PHẦN A : MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
1.3. Nhiệm vụ và vai trò của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất
bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì giá thành sản xuất trùng với chi phí sản xuất.
- Xét về mặt công tác kế toán: Kế toán chi phí sản xuất và kế toán giá thành sản phẩm là hai bước công việc kế tiếp nhau. Chỉ khi nào công tác tập hợp chi phí trong kỳ hoàn thành thì việc tính giá thành mới được thực hiện.
Chính vì vậy mà chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất luôn là những chỉ tiêu kinh tế vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó yêu cầu quản lý đặt ra là phải tổ chức hạch toán đầy đủ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, phải hạch toán chi tiết và quản lý chi tiết đối với từng loại chi phí trong hoạt động kinh doanh, phải luôn kiểm tra, đánh giá hiệu quả các giải pháp quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.3. Nhiệm vụ và vai trò của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất xuất
1.3.1. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản và tính giá thành sản xuất
Xét ở góc độ doanh nghiệp thì việc kế toán tập hợp đầy đủ chi phí và tính giá thành sản xuất trước hết là liên quan mật thiết đến lợi ích của doanh nghiệp. Thực hiện tốt công tác này giúp cho doanh nghiệp xác định đúng kết quả hoạt động kinh doanh, đồng thời đề ra các biện pháp thích hợp kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Do đó, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất có các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Căn cứ vào đặc điểm, quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành thích hợp. - Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và xác định bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời số liệu, thông tin về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định, xác định đúng chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời các khoản chi phí thực tế phát sinh và tính giá thành sản phẩm.
- Vận dụng phương pháp tính giá thích hợp để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị cho từng đối tượng tính giá theo đúng khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở các bộ phận.
- Đối chiếu, so sanh giữa chi phí theo định mức ở từng khâu, từng bộ phận với chi phí thực tế để phát hiện những thiếu sót trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời và hữu hiệu.
- Tính toán đầy đủ, kịp thời, đúng đắn giá thành sản phẩm làn cơ sở để tính hiệu quả kịnh tế của doanh nghiệp.
- Cung cấp đầy đủ, chính xác các số liệu cần thiết cho việc lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh.
- Định kỳ cung cấp báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho lãnh đạo doanh nghiệp và tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm....
1.3.2. Vai trò của kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất một cách chính xác kịp thời là điều kiện trọng yếu để xác định kết quả kinh doanh.
Giám đốc kiểm tra quá trình chi phí nhằm tiết kệm chi phí và hạ giá thành là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Trong công tác quản lý kinh doanh, việc tổ chức đúng đắn, hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất giúp cho bộ máy quản lý doanh nghiệp thường xuyên nắm được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, cung cấp tài liệu cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh. Đồng thời chỉ tiêu giá thành còn là cơ sở để xây dựng giá bán hợp lý.
Tóm lại, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý kinh doanh, đăc biệt là trong vấn đề quản trị doanh nghiệp.