1.2.4. Về hệ thống cơ sở nhà đầu tư (cầu đầu tư):

Hệ thống nhà đầu tư của chúng ta chưa đa dạng, cấu trúc cầu đầu tư hiện tại chưa bảo đảm sự tăng trưởng một cách bền vững. Hệ thống nhà đầu tư tổ chức chưa phát triển làm hạn chế sự phát triển của TTCK mà đặc biệt là thị trường TPCP.

Số lượng các tổ chức kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho TTCK tăng quá nhanh, với năng lực về vốn và chuyên môn còn hạn chế, tiềm ẩn rủi ro hệ thống và chưa tương xứng với hiệu quả hoạt động chung của thị trường.

1.1.2.5. Về tổ chức thị trường

Thị trường giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết mới được hình thành dưới hình thức hệ thống giao dịch Upcom, chưa phát huy được vai trò tạo lập thị trường theo kiểu thị trường phi tập trung. Ngoài ra, số lượng cổ phiếu đưa vào giao dịch so với số lượng công ty đại chúng chiếm tỷ trọng quá thấp và thiếu hấp dẫn đối với doanh nghiệp cũng như công chúng đầu tư. Hiện tại, vẫn còn tồn tại một bộ phận thị trường cổ phiếu được đăng ký với TTLKCK nhưng chưa có cơ chế giao dịch và chuyển quyền sở hữu.

1.1.2.6. Về hoạt động quản lý, giám sát thị trường

Công tác quản lý, điều hành TTCK trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại và hạn chế nhất định như: công tác ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách điều hành thị trường chưa linh hoạt, còn bị động và chậm so với yêu cầu thực tiễn phát triển của TTCK; công tác quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI FPI pot (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w