Kinh nghiệm rút ra từ Singapore

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI FPI pot (Trang 72 - 73)

I. Kinh nghiêm thu hút và quản lý FPI của một số nước trên thế giới 1 Kinh nghiệm của một số nước thu hút và quản lý hiệu quả vốn FP

1.2.2 Kinh nghiệm rút ra từ Singapore

Đầu tiên, nền tảng vững chắc đã hỗ trợ cho Singapore thu hút được nguốn vốn FPI dưới sự cạnh tranh khắc nghiệt của những TTCK trong khu vực cũng như tr ên thế giới. Cụ thể là tổng thu nhập quốc nội (GDP) bình quân đầu người cao nhất thế giới, tỉ lệ tiết kiệm cao, nguồn vốn dự trữ lớn, lưu lượng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cao, tỉ lệ nợ xấu gần như không tồn tại…

Thứ hai, môi trường kinh doanh mở, tạo điểu kiện tốt nhất cho nhà đầu tư nước ngoài như: không có giới hạn tối đa về quyền sở hữu của người nước ngoài trong các công ty Singapore, ưu đãi thuế cho trái phiếu; luật bảo mật thông tin ngân hàng; luật ủy thác cho phép nhà đầu tư nước ngoài được lựa chọn người thừa hưởng tài sản sau khi họ qua đời (nhằm thu hút khách hàng Trung Đông); người nước ngoài có thể định cư mãi mãi ở Singapore miễn là họ có tài sản 13 triệu USD, với ít nhất 3,1 triệu USD nằm tại một định chế tài chính ở đây. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất và hoạt động kinh doanh của một số ngành nghề cũng cần một số quy định như phải có sự chấp thuận từ các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Ở những lĩnh vực cụ thể là những quy định hết sức thông thoáng: nới lỏng quy định liên quan đến các quỹ mạo hiểm (hedge funds), cho phép họ có thể thành lập trong vòng một tuần; bỏ các chướng ngại vật đối với sự chuyển dịch vốn; chuyển từ bảo hộ ngành ngân hàng trong nước sang tập trung vào việc gia tăng mực độ minh bạch. Kiểm soát rủi ro toàn bộ hệ thống tài chính được xem trọng hơn bảo vệ từng tổ chức, doanh nghiệp riêng lẻ.

Thứ ba, chính sách của Singapore được điều hoà trong ngắn hạn v à dài hạn. Các nhà chức trách Singapore từ lâu đã được người ta biết tới về phẩm chất

kiên định và có uy tín cao. Chính vì thế, những thay đổi trong kế hoạch ngắn hạn không làm thị trường nghi ngờ việc "chung thủy" của Singapore với những mục tiêu dài hạn. Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính Thái Lan tỉ lệ hối đoái và tiền lương được điều chỉnh linh hoạt đã giúp Singapore hồi phục tốt hơn phần lớn các nước trong khu vực. Nỗ lực sự dụng nhiều chiến lược cùng một lúc (kết hợp với chính sách tài chính và tiền tệ), Singapore không những tránh được tình huống xấu nhất của khủng hoảng, mà còn "rải" gánh nặng cải biến lên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

Cuối cùng, Singapore đã cho thấy thành công trong việc tự do hóa tài chính, và chính điều này đã giữ vững vị trí trung tâm của Singapore trong ngành tài chính, ngay cả vào những giờ phút khó khăn. Đây cũng là thế mạnh của nền kinh tế Singapore, đưa đất nước này vượt qua mọi đợt tấn công tiền tệ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI FPI pot (Trang 72 - 73)