B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2. Đánh giá kết quả sản xuấtkinh doanh của công ty (2015-2017)
2.2.2. Đánh giá chi phí
2.2.2.1. Tổng chi phí của doanh nghiệp qua ba năm 2015-2017
Biểu đồ 2.8a. Tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2015-2017 (đồng)
Biểu đồ 2.8b. Tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2015-2017 (đồng)
Tổng chi phí của công ty bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác (bảng 2.6 - phụ lục 02). Trong các loại chi phí này thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất kế đến là chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
2.720.748.636 2.078.401.487 1.656.811.136 1.740.028.871 2.149.514.772 2.862.515.097 3.789.989.786 3.692.812.218 6.898.447.220 159.475.404 1.002.544.876 90.014.605 - 1.000.000.000 2.000.000.000 3.000.000.000 4.000.000.000 5.000.000.000 6.000.000.000 7.000.000.000 8.000.000.000
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Chi phí hoạt động tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí khác
59
Nhìn chung tổng chi phí luôn có xu hướng tăng lên qua ba năm. Tổng chi phí công ty năm 2016 tăng cao so với năm 2015, tăng 26.403.173.762 đồng tương ứng tăng 29,75%, đến năm 2017 tổng chi phí tiếp tục tăng 32.029.124.052 đồng tương ứng tăng 27,81%. Nguyên nhân cụ thể như sau:
+ Giá vốn hàng bán năm 2016 tăng 25.890.143.106 đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 32,22%. Nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn bán thành phẩm tăng 25.558.879.493 đồng, lượng thành phẩm công ty tiêu thụ tăng lên dẫn tới giá vốn và doanh thu đều tăng lên. Sang năm 2017 giá vốn hàng bán tiếp tục tăng lên 29.444.609.347 đồng tương ứng tăng 27,72% đạt mức 135.677.346.611 đồng.
+ Chi phí hoạt động tài chính năm 2016 giảm 642.347.149 đồng so với năm 2015 (tương ứng giảm 23,61%). Cụ thể, chi phí lãi vay giảm 31.083.094 đồng; lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện giảm 696.530.924 đồng và lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện tăng 85.266.869 đồng. Sang năm 2017 chỉ tiêu này tiếp tục giảm 421.590.351 đồng, tương ứng giảm 20,28% trong đó nguyên nhân chủ yếu là do lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện giảm 433.496.094 đồng so với năm 2016.
+ Chi phí bán hàng năm 2016 tăng 409.485.901 đồng so với năm 2015 tương ứng tăng 23,53%. Trong đó, chi tiết các khoản chiếm từ 10% trở lên trên tổng chi phí bán hàng to thấy rằng chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 414.946.088 đồng; chi phí vật liệu bán hàng tăng 43.823.795 đồng và chi phí bằng tiền khác giảm 49.283.982 đồng. Năm 2017 chi phí bán hàng tiếp tục tăng 713.000.325 đồng tương ứng tăng 33,17%, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do chi phí vận chuyển và phí logistics tăng 545.835.130 đồng và chi phí bằng tiền khác. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2016 giảm 97.177.568 đồng so với năm 2015, tương ứng giảm 2,56%. Trong đó các khoản đều có xu hướng tăng lên như chi phí nhân viên quản lý tăng 155.561.542 đồng; chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 36.888.933 đồng tuy nhiên chi phí dự phòng giảm 247.340.131 đồng. Năm 2017, chi phí quản lý doanh nghiệp lại có xu hướng tăng lên, cụ thể tăng 3.205.635.002 đồng tương ứng tăng 86,81%. Sự tăng lên quá nhanh của chỉ tiêu chủ yếu do chi phí nhân viên quản lý tăng 3.272.661.374 đồng, việc mở rộng quy mô sản xuất và tăng số lượng nhân viên dẫn tới chi phí nhân viên tăng vọt. Công ty cần có kế hoạch sử dụng lao động hợp lý để tránh tình trạng chi phí tăng cao nhưng năng suất lao động không hiệu quả.
60
+ Chi phí khác năm 2016 tăng 843.069.472 đồng so với năm 2015 tương ứng tăng 29,75%. Cụ thể chi xử lý công nợ phải thu tăng 451.229.439 đồng, xử lý công nợ phải trả tăng 313.272.400 đồng, phạt thuế và phạt hành chính tăng 103.747.251 đồng, chi phí cho thuê TSCĐ tăng 11.685.300 đồng, chi ủng hộ tăng 6.500.000 đồng và các khoản chi khác giảm 43.364.918 đồng. Nhưng đến năm 2017, khoản chi phí khác của công ty giảm xuống còn 90.014.605 đồng tức là giảm 912.530.271 đồng so với năm 2016 tương ứng giảm 91,02%. Năm 2017 công ty đã thực hiện tốt hơn các chính sách và thuế và pháp luật nên khoản chi về phạt thuế và phạt hành chính giảm mạnh, đồng thời công ty cũng đã xử lý tốt công nợ phải thu và phải trả làm chỉ tiêu chi phí khác giảm xuống.
2.2.2.2. Đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố qua 3 năm
Biểu đồ 2.9. Tỷ trọng chi phí theo yếu tố giai đoạn 2015-2017 (%)
Chi phí sản xuất kinh doanh là sự tổng hợp của các thành phần chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Sự biến động của chúng cũng phần nào ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, do đó cần phải xem xét tình hình biến động của các chỉ tiêu nhằm tìm cách khắc phục để tiết kiệm chi phí tối đa, nâng cao lợi nhuận.
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Đây là chi phí cần thiết trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Nếu chi phí này cao sẽ cho thấy rằng việc sản xuất kinh doanh của công ty thuận lợi, nếu chi phí thấp có thể công ty đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh,
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chi phí bằng tiền khác 3,36 2,06 2,59 Chi phí khấu hao TSCĐ 4,12 3,07 2,46 Chi phí dịch vụ mua ngoài 7,12 15,38 18,27 Chi phí nhân công 15,72 15,61 15,32 Chi phí nguyên liệu, vật liệu 67,88 63,88 61,37
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
61
đầu ra khó thì đầu vào sẽ giảm đi, nó phụ thuộc vào việc đặt hàng của khách hàng mà công ty sẽ dựa vào đó để sản xuất. Qua bảng 2.6 ta thấy năm 2016 chi phí này ở mức 73.229.279.725 đồng, tăng 18.523.938.609 đồng so với năm 2015 (tăng 33,86%). Nguyên nhân là trong giai đoạn 2015-2016 công ty có được nhiều khách hàng mới, nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn. Tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí nguyên vật liệu cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, đây là dấu hiệu không tốt đối với công ty. Nguyên vật liệu tồn kho còn lớn nên chưa đem lại hiệu quả tối đa, công ty cần đưa ra kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu một cách hợp lý hơn để đảm bảo không làm gián đoạn quá trình kinh doanh nhưng cũng không để lượng tồn quá lớn. Đến năm 2017, chi phí nguyên vật liệu tiếp tục tăng 16.902.041.504 đồng (tăng 23,08%) so với năm 2016. Chi phí nguyên vật liệu tăng lên và mức tăng thấp hơn mức tăng của doanh thu (27,69%) cho thấy tín hiệu tốt hơn đối với doanh nghiệp.
- Chi phí nhân công: đây là khoản chi phí cũng biến động liên tục qua 3 năm tùy theo tình hình kinh doanh của công ty. Qua bảng 2.4 ta thấy chi phí nhân công năm 2016 tăng 3.774.193.544 đồng so với năm 2015 (tăng 26,72%), Bước sang năm 2017 chi phí nhân công tăng cao, cụ thể tăng 4.600.410.770 đồng (tăng 25,7%). Nguyên nhân là trong năm 2017 công ty sản xuất nhiều đòi hỏi số lượng công nhân nhiều hơn và công ty cũng đã tăng lương cho một số công nhân nhằm khuyến khích họ hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.
- Chi phí khấu hao TSCĐ không biến động nhiều, có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Nguyên nhân là do công ty mua sắm thêm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất tốt hơn.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác: đây là khoản chi công ty có thể tiết kiệm được. Qua bảng phân tích ta thấy khoản chi này khá lớn, chi phí dịch vụ mua ngoài mỗi năm đều tăng rất cao so với năm trước. Khoản chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty chủ yếu phát sinh do chi phí điện nước sản xuất, phí vận chuyển, vận tải và chi phí dịch vụ bảo vệ. Theo tác giả công ty cần kiểm soát các khoản chi phí này tốt hơn, hạn chế các khoản chi không cần thiết một cách tối đa để có thể giảm bớt tổng chi phí cho công ty. Đồng thời sử dụng máy móc sản xuất có hiệu quả, tránh để không máy móc trong khi vận hành gây lãng phí điện mà không đem lại năng suất cao.
62
Bảng 2.7. Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố giai đoạn 2015-2017
ĐVT: Đồng
Chênh lệch
± % ± %
1 Chi phí nguyên liệu, vật liệu 54,705,341,116 73,229,279,725 90,131,321,229 18,523,938,609 33.86 16,902,041,504 23.08 2 Chi phí nhân công 14,122,942,364 17,897,135,908 22,497,546,678 3,774,193,544 26.72 4,600,410,770 25.70 3 Chi phí dịch vụ mua ngoài 5,736,748,806 17,632,509,433 26,836,222,941 11,895,760,627 207.36 9,203,713,508 52.20 4 Chi phí khấu hao TSCĐ 3,321,367,515 3,518,664,564 3,607,452,642 197,297,049 5.94 88,788,078 2.52 5 Chi phí bằng tiền khác 2,704,545,044 2,356,150,929 3,799,678,548 (348,394,115) -12.88 1,443,527,619 61.27 2017/2016 STT Chỉ tiêu Năm 2015 2016 2017 2016/2015
63