Giao diện 2.5: Giao diện sổ cái tài khoản 1541
2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp a. Nội dung:
Tại đơn vị, chi phí nhân công trực tiếp là các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Hàng ngày, tổ trưởng có trách nhiệm chấm công cho người lao động, đến cuối tháng tổ trưởng tổng hợp tổng sản phẩm sản xuất trong tháng trong sổ sách theo dõi của tổ trưởng, đến cuối tháng doanh nghiệp tiến hành nghiệm thu gạch không nung, kế toán đối chiếu lập bảng chi tiết thanh toán khoán sản xuất gạch, sau khi chốt bảng chi tiết thanh toán khoán sản xuất gạch và bảng chấm công do tổ trưởng gửi lên, kế toán tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương phải trả cho công nhân, trình lên giám đốc doanh nghiệp ký, tiếp đó kế toán lập
phiếu chi minh chứng cho tiền lương đã trả. Doanh nghiệp trả lương vào ngày 10 – 15 hàng tháng sẽ tiến sẽ tiến hành trả lương cho công nhân.
Hình thức tính lương: Doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo lương sản phẩm
b. Chứng từ và sổ sách kế toán
- Chứng từ sử dụng:
+ Biên bản nghiệm thu gạch không nung + Bảng chấm công
+ Bảng thanh toán tiền lương + Phiếu chi
+ Bảng chi tiết thanh toán khoán sản xuất gạch - Sổ sách sử dụng:
+ Sổ chi tiết tài khoản 1542 + Sổ cái tài khoản 1542
c. Tài khoản sử dụng
Doanh nghiệp sử dụng tài khoản 154 để tập hợp chi phí, kế toán sử dụng TK 1542 chi phí nhân công phát sinh trong kỳ.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan để tập hợp chi phí NCTT
+ Tài khoản 334: Phải trả người lao động
d. Trình tự hạch toán
Kế toán căn cứ vào bảng chấm công của tổ trưởng và bảng chi tiết thanh toán khoán sản xuất gạch tiến hành lập bảng tính và thanh toán lương cho công nhân, đồng thời nhập kho sản phẩm hoàn thành trên phần mềm.
Ngày 10-15 tháng sau, kế toán tiến hành lập phiếu chi lương trên phần mềm kế toán.
Tổ trưởng sẽ là người chấm công cho công nhân và sẽ tổng hợp số ngày công
Lương thực tế của
1 công nhân = Đơn giá ngày công x
Số công thực tế của công nhân đó Trong đó:
Tổng số tiền trên bảng chi tiết thanh
toán khoán SX gạch = Số SPHT x Định mức đơn giá - Tổng số công: tổng số công của 1 tổ sản xuất trong tháng
- Số SPHT: Tổng sổ SPHT của cả tổ
Doanh nghiệp xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp là 200đ/viên - Số công: số công trong 1 tháng mà công nhân đó đi làm
Ví dụ 4: Tính lương tháng 11/2018 cho anh Đinh Công Bình làm việc tại
tổ sản xuất gạch. Hàng ngày tổ trưởng tiến hành chấm công cho các lao động của mình (Phụ lục 6), đến cuối tháng kế toán sẽ căn cứ vào bảng chấm công của tổ trưởng gửi lên và biên bản nghiệm thu gạch không nung (phụ lục 7) rồi tiến hành lập bảng “chi tiết thanh toán khoán sản xuất gạch” (Phụ lục 8).
Lương của tổ sản xuất gạch tháng
11/2018
= 589.950 x 200 = 117.970.000
Đơn giá ngày công của 1 Công nhân là: Đơn giá ngày công của
1 CN tháng 11/2018 = 117.970.000 : 364 = 324.093,4066 Do anh Bình đi làm đủ 26 ngày công nên lương của anh sẽ là:
Lương thực tế của anh Đinh Công Bình = 324.093,4066 x 26 = 8.426.429 đồng.
Đơn giá ngày
công =
Tổng số tiền trên bảng chi tiết thanh toán khoán SX gạch Tổng số công
Kế toán lập “Bảng thanh toán tiền lương” (phụ lục 9) cho tổ sản xuất gạch
Giao diện 2.6: Giao diện bảng thanh toán lương tháng 11
Ngày 10-15 tháng sau, kế toán tiến hành trả lương cho tổ công nhân trực tiếp dựa trên số sản phẩm hoàn thành, kế toán lập “phiếu chi” (phụ lục 10).
Diễn giải:
- Ô “Chứng từ” và “ngày hạch toán”: ghi 10/12/2018 - Ô “số chứng từ”: PC00335
- Ô “ Người nhận”: nhập Lý Thị Huệ - Ô “địa chỉ”: Bộ phận sản xuất gạch
- Ô “ lý do chi”: nhập Thanh toán lương tổ sản xuất gạch tháng 11/2018 - Ô “ Diễn giải” nhập Thanh toán lương tổ sản xuất gạch tháng 11/2018 - Ô “ TK Nợ” ghi TK 334
- Ô “ TK Có” ghi 1111
- Ô “ số tiền” ghi 117.970.000 đồng.
Giao diện 2.7: Giao diện phiếu chi lương
Giao diện 2.9 : Giao diện sổ chi tiết tài khoản 1542
Giao diện 2.11: Giao diện sổ cái Tài khoản 1542
Trong tháng 11/2018, doanh nghiệp đã trả cho chi phí nhân công sản xuất gạch là 117.970.000 đồng.
2.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung a. Nội dung:
Tại doanh nghiệp tư nhân Long Dương chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản sau: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài.
b. Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT - Phiếu chi
- Bảng tính và phân bổ khấu hao
c. Tài khoản sử dụng
TK 1547: - Chi phí sản xuất chung sản xuất gạch không nung.
Kế toán hàng tháng căn cứ vào hóa đơn tiền điện và phiếu báo tiền điện của công ty điện lực, kế toán tiến hành phân bổ chi phí tiền điện cho gạch.
- Chi phí nhân viên phân xưởng
Doanh nghiệp không có chi phí nhân viên quản lý phân xưởng
- Chi phí công cụ dụng cụ
Chi phí công cụ dụng cụ doanh nghiệp không sử dụng nên không tập hợp chi phí công cụ dụng cụ để tính giá thành.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
Doanh nghiệp phân loại tài sản theo hình thái biểu hiện: gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình Danh sách tài sản cố định (phụ lục 11)
Kế toán tiến hành trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng và tính khấu hao mỗi tháng một lần.
Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng Mức khấu hao tháng = Mức khấu hao năm : 12 Trong đó:
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua trên hóa đơn + Chi phí liên quan
Ví dụ 5 : Ngày 31/12/2018 doanh nghiệp tính khấu hao cho Máy gạch không nung 11/2018. Ngày bắt đầu tính khấu hao là ngày 01/01/2018.
- Đối với máy gạch không nung:
Mức khấu hao năm = 1.460.036.364 : 8 = 182.504.546 đồng Mức khấu hao tháng = 182.504.545.5 : 12 = 15.208.712 đồng
Giao diện 2.12: Giao diện tính khấu hao tài sản cố định
Doanh nghiệp tiến hành trích khấu hao của một TSCĐ, kế toán tiến hành tính và phân bổ chi phí khấu hao trên EXCEL. Do doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng nên chi phí khấu hao tài sản cố đinh cho mỗi tháng là như nhau 15.208.712 đồng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài của doanh nghiệp bao gồm: + Chi phí điện sản xuất
Chi phí sản xuất gạch có đường điện riêng, chi phí xây dựng công trình và chi phí quản lý doanh nghiệp có đường điện riêng, nên chi phí điện cho sản xuất gạch không nung không phải phân bổ cho chi phí quản lý doanh nghiệp, sẽ tính thẳng luôn vào chi phí sản xuất chung.
Ví dụ 6: Ngày 25/11/2018 Căn cứ vào hóa đơn GTGT điện sản xuất hóa
đơn số 0738890, mẫu số 01GTKT0/001 của Công ty điện lực Phú Thọ - điện lực Thanh Sơn (Phụ lục 12), kế toán tiến hành lập “ủy nhiệm chi” (Phụ lục 13) thanh toán tiền điện cho công ty điện lực.
Nợ TK 1547,1331 :
Có TK 331 : (chi tiết cho Công ty điện lực) - Chứng từ:
+ Phương thức thanh toán: Ủy nhiệm chi + Ngày: 25/11/2018
+ Ngày ghi sổ: 26/11/2018 + Số UNC00248:
- Đối tượng:
+ Tài khoản chi: 2716201000078 + Tài khoản nhận: 0100100417004
+ Diễn giải: Chuyển tiền cho công ty điện lực Phú Thọ- điện lực Thanh Sơn - Phần hàng tiền:
+ Nợ Tk 6422: Phí chuyển tiền + TK Nợ: 331
+ TK Có: 112
+ Số tiền: 37.009.815 đồng
Sau khi nhập liệu đầy đủ, kế toán chọn “Cất”.
Giao diện 2.13: Giao diện ủy nhiệm chi tiền điện tháng 11
Giao diện 2.15: Giao diện sổ chi tiết tài khoản 1547
Giao diện 2.17: Giao diện sổ nhật ký chung tài khoản 154
2.2.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang
Do đặc thù của ngành nên doanh nghiệp tư nhân Long Dương không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ vì thông thường sản phẩm xuất theo quy trình sản xuất đồng loạt cho từng đơn hàng nên sản phẩm hoàn thành là một số đơn đặt
hàng nào đó mà các đơn đặt hàng này thường được kiểm định ngày trả hàng nên quy trình sản xuất không có sản phẩm dở dang.
2.2.2.5. Tính giá thành sản xuất tại doanh nghiệp tư nhân Long Dương
Tại doanh nghiệp tư nhân Long Dương, phương pháp tính giá thành được lựa chọn là phương pháp giản đơn. Theo phương pháp này tập hợp tất cả các chi phí phát sinh trực tiếp cho toàn bộ sản phẩm.
Tổng giá thành thực tế trong kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
trong kỳ
-
Chi phí sản xuất dở dang
cuối kỳ
Mặc dù, doanh nghiệp có sử dụng phần mềm kế toán MISA 2019 nhưng doanh nghiệp chỉ sử dụng phần mềm để tập hợp chi phí còn tính giá thành được thực hiện trên Excel.
- Tính giá thành sản xuất
Như đã được trình bày ở các mục trước về việc tổng hợp từng khoản mục chi phí kế toán sẽ lên được bảng tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm. Kế toán lập bảng tính giá thành căn cứ vào các chi phí phát sinh trong kỳ đã tập hợp ở chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Kế toán lập bảng tính giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp không dùng phần mềm để tính giá thành mà dùng EXCEL.
Doanh nghiệp thực hiện kỳ tính giá thành theo tháng.
Ta có CPSX để sản xuất ra sản phẩm gạch không nung đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo tiêu thức sản phẩm hoàn thành nhập kho, trong kỳ doanh nghiệp sản xuất ra 589.950 sản phẩm với mức sử dụng nguyên liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung khác nhau nên giá thành sản xuất ra 1 viên gạch cũng khác nhau.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính vào giá thành: Gồm có xi măng và bột đá
* Chi nhân công trực tiếp phát sinh trong tháng 11/2018: 117.970.000 đồng
* Chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng 11/2018: 48.853.998 đồng Sau khi đã xác định được các chi phí liên quan rồi tập hợp vào TK 154 chi phí sản xuất gạch không nung.
Ta có tổng chi phí phát sinh trong kỳ là: 393.975.407 đồng. Tổng giá thành thực tế trong kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Ta có: Tổng giá thành thực tế = 0 + 393.975.407 + 0 = 393.975.407 đồng Vậy tổng giá thành tháng 11/2018 là: 393.975.407 đồng
+ Giá thành đơn vị: Căn cứ vào giá thành sản phẩm, căn cứ vào số lượng sản phẩm nhập kho, ta có: Giá thành đơn vị = Giá thành sản phẩm = 393.975.407 = 667,81 Tổng số lượng SP 589.950
Vậy giá thành của 1 viên gạch không nung là: 667,81 đồng/viên
Sau khi tính được giá thành của 1 viên gạch, kế toán cập nhật giá nhập kho thành phẩm trên phần mềm. Kế toán tiến hành thực hiện những nhập giá nhập kho thành phẩm nhập kho trên phiếu nhập kho.
Bảng 2.5: Bảng tính giá thành sản xuất gạch không nung
Ví dụ 7 : Ngày 30/11/2018, căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất, sau
khi tính giá thành và nhập giá thành lên phần mềm phiếu nhập kho thành phẩm thì kế toán tiến hành nhập kho sản phẩm hoàn thành. Kế toán lập “phiếu nhập
kho” (phụ lục 14).
Trình tự nhập kho thành phẩm như sau: Từ giao diện phần mềm kế toán MISA chọn phân hệ “kho” => chọn “Nhập Kho” => chọn nguồn nhập kho “thành phẩm sản xuất” rồi tiến hành nhập kho.
- Ô “Ngày hạch toán và ngày chứng từ” ghi: 30/11/2018 - Ô “ Số chứng từ” ghi: NKTP35
- Ô “ người giao hàng” ghi
- Ô “Diễn giải” ghi: Gạch không nung - Ô “tên hàng hóa” ghi: gạch không nung - Ô “ TK Nợ” ghi: TK 155
- Ô “ TK Có” ghi TK 154 - Ô “ĐVT” ghi: viên
- Ô “ số lượng” nhập: 589.950 viên - Ô “ Đơn giá” ghi: 667,81 đồng/viên - Ô “thành tiền” ghi: 393.975.407 đồng
Giao diện 2.18: Giao diện phiếu nhập kho thành phẩm tháng 11
2.3 Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất doanh nghiệp tư nhân Long Dương
2.3.1. Ưu điểm
a. Về bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý tổ chức của doanh nghiệp gọn nhẹ, thống nhất, bên dưới ban lãnh đạo là các phòng ban được xây dựng một cách hợp lý, trực tiếp phụ trách các vấn đề thuộc chuyên môn nghiệp vụ của mình, đồng thời phan xưởng bố trí thực hiện nhiệm vụ sản xuất từ doanh nghiệp đưa xuống đảm bảo số lượng được giao.
b. Về bộ máy kế toán
Doanh nghiệp tư nhân Long Dương hiện có bộ máy kế toán tổ chức gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả đúng theo kế độ kế toán hiện hành. Trong phòng tài hính-kế toán, nhân viên kế toán có trình độ tay nghề phù hợp, nhiệt tình trong công việc, kế toán trẻ tuổi rất năng động và có trách nhiệm trong công việc đặc biệt rất nhạy bén trong quá trình xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp thộng tin kế toán.
Kế toán viên chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công việc mà mình phụ trách đảm bảo cung cấp thông tin kế toán nhanh chóng, kịp thời, chính xác đến từng đối tượng sử dụng.
Nhìn chung, việc tổ chức bộ máy kế toán tài chính nói chung và công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản xuất nói riêng ở doanh nghiệp tư nhân Long Dương đã đáp ứng được yêu cầu quản lý ở doanh nghiệp xét trên cả hai khía cạnh: Tuân thủ các chuẩn mực kế toán nói chung và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
c. Về vận dụng hệ thống chứng từ
Doanh nghiệp sử dụng hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán khá đầy đủ theo thông tư 133/2016/TT – BTC của Bộ Tài Chính, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở nước ta.
Việc luân chuyển chứng từ sổ sách giữa phòng kế toán với thống kê phân xưởng và thủ kho được tổ chức một cách nhịp nhàng, hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, đặc biệt là cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
d. Về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Trong các phần hành kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất tại doanh nghiệp tư nhân Long Dương được thực hiện khá chặt chẽ, hạch toán chi phí và tính giá thành sản xuất được tiến hành sát thực tế đảm bảo nguyên tắc phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp.
Việc sản xuất gạch không nung có những vật liệu khác nhau, vì vậy công tác kế toán vật tư rất được chú trọng. Những năm gần đây, do biến động của thị trường nên giá cả nguyên vật liệu cũng biến động nhưng doanh nghiệp vẫn đáp