Đánh giá tác động của nguồn vốn FPI huy động từ thị trường quốc tế

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI FPI pot (Trang 59 - 63)

III. Đánh giá tác động của nguồn vốn FPI đến nền kinh tế Việt Nam 1 Đánh giá tác động của nguồn vốn FPI huy động từ thị trường

2. Đánh giá tác động của nguồn vốn FPI huy động từ thị trường quốc tế

quốc tế

2.1. Hiệu quả huy động vốn

Trong 2 kênh huy động vốn từ thị trường quốc tế là phát hành cổ phiếu và trái phiếu, Việt Nam mới chỉ tiếp cận được kênh huy động qua trái phiếu. Hai lần phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngoài năm 2005 và 2010 đều đạt được những kết quả khả quan mà đặc biệt phải kể đến thành công của đợt phát hành đầu tiên vào năm 2005. Khối lượng đặt thầu của nhà đầu tư nước ngoài lên đến 4,5 tỷ USD, gấp 6 lần khối lượng trái phiếu chính phủ Việt Nam phát hành. Trái phiếu Chính phủ VN phát hành rất hiệu quả, thấp hơn lãi suất trái phiếu của các nước trong khu vực có cùng hệ số tín nhiệm. Lãi suất trái phiếu loại 10 năm của VN thực trả là 7,125%/năm. Trong khi, mức lãi suất trái phiếu Chính phủ Philippines loại 10 năm giao dịch ở mức 8,1%/năm, còn trái phiếu Chính phủ Indonesia loại 10 năm giao dịch ở mức 7,8%/năm. Đợt phát hành thứ 2 đầu năm 2010 cũng được đánh giá là thành công, đạt được kết quả chính phủ đề ra như bán hết khối lượng trái phiếu phát hành, lãi suất dưới 7%. Trái phiếu doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được đưa ra thị trường quốc tế, Vincom cũng rất thành công khi được mua hết ngay sau khi niêm yết trên sàn giao dịch Singapore 30 phút.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thành công này là do sự lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài vào sự phát triển của nên kinh tế Việt Nam. Cụ thể, trong năm 2005, độ tín nhiệm của Việt Nam được các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế gần đây liên tiếp nâng mức xếp hạng của Việt Nam. S&P tuần vừa rồi đã nâng mức tín nhiệm của Việt Nam từ BB- lên BB. Moody cũng nâng lên mức Ba3 trong khi một tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế nổi tiếng khác là Fitch cũng xếp Việt Nam hạng BB-.

Nguồn FPI huy động từ thị trường quốc tế này đã góp phần tích cực với sự phát triển kinh tế đất nước. Thứ nhất, nguồn vốn này đã bổ sung được nguồn cung ngoại tệ đang thiếu hụt, góp phần làm tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và giảm áp lực lên tỷ giá.

Việc huy động vốn FPI từ việc phát hành trái phiếu năm 2010 không hiệu quả như lần đầu nhưng cũng đã hoàn thành được chỉ tiêu của chính phủ đề ra. Mức lãi suất trúng thầu bình quân cùa đợt phát hành này là 6,95%. Theo thông cáo của Bộ Tài chính về hệ số tín nhiệm quốc gia (thường được các tổ chức tài chính quốc tế xem như một căn cứ để đánh giá khả năng trả nợ), năm 2009, tổ chức xếp hạng Moody’s đã xếp hạng tín nhiệm Việt Nam ở mức Ba3 như hai năm trước đó. Mức xếp hạng này tương đương với Philippines và thấp hơn 1 bậc so với Indonesia, nhưng thấp hơn 3 bậc so với mức chuẩn của đầu tư trái phiếu. Theo tandard&Poors, Việt Nam được xếp hạng BB, cao hơn mức BB- của Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, mức lãi suất trúng thầu của Việt Nam lại cao hơn so với 2 quốc gia này. Trước đó, Indonesia và Philippines đều phát hành thành công với lãi suất dưới 6%.

Mặc dù thời điểm phát hành của Việt Nam có một số yếu tố bất lợi như: thứ nhất, nguồn cung trái phiếu các quốc gia mới nổi trong thời gian gần đây rất lớn (trên chục tỷ USD từ Indonesia, Phillippines, Hy Lạp, Mehico, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Slovakia...) do nhu cầu kích thích kinh tế sau khủng hoảng của các quốc gia này; thứ hai, tổng thống Mỹ Obama đề xuất đưa ra một số quy định hạn chế các định chế tài chính nắm giữ các khoản đầu tư rủi ro tác động không nhỏ tới thị trường tài chính nước này. Ngoài ra thị trường tài chính quốc tế cũng đang lo ngại về các biện pháp thắt chặt kinh tế của Trung Quốc. Sự bất lợi còn thể hiện ở mức độ đăng ký, ngay trong tháng 1 này, Indonesia phát hành 2 tỷ USD trái phiếu 10 năm có lượng đăng ký lên tới 5 tỷ USD; Phillippines phát hành 1,5 tỷ USD trái phiếu 10 năm có lượng đăng ký lên tới 9 tỷ USD. Nhưng đến khi Việt Nam phát hành với khối lượng thấp hơn (1 tỷ USD) thì khối lượng đăng ký chỉ khoảng 2,4 tỷ USD. Mức độ đăng ký thấp cũng đồng nghĩa với lợi tức phát hành cao.

Vẫn phải nói rằng, trong khi xếp hạng tín dụng của Việt Nam cao hơn nhưng lãi suất trúng thầu lại cao hơn 2 quốc gia bạn cho thấy sự lo ngại của các nhà đầu tư quốc tế về sự ổn định kinh tế vĩ mô trong tương lai của Việt Nam. Xếp hạng về năng lực cạnh tranh của các quốc gia được công bố tại diễn đàn kinh tế thế giới năm 2009 cũng ghi nhận sự tụt hạng sâu về môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Việt Nam tụt 5 bậc từ 70/134 xuống 75/133 nền kinh tế so với năm trước trong bảng xếp hạng chung, trong đó có đóng góp quan trọng của sự thay đổi trong chỉ tiêu về ổn định kinh tế vĩ mô, tụt hạng sâu 42 bậc, từ 70 xuống 112.

Ngoài ra môi trường kinh doanh năm 2009 của nước ta cũng tiếp tục suy giảm, bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh do Ngân hàng Thế giới công bố, Việt Nam bị tụt 2 bậc, trong 10 chỉ tiêu đánh giá, Việt Nam bị tụt hạng về 9 chỉ tiêu, chỉ lên hạng về chỉ tiêu thực hiện hợp đồng.

2.2. Hiệu quả sử dụng vốn

Vốn FPI huy động được từ việc phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế không được sử dụng hiệu quả. Số vốn huy động được này chủ yếu thuộc ngân sách nhà nước, được chính phủ một phần bổ sung vào ngân sách, một phần cho các doanh nghiệp quốc doanh vay lại. Cụ thể, toàn bộ số tiền 750 triệu USD huy động được trong năm 2005 đã cho tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Vinahshin vay lại. Tuy nhiên, hiện nay, Vinashin đang đứng trước nguy cơ phá sản khi mà tổng nợ đến tháng 6, 2010 là 86000 tỷ đồng. Bởi vậy, có thể nói, số tiền 750 triệu USD vay đã bị sử dụng lãng phí, không những không mang lại hiệu quả kinh tế mà còn làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế, làm ảnh hưởng đến những đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế tiếp theo.

Số tiền 1 tỷ huy động được trong năm 2010 một phần được đưa vào ngân sách nhà nước, một phần cho các tập đoàn dầu khí, tổng công ty hàng hải Việt Nam, tổng công ty sông Đà và tổng công ty lắp máy Việt Nam để đầu tư bổ sung vào các dự án lọc dầu Dung Quất, dự án xây dựng thủy điện Xê Ca Mản 3, nhà máy thủy điện Hủa Na và mua tàu vận tải biển, trong đó tập trung phần lớn cho

đầu tư vào nhà máy lọc dầu Dung Quất. Cần đợi một thời gian nữa để đánh giá được hiệu quả sự dụng vốn FPI lần này của chính phủ. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế và xã hội của nhà máy lọc dầu Dung Quất không được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao, bởi vậy cũng không loại trừ khả năng số vốn này cũng bị sử dụng lãng phí như 750 triệu USD năm 2005.

Chương 3

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI FPI pot (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w