Các đối tượng sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH fabchem vina (Trang 28)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3. Các đối tượng sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh

1.3.1. Doanh thu

Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ hạch toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu [2;338].

Theo nguồn hình thành, doanh thu của doanh nghiệp gồm các bộ phận cấu thành sau:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ số tiền thu được hoặc số thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) [2;340].

- Doanh thu thuần: Là toàn bộ số tiền bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ (chiết khấu hàng hóa, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) và được khách hàng chấp nhận thanh toán.

Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Chiết khấu thương mại – Hàng bán bị trả lại – Giảm giá hàng bán

+ Chiết khấu thương mại

Là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêm yết doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng [2;355].

+ Hàng bán bị trả lại

Là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hành như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại [2;357].

22

+ Giảm giá hàng bán

Là khoản tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ cho bên mua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn,…đã ghi trong hợp đồng [2;359].

- Doanh thu hoạt động tài chính: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán [2;378]. Bao gồm: tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức,…

- Thu nhập khác: Là các khoản thu nhập không phải là doanh thu của doanh nghiệp. Đây là các khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp [2;385].

1.3.2. Chi phí

Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán, dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu.

Phân loại chi phí kinh doanh theo tính chất kinh tế (yếu tố chi phí): Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố sau:

- Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ, …sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).

- Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).

- Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh toàn bộ số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho người lao động.

- Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả lao động.

23

- Yếu tố khấu hao TSCĐ: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.

- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế chi phí (khoản mục chi phí). Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân chia theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm ở Việt Nam bao gồm 5 khoản mục chi phí:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ [2;282].

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế [2;382].

- Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng đội sản xuất như chi lương nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng [2;282].

- Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ [2;365]. Bao gồm chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dịch vụ mua ngoài,…

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp [2;371].

1.3.3. Lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng từ hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa các khoản doanh thu thu về so với các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại.

24

Lợi nhuận = Doanh thu ¯ Chi phí

Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm các bộ phận cấu thành sau:

- Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ( Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ).

Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ =

Doanh thu thuần bán

hàng ¯ Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính: Là phần chênh lệch giữa thu và chi trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Lợi nhuận từ hoạt động

tài chính = Doanh thu tài chính - Chi phí tài chính

- Lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác: Là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, mang tính chất không thường xuyên hay nói cách khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ hoạt động khác của doanh nghiệp.

Lợi nhuận khác = Doanh thu khác - Chi phí khác

- Lợi nhuận kế toán trước thuế: Là chỉ tiêu phản ánh tổng số lợi nhuận do kế toán ghi nhận được từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác mà doanh nghiệp tiến hành trong kỳ trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lợi nhuận kế toán

trước thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

Lợi nhuận kế toán trước thuế =

Lợi nhuận gộp từ

bán hàng + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Lợi nhuận khác

- Lợi nhuận kế toán sau thuế: Là chỉ tiêu phản ánh phần lợi nhuận kế toán còn lại sau khi đã trừ đi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

25

Lợi nhuận kế toán sau thuế =

Lợi nhuận kế

toán trước thuế - Thuế TNDN

1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

1.3.4.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh

Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh nhằm nêu lên những nhận xét, đánh giá sơ bộ, ban đầu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó giúp các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các đối tác,…có căn cứ để có thể đưa ra các quyết định cần thiết về đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết, mua bán, cho vay,…Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, sử dụng các chỉ tiêu sau:

a, Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu:

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE – Return on equity) là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị vốn chủ sở hữu mang lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế [3;288]. Được xác định theo công thức:

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân

Trong đó, vốn chủ sở hữu bình quân được xác định như sau:

Vốn chủ sở hữu bình quân = Số vốn chủ sở hữu hiện có đầu kỳ + Số vốn chủ sở hữu hiện có cuối kỳ 2

Trị số của chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn chủ sở hữu. Hơn nữa, trị số này càng lớn cho thấy năng lực của bộ phận quản lý trong việc cân đối một cách hài hòa, hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

b, Sức sinh lợi của doanh thu

Sức sinh lợi của doanh thu (ROS – Return on sales) cho biết một đơn vị doanh thu thuần đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trong phân tích kinh doanh, chỉ tiêu ROS được sử dụng như một chỉ tiêu bổ sung để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bên cạnh chỉ tiêu ROE [3;289]. Chỉ tiêu ROS được xác định theo công thức:

26

Sức sinh lợi của doanh thu thuần = Lợi nhuân sau thuế Doanh thu thuần

Trị số của chỉ tiêu này càng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại nếu trị số của chỉ tiêu càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng thấp.

c, Sức sinh lợi của chi phí hoạt động

Sức sinh lợi của chi phí hoạt động là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị chi phí hoạt động phát sinh trong kỳ đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế [3;290]. Được xác định theo công thức:

Sức sinh lợi của chi phí hoạt động =

Lợi nhuân sau thuế Chi phí hoạt động

Trong đó, chi phí hoạt động là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp tiêu hao có liên quan đến kết quả hoạt động trong kỳ, bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác. Trị số của chỉ tiêu này càng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại, nếu trị số của chỉ tiêu càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng thấp.

1.3.4.2. Các chỉ tiêu phân tích hiệu suất hoạt động

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động như: Sức sản xuất của yếu tố đầu vào (hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào), sức sản xuất của chi phí đầu vào (hiệu suất sử dụng chi phí đầu vào). Hiệu suất sử dụng chi phí hay hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào càng lớn, doanh nghiệp càng có điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh và ngược lại [3;292].

Hiệu suất sử dụng các yếu tố hay chi phí đầu vào =

Đầu ra phản ánh kết quả sản xuất Yếu tố đầu vào hay chi phí đầu vào

Trị số của các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng các yếu tố hay chi phí đầu vào càng lớn, hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và chi phí đầu vào càng cao, công ty càng có điều kiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh và ngược lại. Đối với tử số, có thể sử dụng một trong các chỉ tiêu như doanh thu thuần bán hàng, doanh thu thuần hoạt động kinh doanh,... Mẫu số thường sử dụng phổ biến chỉ tiêu “Tổng chi phí sản xuất- kinh doanh”, ngoài ra có thể dùng các chỉ tiêu khác như tổng chi phí nhân công, tổng chi phí khấu hao,…

27

Các chỉ tiêu phản ánh yếu tố đầu vào sử dụng để xác định hiệu suất hoạt động (TSCĐ, lao động, nguyên vật liệu) ở mẫu số phải là số bình quân vì bộ phận yếu tố đầu vào trong kỳ thường xuyên biến động, thay đổi nên không thể sử dụng giá trị ở bất kỳ một thời điểm nào trong kỳ để đại diện. Giá trị bình quân của từng yếu tố được xác định như sau: Giá trị bình quân của từng bộ phận = Giá trị từng bộ phận hiện có đầu kỳ + Giá trị từng bộ phận hiện có cuối kỳ 2

* Hiệu suất sử dụng giá trị còn lại của TSCĐ:

Do nguyên giá TSCĐ không phản ánh đúng tình trạng kỹ thuật của TSCĐ (mới, cũ) nên việc xác định hiệu suất sử dụng TSCĐ thường được xác định theo giá trị còn lại. Khi phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ, nhà phân tích sử dụng các chỉ tiêu sau:

Bảng 1.1. Các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ

Tên chỉ tiêu Công thức xác định Ý nghĩa

1. Hiệu suất sử dụng giá trị còn lại của TSCĐ theo doanh thu kinh doanh

Doanh thu thuần kinh doanh Một đơn vị giá trị còn lại bình quân của TSCĐ đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần kinh doanh

Giá trị còn lại bình quân của TSCĐ

2. Hiệu suất sử dụng giá trị còn lại của TSCĐ theo tổng số luân chuyển thuần

Tổng số luân chuyển thuần Một đơn vị giá trị còn lại bình quân của TSCĐ đem lại mấy đơn vị tổng số luân chuyển thuần Giá trị còn lại bình quân của

TSCĐ

Tổng số luân chuyển thuần =

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ +

Doanh thu tài chính +

Thu nhập khác Hiệu suất sử dụng giá trị còn lại của TSCĐ theo doanh thu kinh doanh sẽ có hai nhân tố ảnh hưởng là giá trị tài sản bình quân và doanh thu thuần trong kỳ. Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của hiệu suất sử dụng được xác định bằng phương pháp số chênh lệch như sau:

28

Mức ảnh hưởng của giá trị còn lại bình quân TSCĐ đến sự biến động của hiệu

suất sử dụng

=

Tổng doanh thu thuần kỳ gốc

-

Tổng doanh thu thuần kỳ gốc

Giá trị còn lại bình quân của TSCĐ kỳ phân tích

Giá trị còn lại bình quân của TSCĐ kỳ gốc

Mức ảnh hưởng của doanh thu thuần đến sự biến động của hiệu

suất sử dụng

=

Tổng doanh thu thuần kỳ phân tích

-

Tổng doanh thu thuần kỳ gốc

Giá trị còn lại bình quân của TSCĐ kỳ phân tích

Giá trị còn lại bình quân của TSCĐ kỳ phân tích

* Hiệu suất sử dụng lao động:

Các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng lao động được xác định như sau:

Bảng 1.2. Các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng lao động

Tên chỉ tiêu Công thức xác định Ý nghĩa

1. Hiệu suất sử dụng số lượng lao động theo doanh thu thuần kinh doanh

Doanh thu thuần kinh doanh Một lao động trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần kinh doanh

Số lượng lao động sử dụng bình quân

2. Hiệu suất sử dụng số lượng lao động theo tổng số luân chuyển thuần

Tổng số luân chuyển thuần Một lao động trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng tổng số luân chuyển thuần Số lượng lao động sử dụng

bình quân 3. Hiệu suất sử dụng chi

phí nhân công theo doanh thu thuần kinh doanh

Doanh thu thuần kinh doanh Một đồng chi phí nhân công đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần kinh doanh

Chi phí nhân công bình quân

4. Hiệu suất sử dụng chi phí nhân công theo doanh tổng số luân chuyển thuần

Tổng số luân chuyển thuần Một đồng chi phí nhân công đem lại bao nhiêu đồng tổng số luân chuyển

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH fabchem vina (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)