II. Thực trạng huy động vốn FPI của Việt Nam
Tổng hợp giao dịch của các nhà ĐTNN trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2000 đến
Với quy mô 100 triệu USD, IDGVV đầu tư vào những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao thuộc các ngành công nghệ thông tin, viễn thông, internet, truyền thông và công nghệ sinh học. Đến nay, IDGVV đã đầu tư 5 triệu USD vào bốn doanh nghiệp PeaceSoft, Isphere, VinaGame và VietnamWorks.com.
Trong thời gian 7 năm (2003-2010), IDG dự kiến dành khoảng 100 triệu USD đầu tư vào ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam, riêng đầu tư mạo hiểm chiếm tới 80 triệu USD.
Theo IDG Ventures, yếu tố chính để họ quyết định đầu tư vào các công ty được lựa chọn là yếu tố con người, lãnh đạo. Lĩnh vực mà IDG quan tâm nhất vẫn là công nghệ cao và media.
1.2. Thực trạng huy động vốn FPI qua thị trường chứng khoánThị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/7/2000 với việc đưa vào vận hành trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh , thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000. Sau 10 năm phát triển, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 30-40 lần, từ mức 0,5% GDP năm đầu tiên lên hơn 40% GDP hiện nay. Huy động vốn qua thị trường chứng khoán trong những năm gần đây đạt bình quân hơn 120.000 tỷ đồng mỗi năm, tương đương một phần ba tổng mức đầu tư toàn xã hội. Thị trường chứng khoán ngày càng trở thành một kênh huy động vốn phổ biến với các doanh nghiệp trong nước , thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài . Sự phát triển của thị trường cả về quy mô số lượng và chất lượng , cùng với các chính sách của Nhà nước đã có tác động tích cực đến thị trường , khiến TTCK Việt Nam ngày càng có sức hút với các NĐTNN, đặc biệt trước khi khủng hoảng tài chính thế giới 2008 diễn ra .
Tổng hợp giao dịch của các nhà ĐTNN trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2000 đến 2007 Việt Nam từ năm 2000 đến 2007
Năm Mua Bán Khối lượng % so với toàn thị trường Gía trị (tỷ đồng) % so với toàn thị trường Khối lượng % so với toàn thị trường Gía trị ( tỷ đồng ) % so với toàn thị trường 2000 - 0 0 0 0 0 0 0 2001 161.600 0,82 12,1 1,17 45.000 0,23 2,36 0,23 2002 4.259.339 10,0 121,21 9,92 874.879 2,35 25,5 2,33 2003 3.385.420 6,35 99,90 3,33 323.010 0,62 5,85 0,20 2004 22.096.711 8,93 1.226,60 6,2 6.507.253 2,34 486,50 2,09 2005 41.940.420 11,5 3.002,44 10,5 31.151.370 7,5 2.766,75 7,5 2006 152.718.070 17,0 12.373,49 20 83.059.350 9,5 7.599,67 10 2007 513.754.369 21,5 66.616,07 27,14 384.566.437 14,59 43.141,42 17,57
Giao dịch của các NĐTNN trước năm 2005 là không đáng kể so với quy mô bé nhỏ của thị trường . Năm 2001, khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch của khối này chỉ chiếm tương ứng là 2,62% và 2,69% so với giao dịch của toàn thị trường tại Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khoảng thời gian này , vai trò của nhà đầu tư nước ngoài không nổi bật trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này có thể giải thích do hoạt động chưa đạt mức độ tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán, cũng như giai đoạn nằm ngang kéo dài quá lâu của chỉ số chứng khoán đã khiến cho không chỉ rất nhiều nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng không đánh giá cao về tiềm năng hồi phục và phát triển của giá cả cổ phiếu. Bên cạnh đó , các công ty niêm yết lên sàn chứng khoán vẫn còn nhỏ lẻ chập chững, khung pháp lý tạo bản lề cho nó phát triển vẫn còn khô cứng, máy móc. Đến tận năm 2005 , khi tỷ lệ nắm giữ của NĐTNN được nâng từ 30% lên 49%( trừ lĩnh vực ngân hàng ), thì diễn biến thị trường mới bắt đầu có những dấu hiệu khởi sắc . Cuối năm 2005, tổng số vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam mới là 865 triệu USD, chỉ chiếm khoảng 1% so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài , đầu tư gián tiếp của các nhà ĐTNN thông qua Trái phiếu vẫn còn rất nhỏ, ngoại trừ nguồn vốn 750 triệu USD đầu tư vào trái phiếu chính phủ mà Việt Nam
phát hành tại nước ngoài tháng 11/2005 . Toàn thị trường có tới 436 nhà đầu tư
gián tiếp nước ngoài, trong đó có 38 nhà đầu tư nước ngoài có tổ chức và 398 nhà đầu tư nước ngoài cá nhân .
Thị trường chứng khoán Việt Nam thực sự phát triển đột phá vào năm 2006, với hoạt động giao dịch sôi động trên cả 3 sàn : Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh , Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội ( thành lập ngày 8/3/2005 ), thị trường OTC . Với mưc tăng trưởng đạt tới 60% trong 6 tháng đầu năm 2006 , thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở thành “ điểm “ có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới , chỉ sau Dim-ba-bue . Và sự bùng dậy của thị trường non trẻ này đã có sức hút mạnh mẽ với nhà đầu tư trong và ngoài nước . Bước vào năm 2006 , các quỹ đầu tư và nguồn vốn đầu tư gián tiếp đã trở thành nguồn vốn được quan tâm đặc biệt với sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán.Tính đến cuối năm 2006, giá trị cổ phiếu do các NĐTNN nắm giữ đạt khoảng 4 tỷ USD , chiếm 16,4% mức vốn hóa của thị trường, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2005, giá trị trái phiếu quốc tế phát hành đạt 1,3 tỉ USD. Đây được xem là năm bản lề đối với các nhà đầu tư nước ngoài .
Tiếp tục gây ấn tượng mạnh mẽ vào năm 2007 , TTCK bước vào thời kỳ phát triển bùng nổ. Đến đầu tháng 3/2007, tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại TTCK Việt Nam đã lên đến 19%. trong đó giá trị đầu tư vào trái phiếu niêm yết chiếm 25%; đầu tư vào trái phiếu không niêm yết chỉ chiếm 6% với tổng giá trị vào khoảng trên 1 tỷ USD.
Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9/2007 , thị trường có sự điều chỉnh . Trước nối lo sợ về một “ thị trường bong bong “ (giai đoạn đầu năm giá cổ phiếu tăng trưởng với tốc độ phi mã ) , các cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc để giảm nhiệt thị trường bằng các biện pháp kiểm soát thị trường chặt chẽ, ban hành những thiết chế để kiềm chế sự tăng trưởng quá nóng của thị trường. Phản ứng với điều này , TTCK đã có những đợt điều chỉnh rõ rệt, giá cổ phiếu giảm, thị trường trở nên trầm lắng. Ở giai đoạn này, các NĐT nước ngoài cũng tỏ ra khá thờ ơ với thị trường, khối lượng giao dịch trên cả 2 sàn của khối này đều sụt giảm mạnh, giá trị giao dịch đạt 170 tỷ đồng/phiên, giảm tới 52% so với giai đoạn đầu năm. Bước vào những tháng cuối năm, thị trường có dấu hiệu phục hồi. Từ tháng 9 đến tháng
10,giá cổ phiếu có xu hướng phục hồi nhanh chóng,sau đó lại ngay lập tức điều chỉnh giảm với lượng chứng khoán chuyển nhượng rất hạn chế . Tuy nhiên , tính đến hết năm 2007, tổng số vốn đầu tư gián tiếp đạt 7,414 tỷ USD ,trong đó có 70% đầu tư vào lĩnh vực trái phiếu, cổ phần và bất động sản. Theo thống kê của Trung tâm lưu kí chứng khoán, năm 2007, NĐTNN có 8.140 tài khoản cá nhân và 477 tài khoản tổ chức. Xét trên toàn thị trường , nhà đàu tư nước ngoài nắm giữ từ 25 – 30% cổ phần của các công ty niêm yết, doanh số giao dịch chiếm khoảng 18% giao dịch toàn thị trường. Gía trị danh mục đầu tư trên thị trường chính thức ước đạt 7,6 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2006 (2,3 tỷ), nếu tính cả thị trường không chính thức con số này đạt tới gần 20 tỷ USD.
Bước sang năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, cùng với xu thế chung của nền kinh tế thế giới ,TTCK Việt Nam khép lại một năm của sự sụt giảm . Ở thời gian này, TTCK Việt Nam gặp phải sự sụt giảm khá sâu về giá trị của các cổ phiếu. Năm 2008, mặc dù , khối lượng giao dịch của các NĐTNN có tăng lên nhưng xét về giá trị giao dịch thì sụt giảm khá nhiều so với năm 2007. 3 quý đầu của năm 2008, tỷ trọng mua cổ phiếu và chứng chỉ quỹ của NĐTNN tại các sàn giao dịch có xu hướng tăng,duy trì trạng thái mua ròng trên toàn thị trường.
Nguồn: HOSE, BVCS
Nhưng càng vào nhứng tháng cuối năm , giao dịch của các NĐTNN càng có những dấu hiệu không tích cực. Nhận thấy những khó khăn mà cuộc khủng hoảng tài chính thế giới mang lại, các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng đẩy mạnh bán chứng khoán, đặc biệt là trái phiếu , riêng trong quý 4, giá trị bán ròng cố phiếu và chứng chỉ quỹ trên tonaf thị trường của khối này đã đạt 2.044 tỷ đồng. Tính đến tháng 12/2008,
Giá trị giao dịch của NĐTNN chỉ còn thương đương 4,6 tỷ USD giảm gần một nửa so với thời điểm đầu năm. Đối với trái phiếu, các tháng đầu năm , nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì mua ròng từ cuối năm 2007. Tuy nhiên sang tháng 4, đồng nội tệ giảm giá (lạm phát lên tới 25,2% so với cùng kỳ năm trước), các ngân hàng nội địa bước vào cuộc đua lãi suất huy động khiến lợi suất trái phiếu tăng cao, nhà ĐTNN tìm cách thoát khỏi thị trường trái phiếu. Tại sàn HOSE, giá trị trái phiếu bán ra của nhà ĐTNN tăng đột biến trong tháng 6, chênh lệch bán ra
mua vào đạt mức 680 tỷ, mức chênh bán ra cao nhất tại sàn HOSE kể từ năm 2007 trở lại.
Nhu cầu về USD tăng mạnh trong tháng 4 và tháng 5 khiến giá USD trong nước cùng tỷ giá theo hợp đồng kỳ hạn không chuyển đổi (NDF) tăng đột biến.
Tính từ khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lan rộng (giữa tháng 9/2008) đến cuối năm nhà ĐTNN liên tục bán ròng trên thị trường trái phiếu ~ 26.000 tỷ VND, một phần vốn thu được đã được chuyển đổi sang USD dẫn tới cầu USD cao tại các ngân hàng nước ngoài.Năm 2008 nhà ĐTNN bán ròng 37.383 tỷ đồng (-2,2 tỷ USD) trái phiếu. Tính tới ngày 16/01/2009, nhà ĐTNN tiếp tục bán ròng trái phiếu -2.645 tỷ đồng.
Trong năm 2009, vai trò của các giao dịch NĐTNN chiếm tỷ trọng thấp hơn trên các giao dịch trên thị trường chứng khoán. So với hai năm 2007 và 2008,
tỷ trọng giao dịch của khối ngoại sụt giảm đáng kể trong tất cả các giao dịch khớp lệnh.
Tuy nhiên, sang năm 2009 quy mô vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài rút khỏi TTCK Việt Nam đã giảm dần . Trong quí 1, khối nhà đầu tư nước ngoài duy trì bán ròng tại HASTC , trong đó chủ yếu là trái phiếu ( bán ròng trên 10 nghìn tỷ đồng ). Tuy nhiên dòng vốn này đã có xu hướng quay trở lại kể từ Quý II năm 2009, thị trường đã có sự khởi sắc trở lại cùng với sự gia tăng về khối lượng và giá trị giao dịch của khối ngoại, lần lượt chiếm tương ứng là 32,86% và 45,21% so với giao dịch của toàn thị trường. Tại thị trường niêm yết, nhà đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng sở hữu đến 49% hoặc đang có xu hướng đạt đến 49% (tỷ lệ cao nhất cho phép đối với nhà đầu tư nước ngoài) đối với một số mã cổ phiếu như AGF, CII, BT6, GIL, GMD, IFS, SAM, TDH, TMS, TYA, VNM, chứng chỉ quỹ VFMVF1. Vốn đầu tư gián tiếp rút ra khỏi Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2009 lên tới 500 triệu USD và đạt khoảng 600 triệu USD năm 2009 (tương đương với dòng vốn rút ra của năm 2008). Mặc dù chứng khoán Việt Nam giảm nhưng Việt Nam vẫn là một trong số ít nền kinh tế mởi nổi nhận được dòng vốn đầu tư ròng vào danh mục đầu tư chứng khoán năm 2009. Theo đánh giá các chỉ số
chứng khoán chính trên thế giới của trang web (www.indexq.org), chỉ số chứng khoản của Việt Nam tăng 34,67% và nằm trong nhóm những chỉ số tăng mạnh nhất trên thế giới trong 6 tháng đầu năm 2009 . So với hai năm 2007 và 2008 , tỷ trọng giao dịch của khối ngoại sụt giảm đáng kể trong tất cả các giao dịch khớp lệnh, vai trò trên thị trường chứng khoán có phần sụt giảm. Đối với thị trường trái phiếu, các nhà ĐTNN đã bán ròng xấp xỉ gần 372 triệu USD trong cả năm.