Phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI FPI pot (Trang 47 - 49)

II. Thực trạng huy động vốn FPI của Việt Nam

2. Thực trang huy động vốn FPI của Việt Nam từ thị trường quốc tế

2.1.1. Phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế

Phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế là một kênh huy động vốn FPI hiệu quả được nhiều nước sử dụng đặc biệt là những nước phát triển, bao gổm hai loại trái phiếu là trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Với Việt Nam, việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế còn kênh huy động vốn rất mới mẻ. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có trái phiếu chính phủ được phát hành trên thị trường quốc tế mà chưa có doanh nghiệp nào thử sức trên lĩnh vực này.

Phát hành trái phiếu Chính Phủ (TPCP) ra thị trường quốc tế là một kênh huy động vốn hữu hiệu. Nguồn vốn huy động được sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển, đầu tư của Chính Phủ. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có 2 đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế và đều gặt hái được những thành công đáng kể.

Tháng 10/2005, lần đầu tiên Việt Nam đã phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường vốn quốc tế và đã đạt được thành công ngoài mong đợi. Ngày 28 Tháng tám 2005, Bộ Tài chính trình Chính phủ bản đề án phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế, trong đó đề xuất những bước đi cụ thể của trái phiếu quốc tế do Chính phủ Việt Nam phát hành trên một vài thị trường vốn lớn của thế giới. Theo đó bộ tài chính dự định phát hành 500 triệu USD trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm, sẽ đáo hạn tháng 1-2016. Tuy nhiên, trái phiếu của chính phủ Việt Nam lại được đánh giá cao vượt ngoài sự kì vọng. Ngày 19/10/2005, tại Hồng Kông số lượng các nhà đầu tư đặt mua khoảng 1 tỷ USD, gấp 2 lần số lượng trái phiếu Chính phủ VN dự định phát hành. Đến ngày 26/10/2005, sau khi Chính phủ quyết định tăng khối lượng phát hành thêm 250 triệu USD, số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã tăng lên hơn gấp 3 lần từ mức 1 tỷ USD lên mức khoảng 3 tỷ USD. Ngày 29/10/2005 là ngày định giá trái phiếu

Chính phủ VN trên thị trường tài chính thế giới thì số lượng các nhà đầu tư đặt mua lên tới 4,5 tỷ USD, cao gấp 6 lần trị giá chào là 750 triệu USD. Lãi suất trái phiếu Chính phủ trong đợt phát hành này đã được điều chỉnh giảm xuống mức 7,125%, thay cho mức dự tính ban đầu là 7,250%. Lãi suất này cao hơn so với Trái phiếu kho bạc Mỹ là 4,561%/trái phiếu 10 năm, tương đương mức lãi suất Trái phiếu Kho bạc Mỹ loại 10 năm + 256,4 điểm cơ bản.

Tất cả các nhà đầu tư quan trọng, có uy tín lớn trên thị trường tài chính thế giới từ Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ đều quan tâm tham gia đặt mua trái phiếu của chính phủ Việt Nam với số lượng lớn. Đặc biệt lần này một số Ngân hàng trung ương và các tổ chức đầu tư của Chính phủ các nước trong khu vực Châu Á đặt mua tới 50 - 100 triệu USD. Trong đó có Ngân hàng dự trữ quốc gia Malaysia tính đến nay chưa từng mua trái phiếu Chính phủ của quốc gia nào thì nay đã đặt mua trái phiếu của Chính phủ Việt Nam.

Toàn bộ số tiền 750 triệu USD này được chính phủ phê duyệt cho tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) vay lại toàn bộ để đầu tư thực hiện mục tiêu hiện đại hóa và nâng cấp ngành đóng tàu biển

Đầu tháng 1, 2010 Việt Nam phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế lần thứ 2. Từ ngày 18 đến 25/1/2010, Đoàn công tác của Chính phủ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Tài Chính Trần Xuân Hà làm trưởng đoàn với sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp… thực hiện đợt quảng bá và phát hành trái phiếu tại các thị trường châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Trong đợt phát hành này, Chính phủ huy động được 1 tỷ USD với lãi suất danh nghĩa 6,75%/năm và lợi tức phát hành 6,95%. Trong tổng số trái phiếu phát hành, 56% từ các nhà đầu tư Mỹ, 28% từ các nhà đầu tư châu Á và 16% từ các nhà đầu tư châu Âu. Về cơ cấu nhà đầu tư, các quỹ đầu tư và công ty quản lý tài sản mua 73%, các quỹ bảo hiểm và hưu trí mua 10%, ngân hàng 7% và các nhà đầu tư khác. Trái phiếu được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Singapore và đáo hạn vào ngày 29/1/2020.

Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho biết, Chính phủ sẽ dự định dùng tiền bán trái phiếu để hoàn trả một phần ngân sách và phần còn lại dành cho các tập đoàn dầu khí, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty sông Đà và Tổng công ty lắp máy Việt Nam để đầu tư bổ sung vào các dự án lọc dầu Dung Quất, dự án xây dựng thủy điện Xê Ca Mản 3, nhà máy thủy điện Hủa Na và mua tàu vận tải biển.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI FPI pot (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w