PHẦN A : MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
3.2.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá
3.2.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất tính giá thành sản xuất
+ Giải pháp về bộ máy
Xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với cơ cấu quản lý của doạnh nghiệp. Hiện tại đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp còn khá ít, khối lượng công việc tương đối nhiều. Để đảm bảo công tác tránh ứ đọng công việc, tăng cường tính chuyên môn hóa, giảm bớt khối lượng công việc, doanh nghiệp nên tuyển thêm kế toán để san sẻ công việc với một kế toán chính hiện tại, để công việc thực hiện được hiệu quả nhất, hướng đến chuyên môn hóa về nghiệp vụ cho kế toán. Kế toán trưởng sẽ là người bao quát tất cả mọi các hoạt động của kế toán không nên kiêm nhiệm tất vào một kế toán, giám sát tình hình báo cáo với giám đốc của doanh nghiệp một cách kịp thời.
Doanh nghiệp nên tách riêng phòng làm việc của kế toán với các phòng để đảm bảo không gian thoải mái, rộng rãi, không ảnh hưởng tới chất lượng công viêc.
+ Giải pháp về công tác tổ chức kế toán và chứng từ
Kế toán nên thực hiện công việc của mình ngay tại thời điểm công việc phát sinh, khi xuất kho phục vụ cho sản xuất kế toán nên in phiếu xuất kho ngay tại thời điểm thực tế lập phiếu xuất kho.
Các chứng từ kế toán khi phát sinh nên điền đầy đủ thông tin, chữ ký của giám đốc và những người có liên quan để họ chịu trách nhiệm trước công việc của mình.
Doanh nghiệp nên xem xét lại nguyên tắc tổ chức tài khoản chi tiết cho phù hợp hơn, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều tiêu chí tổ chức tài khoản chi tiết nhưng căn cứ vào đặc điểm của doanh nghiệp thì em xin đề xuất cách thức tổ chức tài khoản chi tiết như sau:
* chi tiết cấp 2: cho lĩnh vực sản xuất * chi tiết cấp 3: cho khoản mục
* chi tiết cấp 4: cho đối tượng cụ thể Ví dụ như sau:
* TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang * TK 1541: chi phí cho xây dựng công trình * TK 1542: chi phí sản xuất gạch không nung * TK 15421: Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp * TK 15422: Chi phí nhân công trực tiếp
* TK 15423: Chi phí sản xuất chung
Như vậy sẽ thuận tiện trong công tác tập hợp thực hiện thao tác số liệu ngay trên phần mềm khi tính giá thành sản phẩm. Kế toán sẽ lấy số liệu tổng hợp các chi phí số phát sinh bên Nợ TK 1542- chi phí sản xuất gạch không nung. Tất cả các TK chi tiết cấp 3 sẽ được tập hợp vào TK 1542. Cuối kỳ ta có bút toán:
Nợ TK 1542:
Có TK 15421: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 15422: chi phí nhân công trực tiếp Có TK 15423: chi phí sản xuất chung.
Giao diện 3.1: Giao diện tổ chức tài khoản kế toán
+ Giải pháp về chi phí nguyên vật liệu.
Doanh nghiệp trên thực tế đã lập định mức chi phí nguyên vật liệu sản xuất nhưng cuối kỳ lại chưa đánh giá định mức đó, việc này làm cho doanh nghiệp không biết được tính hợp lý và hiệu quả của định mức. Vì vậy, cuối kỳ kế toán doanh nghiệp cần xem xét đánh giá định mức nguyên vật liệu đã xây dựng so sánh với thực tế xem xây dựng định mức đã phù hợp hay chưa? Và có những điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Doanh nghiệp nên theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu thật chi tiết và sau đó đưa ra dự toán nguyên vật liệu để có kế hoạch chi phí và kế hoạch nhập nguyên vật liệu cụ thể tránh tình trạng phân bổ chi phí không hợp lý và thiếu nguyên vật liệu để sản xuất. Sau khi lập dự toán chi phí nguyên vật liệu thì doanh nghiệp nên lập bảng so sánh tình hình sử dụng nguyên vật liệu so với kế hoạch như thế nào để có giải pháp thích hợp cho việc sử dụng nguyên vật liệu.
Em xin đề xuất mẫu báo cáo tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong tháng 11/2018.
Bảng 3.1: Báo cáo tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu tháng 11/2018
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LONG DƯƠNG Xã Hưng Long, Yên Lập, Phú Thọ
BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHỐI LƯỢNG NGUYÊN VẬT LIỆU THÁNG 11/2108 Ngày 30 tháng 11 năm 2018 Loại Nguyên vật liệu ĐVT Số lượng sử dụng kế hoạch Số lượng sử dụng thực tế Chênh lệch Xi măng kg 160.700 160.677 23 Bột đá M3 800 768 32 ... ... Người lập (ký,họ tên) Người phụ trách (ký,họ tên) Giám đốc (ký,họ tên) + Giải pháp về chi phí nhân công trực tiếp
Như đã đề cập ở phần hạn chế việc trả lương cho người lao động là chưa hợp lý, vì trong doanh nghiệp có nhiều công nhân mỗi người chạy công đoạn khác nhau, tay nghề khác nhau, doanh nghiệp nên có sự phân hóa đơn giá ngày công giữa các công nhân có trình độ, tay nghề với công nhân có trình độ , tay nghề thấp hơn.
Ví dụ:
Bảng 3.2: Bảng đơn giá ngày công cho công nhân sản xuất gạch
Bậc 1 2 3
Đơn giá ngày công đ/ngày 400.000 300.000 250.000
Bậc 1 là những công nhân có trình độ, tay nghề cao và gắn bó lâu với doanh nghiệp.
Bậc 3 là những công nhân làm việc phụ.
Doanh nghiệp nên có những khoản thưởng, tiền ăn ca, phụ cấp cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thưởng khi tổ đó làm tốt để khuyến khích động viên để họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, đặc biệt nên quan tâm vào những dịp lễ, tết, thăm hỏi khi ốm đau. Hiện tại về vấn đề này doanh nghiệp vẫn còn chưa thực hiện được.
Doanh nghiệp nên ký hợp đồng dài hạn cho công nhân sản xuất để họ đảm bảo thu nhập và làm việc lâu dài cho doanh nghiệp, và thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân (theo luật bảo hiểm xã hội điều 2, khoản 1, luật số 58/2014 QH13 trích “ Đối tượng áp dụng là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc theo mùa, vụ nhất định có thời hạn từ 3 đến dưới 12 tháng đều phải đóng bảo hiểm xã hội).
+ Giải pháp về chi phí sản xuất chung
Doanh nghiệp nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định vì năm 2018 doanh nghiệp cũng có khá nhiều tài sản cố định mà đa phần là tài sản đã sử dụng lâu, sẽ không tránh được hỏng hóc. Việc trích trước tài sản cố định sẽ giúp doanh nghiệp tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định là việc hạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh, nhưng đựơc tính trước vào chi phí sản xuất trong kỳ cho các đối tượng chiụ chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh không gây đột biến cho chi phí sản xuất. Hạch toán phần trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định vào chi phí sản xuất trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh.
Việc xác định trích trước chi phí sửa chữa lớn hàng tháng có thể căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn trong năm nay hoặc chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh trong năm trước. Khi đó mức trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định trong tháng được tính như sau:
Mức trích trước chi phí sửa chữa lớn trong tháng =
Kế hoạch sửa chữa lớn trong năm 12
Nếu căn cứ vào chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh năm trước: Mức trích trước chi phí
sửa chữa lớn trong tháng =
Chi phí sửa chữa lớn phát sinh năm trước 12
- Doanh nghiệp tư nhân Long Dương năm 2018 không sản xuất gạch xi măng nữa nhưng vẫn tiến hành trích khấu hao của máy gạch xi măng là điều không hợp lý, khi trích khấu hao thì khi lên tờ khai quyết toán thuế doanh nghiệp lại phải loại với phần chi phí khấu hao của máy làm gạch xi măng, (theo thông tư 45/2013/TT-BTC tại điều 9 quy định về quy tắc trích khấu hao tài sản cố định “Đối với tài sản không sử dụng, ngừng sản xuất, không phục vị cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì không tiến hành trích chi phí khấu hao tài sản cố định).
+ Giải pháp khác
* Giải pháp về quá trình sản xuất
Doanh nghiệp cần mở rộng thị trường tiêu thụ của mình sang nhiều tỉnh thành khác vì chủ yếu hiện tại doanh nghiệp là hoạt động mua bán trong tỉnh. Cải tiến, nâng cao các thiết bị máy móc đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả công việc. Các hợp đồng gia công được ký kết với các nước có nền kinh tế ổn định để cần được nâng cao tránh tình trạng thất nghiệp cho công nhân ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.