Kinh nghiệm thu hút và quản lý vốn FPI ở Singapore 1 Việc thu hút và quản lý vốn FPI ở Singapore

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI FPI pot (Trang 68 - 72)

I. Kinh nghiêm thu hút và quản lý FPI của một số nước trên thế giới 1 Kinh nghiệm của một số nước thu hút và quản lý hiệu quả vốn FP

1.2 Kinh nghiệm thu hút và quản lý vốn FPI ở Singapore 1 Việc thu hút và quản lý vốn FPI ở Singapore

1.2.1 Việc thu hút và quản lý vốn FPI ở Singapore

Thị trường chứng khoán là nơi thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FPI cho Singapore. TTCK Singapore được xem như một khuôn mẫu hoàn chỉnh về sự phát triển của thị trường tài chính châu Á nói chung và các nước thành viên ASEAN nói riêng. Singapore được coi như cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á, cũng là thị trường có tương lai phát triển thành trung tâm giao dịch thứ cấp quan trọng của khu vực châu Á và một trong những trung tâm kết nối các thị trường chứng khoán của khu vực châu Á với các thị trường chứng khoán trên toàn cầu. Sức tăng trưởng của thị trường trái phiếu Singapore dẫn đầu thế giới, với tổng trái phiếu đang lưu hành lớn gấp 3 lần so 5 năm trước, đạt mức 131 tỷ USD. Đây cũng là trung tâm giao dịch ngoại hối lớn thứ 4 thế giới - trung tâm ngân hàng tư nhân của cả khu vực châu Á, châu Âu, Trung Đông và khu vực có các nhà đầu tư cá nhân lớn và

những tên tuổi lớn như Freddie Mac, Goldman Sachs, Ford Motors, Toyota Motors, JP Morgan..

Sở giao dịch chứng khoán Singapore được thành lập từ năm 1960. Đến nay Sở GDCK Singapore (SGX) là trung tâm tài chính quốc tế được xếp hạng thứ 4 thế giới, sau London, New York và Tokyo. Theo số liệu từ ICH, vốn hóa thị trường năm 2007 của SGX là 631 tỷ USD với sự góp mặt của 900 định chế tài chính, 1.786 NĐT chuyên nghiệp. Được đánh giá là một trung tâm tài chính có cơ sở hạ tầng tốt, chi phí cạnh tranh, nhân lực có trình độ đến từ các nước trên thế giới, SGX thu hút 713 công ty niêm yết, trong đó có 35% là công ty nước ngoài. SGX được tổ chức thành hai thị trường: thị trường giao dịch bảng chính (GDBC) và thị trường Catalist. Thị trường GDBC là nơi niêm yết CP của các DN có thương hiệu, tiếp cận với nhiều NĐT tổ chức, nhiều loại sản phẩm. Thị trường này được giám sát bởi Sở Giao dịch quản lý và giám sát Singapore. Tại thị trường này, DN có 3 lựa chọn: niêm yết lần đầu song song; niêm yết lần 2 (tương tự niêm yết bổ sung ở Việt Nam); niêm yết các chứng chỉ lưu ký toàn cầu. Còn thị trường Catalist được Sở Giao dịch quản lý CTCK giám sát, thị trường này thường được các công ty tăng trưởng mạnh lựa chọn. Tại thị trường Catalist, thời gian tiếp cận với thị trường nhanh hơn và một số tiêu chuẩn niêm yết thấp hơn.

Cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin, và ban lãnh đạo của SGX được đánh gía là có chất lượng thuộc bậc nhất thế giới . Hệ thống giao dịch của SGX kết nối trực tiếp với hệ thống của các công ty chứng khoán thành viên để nhận lệnh trực tiếp qua các kênh khác nhau và khớp lệnh liên tục. Bên cạnh đó, SGX có khả năng cung rất nhiều loại sản phẩm đa dạng cho thị trường và khả năng quản lý và giám sát thị trường một cách rất hiệu quả.

Về nhân sự, phần đông nhân sự trong ban lãnh đạo của SGX đều là những người đã từng có kinh nghiệm làm việc nhiều năm tại các định chế tài chính lớn của thế giới, do đó họ có những kiến thức sâu rộng về thị trường, về nguyện vọng

của các thành viên và nhà đầu tư trước khi bước vào vị trí của người quản lý và giám sát thị trường, khả năng quản lý và giám sát thị trường một cách rất hiệu quả. Chính vì vậy, họ có thể giúp cho SGX có những quyết định kịp thời để đáp ứng cho nhu cầu của nhà đầu tư.

Để niêm yết trên sàn SGX, doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện Lợi nhuận cộng dồn trước thuế cho 3 năm gần nhất 7,5 triệu đô la Singapore (S$). Để niêm yết bổ sung, tổng giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm phát hành ra công chúng lần đầu tiên (IPO) là 80 S$.

DN có ít nhất 1.000 cổ đông (ít nhất 2.000 cổ đông với DN niêm yết "thứ cấp" - đã giao dịch ở trong nước chuyển sang SGX).

Tình trạng tài chính lành mạnh với các hoạt động tạo ra luồng lưu chuyển tiền tệ dương.

Có hai Ủy viên HĐQT độc lập là người cư trú tại Singapore (có thể xem xét một số trường hợp linh hoạt) của DN niêm yết Việt Nam đại diện tại đó để xử lý những vấn đề về quan hệ cổ đông và công bố thông tin.

Các nghĩa vụ có tính liên tục, tuân thủ theo các quy định niêm yết của cả Việt Nam và Singapore.

Về quản trị công ty, áp dụng theo Bộ tiêu chuẩn quản trị công ty của Singapore.

Chi phí niêm yết: Mức phí thấp nhất là 50.000 S$ và cao nhất là 200.000S$. Phí nộp hồ sơ xin niêm yết trên GDBC hoặc trên Catalist là 20.000 S$ và không hoàn lại. Ngoài ra, mỗi năm DN phải nộp tối thiểu 50.000 S$ và cao nhất 200.000 S$.

Một doanh nghiệp đã đủ điều kiện, muốn niêm yết trên SGX phải trải qua 5 bước Bước thứ nhất là lập kế hoạch (xác định mục tiêu niêm yết và thời gian thực hiện, cơ cấu IPO dự kiến), bước 2: chuẩn bị (về tài chính, pháp lý, bản cáo bạch); bước 3: tiếp thị (cơ cấu chào bán, nhà đầu tư chủ chốt, kế hoạch tiếp thị các tổ

chức); bước 4: chào bán (Roadshow, định giá, phân bổ) và bước cuối cùng: sau giao dịch (tạo lập thị trường, bình ổn và quan hệ NĐT).

Hiện tại Singapore đang có kế hoạch sát nhập với sàn giao dịch chứng khoán Australia. Công ty Quản lý thị trường chứng khoán Singapore, mã cổ phiếu SGX ngày 25-10-2010 đã cùng Công ty Quản lý thị trường chứng khoán Úc ASX, công bố một vụ sáp nhập lớn, theo đó SGX sẽ mua lại ASX với giá 8,4 tỉ đô la Úc, tương đương 8,3 tỉ đô la Mỹ. Nếu thành công, đây sẽ là vụ sáp nhập quan trọng nhất trong lĩnh vực chứng khoán ở châu Á-Thái Bình Dương, mở đầu cho một xu thế mới trên thị trường tài chính khu vực. Mục tiêu của sự sáp nhập này là nhằm giúp cả hai sàn gia tăng sức cạnh tranh, tiết kiệm chi phí điều hành và góp phần đưa Singapore nhảy vọt từ một thị trường chứng khoán hạng hai thành trung tâm tài chính hàng đầu khu vực. Sau khi sáp nhập dự kiến vào quí 2-2011, công ty mới, có tên tắt là ASX-SGX Ltd. sẽ đặt trụ sở tại Singapore và niêm yết cổ phiếu ở Singapore và Úc. ASX-SGX Ltd. có giá trị thị trường vào khoảng 12,3 tỉ đô la Mỹ, điều hành việc giao dịch chứng khoán của 2.700 công ty niêm yết thuộc 20 quốc gia, với tổng giá trị vào khoảng 1.900 tỉ đô la Mỹ. Sàn giao dịch của ASX- SGX sẽ lớn thứ tư ở châu Á sau các thị trường chứng khoán Tokyo, Hồng Kông và Thượng Hải và lớn thứ hai châu Á về số doanh nghiệp niêm yết. Theo dữ liệu tháng 9-2010 của Liên đoàn các thị trường chứng khoán thế giới, tổng giá trị giao dịch của cả hai thị trường chứng khoán Singapore và Úc trong chín tháng đầu năm nay vào khoảng 1.000 tỉ đô la Mỹ, xếp thứ sáu ở châu Á nhưng kém xa so với thị trường chứng khoán New York, nơi có 13.800 tỉ đô la Mỹ giao dịch trong chín tháng qua. Tuy vậy, sàn giao dịch ASX-SGX có thể là cơ sở hoạt động lớn thứ hai thế giới của các tổ chức đầu tư tài chính, đang quản lý khối tài sản lên tới 2.300 tỉ đô la Mỹ. Theo nhận định của báo Wall Street Journal, nhờ quy mô tăng lên, sàn giao dịch mới sẽ có sức hấp dẫn các khách hàng lớn, trả phí nhiều như các thương nhân có tần suất giao dịch cao và các doanh nghiệp đang tìm cách huy động vốn ở một thị trường năng động, và như vậy ASX-SGX sẽ đặt ra thách thức không nhỏ cho các thị trường chứng khoán Tokyo và Hồng Kông. Trong lĩnh vực chứng

khoán, sàn giao dịch quy mô càng lớn thì sức hấp dẫn càng cao, cho nên vụ sáp nhập SGX-ASX là điều đã được giới phân tích dự báo trước, vào thời điểm mà quan niệm thị trường chứng khoán là “thị trường quốc gia” (national exchange) đang bị xóa bỏ dần sau những vụ sáp nhập xuyên lục địa ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI FPI pot (Trang 68 - 72)