2.2.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang
Do đặc thù của ngành nên doanh nghiệp tư nhân Long Dương không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ vì thông thường sản phẩm xuất theo quy trình sản xuất đồng loạt cho từng đơn hàng nên sản phẩm hoàn thành là một số đơn đặt
hàng nào đó mà các đơn đặt hàng này thường được kiểm định ngày trả hàng nên quy trình sản xuất không có sản phẩm dở dang.
2.2.2.5. Tính giá thành sản xuất tại doanh nghiệp tư nhân Long Dương
Tại doanh nghiệp tư nhân Long Dương, phương pháp tính giá thành được lựa chọn là phương pháp giản đơn. Theo phương pháp này tập hợp tất cả các chi phí phát sinh trực tiếp cho toàn bộ sản phẩm.
Tổng giá thành thực tế trong kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
trong kỳ
-
Chi phí sản xuất dở dang
cuối kỳ
Mặc dù, doanh nghiệp có sử dụng phần mềm kế toán MISA 2019 nhưng doanh nghiệp chỉ sử dụng phần mềm để tập hợp chi phí còn tính giá thành được thực hiện trên Excel.
- Tính giá thành sản xuất
Như đã được trình bày ở các mục trước về việc tổng hợp từng khoản mục chi phí kế toán sẽ lên được bảng tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm. Kế toán lập bảng tính giá thành căn cứ vào các chi phí phát sinh trong kỳ đã tập hợp ở chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Kế toán lập bảng tính giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp không dùng phần mềm để tính giá thành mà dùng EXCEL.
Doanh nghiệp thực hiện kỳ tính giá thành theo tháng.
Ta có CPSX để sản xuất ra sản phẩm gạch không nung đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo tiêu thức sản phẩm hoàn thành nhập kho, trong kỳ doanh nghiệp sản xuất ra 589.950 sản phẩm với mức sử dụng nguyên liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung khác nhau nên giá thành sản xuất ra 1 viên gạch cũng khác nhau.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính vào giá thành: Gồm có xi măng và bột đá
* Chi nhân công trực tiếp phát sinh trong tháng 11/2018: 117.970.000 đồng
* Chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng 11/2018: 48.853.998 đồng Sau khi đã xác định được các chi phí liên quan rồi tập hợp vào TK 154 chi phí sản xuất gạch không nung.
Ta có tổng chi phí phát sinh trong kỳ là: 393.975.407 đồng. Tổng giá thành thực tế trong kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Ta có: Tổng giá thành thực tế = 0 + 393.975.407 + 0 = 393.975.407 đồng Vậy tổng giá thành tháng 11/2018 là: 393.975.407 đồng
+ Giá thành đơn vị: Căn cứ vào giá thành sản phẩm, căn cứ vào số lượng sản phẩm nhập kho, ta có: Giá thành đơn vị = Giá thành sản phẩm = 393.975.407 = 667,81 Tổng số lượng SP 589.950
Vậy giá thành của 1 viên gạch không nung là: 667,81 đồng/viên
Sau khi tính được giá thành của 1 viên gạch, kế toán cập nhật giá nhập kho thành phẩm trên phần mềm. Kế toán tiến hành thực hiện những nhập giá nhập kho thành phẩm nhập kho trên phiếu nhập kho.
Bảng 2.5: Bảng tính giá thành sản xuất gạch không nung
Ví dụ 7 : Ngày 30/11/2018, căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất, sau
khi tính giá thành và nhập giá thành lên phần mềm phiếu nhập kho thành phẩm thì kế toán tiến hành nhập kho sản phẩm hoàn thành. Kế toán lập “phiếu nhập
kho” (phụ lục 14).
Trình tự nhập kho thành phẩm như sau: Từ giao diện phần mềm kế toán MISA chọn phân hệ “kho” => chọn “Nhập Kho” => chọn nguồn nhập kho “thành phẩm sản xuất” rồi tiến hành nhập kho.
- Ô “Ngày hạch toán và ngày chứng từ” ghi: 30/11/2018 - Ô “ Số chứng từ” ghi: NKTP35
- Ô “ người giao hàng” ghi
- Ô “Diễn giải” ghi: Gạch không nung - Ô “tên hàng hóa” ghi: gạch không nung - Ô “ TK Nợ” ghi: TK 155
- Ô “ TK Có” ghi TK 154 - Ô “ĐVT” ghi: viên
- Ô “ số lượng” nhập: 589.950 viên - Ô “ Đơn giá” ghi: 667,81 đồng/viên - Ô “thành tiền” ghi: 393.975.407 đồng