2.2. Thực trạng kế toán thực tập chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất tại doanh nghiệp tư nhân Long Dương
2.2.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại doanh nghiệp tư nhân Long Dương
2.2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất tại doanh nghiệp tư nhân Long Dương
Chi phí sản xuất gạch không nung bao gồm hao phí về lao động và nguyên vật liệu, mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm của mình. Cụ thể các khoản như hao phí về nguyên vật liệu, doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất gạch không nung: như xi măng, bột đá và nước. Do đặc thù của nguyên vật liệu là xi măng, bột đá nên việc bảo quản phải được bảo quản cẩn thận, khi mua nguyên vật liệu về phải tiến hành nhập kho bố trí để nơi thoáng mát, tránh
ẩm ướt vì xi măng rất dễ vón cục. Từ kho của doanh nghiệp xuất dùng cho bộ phận sản xuất. Do phân xưởng sản xuất không có tường bao quanh vậy nên công tác bảo vệ được doanh nghiệp rất chú trọng để đảm bảo nguyên vật liệu không bị thất thoát, hư hỏng.
Qua phương pháp quan sát và phỏng vấn tại phân xưởng sản xuất vật liệu được đưa một lần trong quá trình sản xuất. Vì là số lượng nguyên vật liệu thừa nhỏ không đáng kể nên không đưa vào sổ sách mà để sản xuất tiếp theo vào đơn hàng sau.
Về lao động tính vào chi phí công nhân trực tiếp là những công nhân tiến hành sản xuất sản phẩm gạch không nung. Hầu hết các công nhân sản xuất đều là những lao động phổ thông, sử dụng sức lao động của mình để tạo ra sản phẩm. Tiền lương trả theo hình thức là lương sản phẩm, doanh nghiệp giao khoán cho từng đội, tổ sản xuất.
Tại doanh nghiệp chi phí sản xuất chung chủ yếu bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm, chi phí điện sản xuất hoặc chi phí sửa chữa thiết bị máy móc nếu có phát sinh. Trong bộ máy quản lý phân xưởng doanh nghiệp không tổ chức bộ máy quản lý ở cấp phân xưởng, vì vậy không phát sinh khoản chi phí quản lý nhân công trong chi phí sản xuất chung.
2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất tại doanh nghiệp tư nhân Long Dương
Sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất theo một quy trình liên tục, sản phẩm cuối cùng là gạch không nung. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý và tính giá thành sản phẩm, đảm bảo phù hợp giữa tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Để đáp ứng yêu cầu đó chi phí sản xuất của doanh nghiệp phân loại theo nội dung khoản mục chi phí.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tại doanh nghiệp tư nhân Long Dương chi phí nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm gạch không nung chủ yếu là xi măng, bột đá, nguyên vật liệu phụ là nước. Do nước doanh nghiệp không phải chi trả vì doanh nghiệp sử dụng nước giếng khoan nên không phát sinh chi phí nguyên vật liệu phụ là nước.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm toàn bộ tiền công, tiền lương của công nhân sản xuất gạch.
- Chi phí sản xuất chung: bao gồm chi phí điện, chi phí khấu hao TSCĐ cho sản xuất gạch không nung. Chi phí sử dụng điện để bơm nước giếng khoan sẽ được tính vào chi phí sản xuất chung.
2.2.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản xuất
- Đối tượng tập hợp chi phí:
Doanh nghiệp có hai mảng là mảng sản xuất và mảng xây dựng công trình tập hợp chi phí sản xuất cũng được tập hợp theo hai lĩnh vực là tập hợp chi phí sản xuất gạch và tập hợp chi phí công trình. Đối với sản phẩm sản xuất chỉ sản xuất duy nhất loại sản phẩm gạch không nung. Để thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí sản xuất doanh nghiệp đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm hoàn thành là gạch không nung. Đây là những sản phẩm chủ lực để xuất bán và cho công trình.
- Đối tượng tính giá thành:
Doanh nghiệp tư nhân Long Dương có quy trình sản xuất sản phẩm bao gồm nhiều công đoạn phức tạp, sản phẩm tạo ra phải đạt tiêu chuẩn nên đối tượng tính giá thành được xác định là các sản phẩm hoàn thành nhập kho với kích cỡ cùng với độ khô, cứng phù hợp. Đối tượng tính giá thành được đề cập trong đề tài này là sản phẩm gạch không nung.
2.2.1.4. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
- Theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được doanh nghiệp áp dụng là phương pháp trực tiếp. Căn cứ vào nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Gạch của doanh nghiệp sản xuất ra chủ yếu là phục vụ cho công trình, và sản xuất theo đơn đặt hàng.
- Theo phương pháp này chi phí sản xuất liên quan đến đối tượng nào sẽ được tập hợp trực tiếp liên quan cho đối tượng đó.
- Tại doanh nghiệp tư nhân Long Dương, giá thành sản phẩm được tính theo phương pháp đơn đặt hàng. Căn cứ vào chi phí tập hợp, kế toán tính giá thành sản xuất theo công thức:
Tổng giá thành = CPSXDDđầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSXDD cuối kỳ
Giá thành đơn vị = Giá thành sản phẩm Tổng số lượng SP
2.2.2. Kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất tại doanh nghiệp tư nhân Long Dương
2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Nội dung
Vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản để cấu thành nên sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy, chỉ một thay đổi nhỏ trong định mức nguyên vật liệu cũng gây ra ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
* Quá trình mua nguyên vật liệu
Công tác bảo quản nguyên vật liệu là rất quan trọng bởi đặc thù của nguyên vật liệu là xi măng, bột đá. Nên khi nhập vào kho phải để không cho tiếp xúc với nước, không bị mưa ướt, sẽ làm mất đi phẩm chất của xi măng dẫn đến không sử dụng được và làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Khi mua nguyên vật liệu về để phục vụ cho sản xuất gạch kế toán tiến hành lập giao dịch mua nhập liệu trên phần mềm ghi rõ ngày, tháng nhập, ghi chính xác số lượng, đơn giá nhập. Sau đó thủ kho sẽ tiến hành nhập kho và ghi trên sổ sách của thủ kho để tiện cho việc theo dõi.
* Quy trình xuất kho nguyên vật liệu sản xuất
- Căn cứ vào đơn đặt hàng, giá trị lượng hàng tổ trưởng bộ phận sản xuất tự tính toán cân đối dự trù số lượng vật tư cần dùng, tiến hành lập phiếu đề nghị cung cấp vật tư trình lên giám đốc, khi đã được giám đốc phê duyệt tổ trưởng cầm
giấy đề nghị cung cấp vật tư đến gặp thủ kho, thủ kho tiến hành xuất kho theo đúng số lượng yêu cầu trên phiếu.
- Tổ trưởng bộ phận sản xuất gạch nhận nguyên vật liệu về để tiến hành sản xuất, khi đó người tổ trưởng sẽ tiến hành ghi vào sổ ghi chép cá nhân của mình số nguyên vật liệu được cấp, số lượng vật tư lĩnh ra sẽ được ghi chép vào quyển sổ theo dõi nguyên vật liệu để có căn cứ trong công tác sử dụng, bảo quản, lưu trữ nguyên vật liệu tại phân xưởng, sổ này chỉ là sổ theo dõi nội bộ trong doanh nghiệp nên không nằm trong hệ thống sổ sách lưu trữ phục vụ công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng của doanh nghiệp.
- Kế toán cuối tháng tập hợp lại toàn bộ phiếu cung cấp vật tư, báo cáo sổ sách của thủ kho để làm căn cứ hạch toán và tiến hành lập phiếu xuất kho.
- Chứng từ và sổ sách kế toán * Chứng từ sử dụng:
+ Sổ sách thủ kho + Phiếu xuất kho
+ Giấy đề nghị cung cấp vật tư
* Sổ sách kế toán sử dụng: Doanh nghiệp sử dụng file mềm và dữ liệu sổ trên phần mềm, cuối năm kế toán mới in ra để lưu trữ.
+ Sổ chi tiết tài khoản 154 + Sổ cái Tk 154
+ Sổ nhật ký chung - Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp chi phí doanh nghiệp sử dụng TK 154 (chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí)
Doanh nghiệp theo dõi chi tiết tài khoản cấp 2 để theo dõi từng khoản mục chi phí và cho từng đối tượng với sản xuất gạch không nung thì chi tiết cho đơn vị sử dụng là bộ phận sản xuất gạch không nung. Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hạch toán vào tài khoản cấp 2 là TK 1541: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Trình tự hạch toán
Căn cứ vào giấy đề nghị cung cấp vật tư, kế toán tiến hành nhập trên phần mềm phiếu xuất kho theo số lượng nguyên vật liệu trên giấy đề nghị cung cấp vật tư của tổ trưởng sản xuất.
Ví dụ 1: Ngày 01/11/2018, Tổ trưởng bộ phận sản xuất gạch tiến hành dự
trù số lượng thông qua định mức mà doanh nghiệp quy định tiến hành lập “giấy đề nghị cung cấp vật tư” (Phụ lục 4). Rồi mang giấy đến gặp thủ kho để nhận vật tư, Kế toán căn cứ vào giấy đề nghị cung cấp vật tư tiến hành nhập liệu trên phần mềm.
Qua phương pháp quan sát và phỏng vấn khi thực tập tại doanh nghiệp em thu thập được bảng định mức về nguyên vật liệu, bảng định mức do doanh nghiệp xây dựng căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp có bảng như sau:
Trong tháng 11, lượng sản phẩm cần sản xuất là 589.950 và định mức doanh nghiệp ban hành như trong bảng 2.1. Do vậy trên giấy đề nghị cung cấp vật tư sẽ cần lĩnh đúng bằng số lượng mà cần sản xuất ra 589.950 viên (xi măng: 160.667 kg; bột đá:768 m3).
Bảng 2.4: Bảng định mức nguyên vật liệu
NVL TT Mã NVL ĐVT Định mức lượng/viên
Xi măng XM40 Kg 0,2727
Bột đá BOTDA M3 0,001302
Bước 1: Từ giao diện chính của phần mềm chọn phân hệ “kho”, sau khi chọn phân hệ kho rồi trên góc trái màn hình chọn vị trí thứ 2 mục “xuất kho”
Bước 2: Từ loại chứng từ “phiếu xuất kho” ta chọn “xuất kho” vị trí thứ 2 góc trái màn hình rồi phần mềm sẽ tự động đưa ra “phiếu xuất kho”.
Diễn giải:
- Ô “ ngày hạch toán” và “ngày chứng từ sẽ tự động nhảy theo hiện tại là ngày 01/11/2018.
- Ô “ số chứng từ” Sẽ tự động nhảy theo trình tự số phiếu đã xuất XK00050 - Ô “Người nhận” nhập là: Lý Thị Huệ
- Ô “địa chỉ” nhập Bộ phận sản xuất gạch
- Ô “ lý do xuất hàng” nhập là: Xuất NVL sản xuất gạch - Ô “mã hàng” nhập mã của vật tư là: XM40, BOTDA
- Ô “tên hàng” nhập là với mã XM40 “ xi măng”, với mã BOTDA “bột đá”. - Ô “kho” nhập là kho 152
- Ô “ TK nợ” ghi 1541 - Ô “ TK có” ghi 152
- Ô “ Đơn vị tính”: với mã vật tư là xi măng đơn vị tính là kg còn với bột đá đơn vị tính là m3.
- Ô “ số lượng”: Bột đá 768, xi măng là 160.677
- Ô “ Đơn giá”: Hệ thống trên phần mềm sẽ tự động cập nhật
- Ô “thành tiền” với xi măng là 145.809.557 đồng còn với bột đá là 81.314.852 đồng.
“Phiếu xuất kho” (phụ lục 5) sau khi nhập liệu xong không được in ra ngay tại thời điểm phát sinh mà đến cuối năm kế toán mới tiến hành in tất cả phiếu xuất kho.
Sau khi nhập liệu xong số liệu được tự động cập nhật trên phần mềm, đồng thời số liệu sẽ được phản ánh lên các sổ:
+ Sổ chi tiết TK 1541 + Sổ chi tiết TK 152 + Sổ cái TK 1541