Đánh giá lợi nhuận

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH fabchem vina (Trang 70 - 72)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2. Đánh giá kết quả sản xuấtkinh doanh của công ty (2015-2017)

2.2.3. Đánh giá lợi nhuận

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty. Mục đích của việc phân tích lợi nhuận là đánh giá được mức độ hoạt động của công ty trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong từng kỳ kinh doanh.

Lợi nhuận của công ty bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. Trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng rất lớn và là nguồn hình thành lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp.

Nhìn vào bảng 2.8 (phụ lục 03), ta thấy qua các năm công ty kinh doanh luôn có lợi nhuận, nhưng biến động mỗi năm mỗi khác. Ta thấy tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2016 đạt 1.760.538.883 đồng, tăng nhiều so với năm 2015, tăng 2.074.567.200 đồng tương ứng tăng 660,63%. Sang năm 2017, lợi nhuận của công ty tiếp tục tăng 342.485.919 đồng tương ứng tăng 19,45%.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm phần lớn trong tổng lợi nhuận trước thuế trong đó hoạt động tài chính chưa mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty mà còn lỗ trong 3 năm liền, lợi nhuận khác chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng lợi nhuận. Từ đó chúng ta có thể khẳng định, nguồn thu lợi chủ yếu mà công ty có được là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hay lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Sau đây ta sẽ xem xét cụ thể từng khoản mục lợi nhuận.

- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính:

Trước khi xem xét lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, ta hãy phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Qua bảng 2.8 ta thấy nguồn thu từ lợi nhuận này luôn âm, điều này cho thấy hoạt động tài chính của công ty không có hiệu quả, qua 3 năm công ty đều thua lỗ từ hoạt động này. Năm 2016 so với năm 2015 lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 888.181.344 đồng làm cho khoản lỗ này giảm xuống chỉ còn 1.477.529.315 đồng, tương ứng giảm lỗ được 37,54%. Còn năm 2017 so với năm 2016, khoản lỗ này tiếp tục giảm 356.077.919 đồng tương ứng giảm lỗ được 24,10%. Công ty có hoạt động tài chính là do đặc trưng của công ty là bán hàng qua chuyển khoản, công ty được hưởng lãi tiền gửi khi khách hàng thanh toán, ngoài ra công ty chủ yếu là xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài nên có khoản thu từ chênh lệch tỷ giá

64

ngoại tệ. Mặc dù thu được từ những hoạt động trên nhưng vẫn chưa bù đắp được khoản chi phí tài chính mà công ty phải chịu từ nguồn vốn vay bên ngoài. Vì chi phí tài chính quá lớn, doanh thu từ hoạt động tài chính không thể bù đắp kịp nên công ty cần xem xét khoản này nhằm giảm bớt chi phí để tăng lợi nhuận.

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh:

Qua bảng phân tích ta thấy trong năm 2016 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng lên 2.438.995.818 đồng so với 2015. Nguyên nhân là do:

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng rất cao do tình hình kinh doanh của công ty diễn biến tốt, công ty có thêm khách hàng mới nên sản lượng tiêu thụ tăng lên, kéo theo đó là giá vốn hàng bán cũng tăng. Vì vậy mà lợi nhuận gốp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 1.863.122.807 đồng.

+ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 312.308.333 đồng nguyên nhân chủ yếu là do chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ bán hàng tăng lên.

Nhưng sang năm 2017 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh lại giảm 201.834.366 đồng so với năm 2016 tương ứng giảm 9,09%. Nguyên nhân là do năm 2017 doanh thu bán hàng tăng lên trong khi các khoản chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng cao dẫn tới lợi nhuận giảm so với năm 2016.

- Lợi nhuận khác:

Ngoài nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, công ty còn có lợi nhuận từ hoạt động khác, tuy nhiên khoản lợi nhuận này không đáng kể và biến đổi theo tình hình sản xuất kinh doanh của từng năm. Cụ thể năm 2015 lợi nhuận khác của công ty lỗ 94.731.162 đồng, năm 2016 lỗ 459.159.780 đồng và năm 2017 có lãi là 85.160.505 đồng.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm qua là có hiệu quả nhưng biến động nhiều. Vì vậy, để có thể nâng cao hiệu quả trong kinh doanh thì công ty cần có nhiều biện pháp tích cực hơn nữa trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn trong kinh doanh để có thể khắc phục tình trạng thiếu vốn, hạn chế bớt việc vay vốn ngân hàng. Công ty cần phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí, mạnh dạn cắt giảm đối với những chi phí không cần thiết để tiết kiệm chi phí, bên cạnh đó công

65

ty cũng phải tích cực thực hiện các biện pháp làm tăng doanh thu nhằm đưa hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH fabchem vina (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)