2.2.1. Phương pháp chọn mẫu và điểm nghiên cứu
Thành phố Việt Trì trong vài năm trở lại đây có tốc độ phát triển rất cao và đồng đều tại mỗi khu vực trong thành phố. Tuy là có diện tích nhỏ nhưng lại có mật độ dân số lớn. Do vậy, một lượng lớn các hộ gia đình sống trên một diện tích tương đối nhỏ. Xuất phát từ đặc điểm trên, tôi chọn 3 điểm nghiên cứu gồm: phường Dữu Lâu, phường Thọ Sơn và xã Chu Hóa. Đây là 3 điểm có diện tích và mật độ dân số lớn, trung bình và nhỏ, là 3 xã đại diện cho các hộ gia đình đang sử dụng dịch vụ môi trường tại thành phố và có các đặc điểm kinh tế xã hội tương đồng với các phường khác.
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, điều tra mỗi điểm nghiên cứu 50 hộ. Như vậy tổng dung lượng mẫu điều tra là 150 hộ trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Tìm hiểu các thông tin từ các tài liệu đã công bố (sách, báo, các báo cáo khoa học, các trang web…), các chỉ tiêu liên quan đến đề tài nghiên cứu
như: lý luận về RTSH, lý luận về quản lý môi trường, quản lý RTSH, các công cụ kinh tế trong quản lý RTSH, đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh và thành phố Việt Trì trong những năm gần đây.
- Số liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh và thành phố Việt Trì là những số liệu thứ cấp được thu thập và tổng hợp trong niên giám thống kê tỉnh và thành phố Việt Trì từ năm 2012 đến 2014. Với số liệu này giúp ta hiểu rõ hơn về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, những vấn đề liên quan trực tiếp đến khối lượng RTSH phát sinh.
- Thu thập, tổng hợp về hiện trạng RTSH, công tác thu gom, vận chuyển thông qua các cơ quan của Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra tại một số điểm trên tuyến thu gom và vận chuyển rác - Nội dung điều tra: phương pháp thu gom, phương tiện vận chuyển. - Đối tượng am hiểu việc quản lý rác thải (Cán bộ quản lý môi trường, người làm công tác thu gom chất thải tại thành phố…).
- Phương pháp điều tra:
+ Phỏng vấn hộ gia đình bằng mẫu phiếu in sẵn (gửi trước cho người được hỏi). Nội dung phỏng vấn: số lượng, thành phần rác thải, biện pháp thu gom RTSH, ảnh hưởng của rác thải đối với đời sống; ý thức của người dân đối với việc thu gom RTSH, kinh phí đóng góp...
Các kết quả thu thập được sẽ được ghi lại trong các mẫu bảng:
STT Loại rác Lượng phát sinh (kg/ngày-đêm)
Lượng thu gom (kg/ngày-đêm)
Lượng tồn đọng (kg/ngày-đêm)
1
Tỷ lệ các loại rác:
STT Loại rác Tỷ lệ %
1 2
+ Phương pháp phỏng vấn, điều tra qua bảng hỏi: Dùng bảng hỏi để phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, công nhân viên trong Công ty về công tác quản lý RTSH trên địa bàn thị xã. Câu hỏi dành cho các cán bộ làm việc trong Công ty chủ yếu bám sát vào các vấn đề về trang thiết bị chuyên dụng của Công ty, hoạt động quản lý gặp những khó khăn gì...Tương tự dùng các bảng hỏi đã thiết kế sẵn để hỏi và thăm dò ý kiến của người dân trong khu vực nghiên cứu. (Bảng hỏi gồm 10 đến 15 câu cho mỗi nhóm). Câu hỏi dành cho nhóm này chủ yếu đi sâu vào khai thác xem công tác quản lý của Công ty đã hợp lý chưa, đã đáp ứng nhu cầu của người dân chưa... Để đảm bảo chính xác chúng tôi đã kết hợp giữa việc thu thập ý kiến của người dân, cán bộ công ty với việc khảo sát địa bàn thực tế, thái độ cán bộ công nhân viên công ty, ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường địa phương…
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.2.3.1. Phương pháp xử lý
Sử dụng các kiến thức đại số đã học để biểu diễn các tập số liệu rời, các bảng số... Dùng phần mềm Excel, Word để biểu diễn các bảng, biểu, hình vẽ, đồ thị... Từ các kết quả tính toán rút ra những kết luận, luận chứng khoa học về quản lý RTSH. Dự báo tình hình RTSH tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo hệ số ô nhiễm, dân số và tốc độ tăng dân số.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: được thực hiện thông qua việc mô tả các chỉ tiêu trong quá trình nghiên cứu. Các chỉ tiêu về đặc điểm địa bàn
nghiên cứu như tình hình kinh tế - xã hội, thực trạng lượng rác thải, thu gom xử lý rác thải...hay các chỉ tiêu được tổng hợp dựa trên các số liệu sơ cấp như: thu nhập, trình độ văn hóa...
- Phương pháp thống kê so sánh: Sử dụng các số tương đối, số tuyệt đối, bình quân gia quyền...đề phản ánh rõ hơn về quy mô, tốc độ phát triển của các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, số lượng RTSH và thu gom, xử lý RTSH.
Kỹ thuật so sánh:
+ So sánh số tuyệt đối: Để biết sự tăng giảm về giá trị + So sánh số tương đối: Để biết phần trăm tăng, giảm + So sánh số bình quân: Tăng, giảm giữa các năm.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng RTSH và quản lý RTSH trên địa bàn thành phố Việt Trì