Tình hình phát sinh rác thải ở mỗi nước trên thế giới là rất khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - xã hội và hệ thống quản lý của mỗi nước. Theo nguyên tắc thì các nước có thu nhập cao có tỷ lệ phát sinh RTSH cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây ở các nước đang phát triển cho thấy, tỷ lệ phát sinh chất thải tính theo các mức thu nhập khác nhau lại không theo nguyên tắc này. Theo kết quả nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA,1997), tỷ lệ phát sinh RTSH đô thị ở Philipin theo các nhóm người có thu nhập khác nhau là: thu nhập cao: 0,37-0,55kg/người/ngày, thu nhập trung bình 0,37- 0,60kg/người/ ngày và thu nhập thấp là 0,62-0,90 kg/người/ ngày. Tương tự, các kết quả phân tích tỷ lệ phát sinh RTSH đô thị theo GDP tính trên đầu người của các nước thuộc OECD, Hoa Kỳ được xếp vào nhóm các nước có tỷ lệ phát sinh cao; nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu được xếp vào nhóm có tỷ lệ phát sinh trung bình và Thụy Điển, Nhật Bản được xếp vào nhóm có tỷ lệ phát sinh thấp [15].
Châu Á có mức tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá nhanh trong vài thập kỷ qua. Vấn đề RTSH là một trong những thách thức môi trường mà các nước trong khu vực phải đối mặt. Trừ Trung Quốc, tỷ lệ phát sinh RTSH đô thị của các nước vào khoảng từ 0,5 kg đến 1,5 kg/người/ngày. Tại một số thành phố lớn của Trung Quốc, tỷ lệ này vào khoảng 1,12 đến 1,2 kg/người/ngày. Tỷ lệ phát sinh RTSH đô thị tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo đầu người. Chất hữu cơ là thành phần chính trong RTSH đô thị trong khu vực và chủ yếu được chôn lấp do chi phí rẻ. Các thành phần khác như giấy, thuỷ tinh, nhựa, kim loại hầu hết được khu vực không chính thức thu gom và tái chế. Theo Ngân hàng Thế giới, các khu vực đô thị của châu Á mỗi ngày phát sinh khoảng 760.000 tấn RTSH đô thị. Đến năm 2025, con số này sẽ tăng 1,8 triệu tấn/ngày [15].
1.2.1.2. Tình hình phát sinh RTSH ở Việt Nam
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diến ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa nhanh chóng đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm môi trường và phát triển không bền vững.
Lượng RTSH tại các đô thị ở nước ta phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10-15%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh RTSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Theo thống kê năm 2008, lượng RTSH sinh hoạt trung bình từ 0,6-0,9 kg/người/ngày ở các đô thị lớn và 0,4-0,5 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ, thị trấn thị tứ. Đến năm 2013 và 2014, tỷ lệ này ở các đô thị lớn đã tăng lên tương ứng là 0,9-1,3 kg/người/ngày.
Bảng 1.4: Lượng phát sinh rác thải sinh hoạt ở Việt Nam năm 2014 Khu vực Lượng phát thải theo đầu người (kg/người/ngày) % So với tổng lượng chất thải Khu vực Lượng phát thải theo đầu người (kg/người/ngày) % So với tổng lượng chất thải
1. Đô thị (toàn quốc) 0,7 50
- TP Hồ Chí Minh 1,3 9
- Hà Nội 1 6
- Đà Nẵng 0,9 2
2. Nông thôn (toàn quốc) 0,3 50
(Nguồn : Tổng cục môi trường,2014)
Hiện nay, lượng RTSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị.
Biểu đồ 1.1. Số lượng RTSH phát sinh ở các loại đô thị khác nhau
(Nguồn: Tổng cục môi trường,2014)
Theo bảng 1.5 vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng Đông Nam Bộ có lượng RTSH phát sinh lớn nhất tới 6.713 tấn/ngày hay 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh RTSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 25,12%. Tiếp đến là các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc Bộ, Tây Nguyên.
Bảng 1.5: Lượng RTSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam năm 2013 TT Đơn vị hành chính Lượng RTSH bình quân đầu người TT Đơn vị hành chính Lượng RTSH bình quân đầu người
(kg/người/ngày) Tổng lượng RTSH đô thị phát sinh (tấn/ngày) 1 Đồng bằng sông Hồng 0,81 4.441 2 Đông Bắc 0,76 1.164 3 Tây Bắc 0,75 190 4 Bắc Trung Bộ 0,66 755
5 Duyên hải Nam Trung Bộ 0,85 1.640
6 Tây Nguyên 0,59 650
7 Đông Nam Bộ 0,79 6.713
8 Đồng bằng sông Cửu Long 0,61 2.136
Tổng cộng 0,73 17.692
(Nguồn: Tổng cục môi trường 2014)
Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra trong báo cáo về các nội dung chuẩn bị cho “Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục và
cải thiện ô nhiễm môi trường giai đoạn 2012-2015” dự báo năm 2015 khối lượng RTSH phát sinh trong cả nước sẽ lên tới 44 triệu tấn [13, 19].