Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp sản xuất

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất tại doanh nghiệp tư nhân long dương, phú thọ (Trang 34 - 36)

PHẦN A : MỞ ĐẦU

B. NỘI DUNG

1.5. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất

1.5.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp sản xuất

sản xuất

Đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm dở dang có ý nghĩa quan trọng trong việc tính giá thành cũng như trong công tác kế toán toàn doanh nghiệp nói chung, bởi thông tin về giá trị sản phẩm dở dang có ảnh hưởng và cũng có tác động đến giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán và ảnh hưởng tới lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

1.5.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nửa thành phẩm giai đoạn trước

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang ít và ổn định giữa các kỳ.

Công thức:

Dck = Dđk + C x Qd Otp + Qd

Trong đó:

Dđk: Chi phí nguyên vật liệu (nguyên vật liệu chính) dở dang đầu kỳ C: Chi phí nguyên vật liệu (nguyên vật liệu chính) phát sinh trong kỳ Qtp: Số lượng sản phẩm nhập kho

Qd: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thì tính cho cả sản phẩm hoàn thành.

Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít.

Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì chi phí sản xuất tính cho giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

1.5.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương

Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, sản lượng sản phẩm dở dang biến động nhiều giữa các kỳ kế toán, chi phí chế biến chiểm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí sản xuất.

Công thức: Giá trị sản phẩm dở cuối

kỳ (Dck) =

Chi phí nguyên vật liệu (nguyên vật liệu chính) trong sản phẩm dở dang

cuối kỳ (Dck)

+

Chi phí nhân công trực tiếp, sản xuất chung trong sản phẩm dở dang

cuối kỳ (Dck NCTT, SXC)

Chi phí vật liệu (nguyên vật liệu chính) trong sản phẩm dở dang cuối kỳ (Dck) = Dđk + C x Qtp + Qd Qd Chi phí nhân công trực

tiếp, chi phí sản xuất chung trong sản phẩm dở dang cuối kỳ (Dck NCTT,SXC) = Dđk(NCTT,SXC)+C(NCTT,SXC) Qtp + Qd xQd Trong đó:

Dđk: Chi phí dở dang đầu kỳ của nguyên vật liệu chính

Dđk(NCTT,SXC): Chi phí dở dang đầu kỳ của chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung

C: Chi phí nguyên vật liệu chính phát sinh trong kỳ

C(NCTT,SXC): Chi phí nhân công trực tiếp, sản xuất chung phát sinh trong kỳ

Qtp: Số lượng sản phẩm nhập kho

Qd: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Qd’: Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Qd’ = Qd x %hoàn thành Ưu điểm: Đảm bảo số liệu hợp lý và có độ tin cậy cao hơn so với phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền công nghệ sản xuất khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan.

1.5.4.3.Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất tại doanh nghiệp tư nhân long dương, phú thọ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)