Một số công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại công ty cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị việt trì​ (Trang 45 - 48)

Hiện nay, ở nước ta có một số công trình nghiên cứu về quản lý RTSH như: - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Hiện trạng và giải pháp quản lý, tái sử dụng RTSH khu vực đô thị tại Thái Nguyên” của tác giả Nguyễn Ngọc Nông, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (12/2012) làm chủ nhiệm đề tài. Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã khái quát cơ bản cơ sở lý luận về RTSH, quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đồng thời, đánh giá đúng thực trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã khu nam của Thái Nguyên. Qua đó, tác giả đã đề xuất 6 nhóm giải pháp quản lý, xử lý RTSH tại khu vực nam thành phố Thái Nguyên, bao gồm: Giải pháp về chính sách, về đầu tư, về tuyên truyền giáo dục, giải pháp tái sử dụng và quay vòng sử dụng chất thải rắn, giải pháp về công nghệ và phân loại rác thải ngay tại nhà. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý RTSH như: Cần phải có sự ủng hộ và quan tâm của chính quyền địa phương, của nhân dân và lãnh đạo cấp trên; Có cơ chế quan tâm đến công nhân thu gom rác thải thông qua

tin tuyên truyền về bảo vệ môi trường trên các đài phát thanh xã phường để nâng cao sự hiểu biết của người dân về bảo vệ môi trường; Cần có các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vứt rác không đúng nơi quy định, vứt rác nơi công cộng [19].

- Đề tài cấp tỉnh: “Một số biện pháp cải thiện hoạt động thu gom RTSH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của thạc sỹ Hoàng Thị Kim Chi, Viện nghiên cứu phát triển (11/2008) làm chủ nhiệm đề tài. Trong công trình nghiên cứu này tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng công tác thu gom RTSH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thu gom RTSH trên địa bàn này [3].

- Đề án “Kế hoạch tổ chức lại lực lượng thu gom - vận chuyển rác trên địa bàn TP.HCM” của Công ty Môi trường Đô thị TP Hồ Chí Minh (1997). Đề án đã đưa ra qui trình công nghệ thu gom - vận chuyển rác dự kiến thực hiện từ năm 1998 và phương án tổ chức lực lượng làm công tác vệ sinh trên địa bàn. Cụ thể các đơn vị quận huyện quản lý toàn bộ công tác thu gom rác hộ dân và rác đường phố, bao gồm cả việc quản lý lực lượng rác dân lập. Công ty môi trường đô thị và hợp tác xã vận chuyển rác thực hiện vận chuyển rác đến bãi xử lý [10].

- Dự án “Tổ chức thu tiền rác trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” do Công ty môi trường đô thị TP Hồ Chí Minh thực hiện (9/2010). Nội dung Dự án tập trung nghiên cứu về mức thu và các phương án tổ chức thu tiền rác của các nguồn thải nhằm giảm bớt nguồn ngân sách chi cho công tác quét đường và vận chuyển rác cho TP. Dự án đã đề ra các mô hình tổ chức thu tiền rác, phân tích các ưu, nhược điểm của từng mô hình và đề xuất mô hình đưa vào áp dụng thực tế ở TP. Hồ Chí Minh. Dự án đưa ra các cơ sở để xác định giá biểu thu dịch vụ vệ sinh và đưa ra phương án thu theo mức thu 10.000đ/hộ, phân tích lựa chọn mô hình tổ chức thu tiền rác, trong đó mô hình tổ chức nhà nước kết hợp tư nhân được lựa chọn đề xuất, cụ thể giao cho UBND Phường, xã

quản lý lực lượng rác dân lập và ngành vệ sinh hướng dẫn về chuyên môn. Tiền rác vẫn do lực lượng rác dân lập và các tổ chức trực tiếp thu gom rác thu, tự trang trải chi phí hoạt động cho đến khi quản lý ổn định lực lượng rác dân lập sẽ giao cho cơ quan tài chính hoặc ủy quyền cho công ty, xí nghiệp công trình công cộng quận huyện thu và chi trả lương cho lực lượng lấy rác dân lập theo hợp đồng lao động. Dự án cũng đưa ra các mô hình tổ chức lại lực lượng rác dân lập, cụ thể: Mô hình Công ty quản lý lực lượng rác dân lập; Mô hình UBND phường xã quản lý lực lượng rác dân lập; Mô hình UBND phường xã, Công ty quản lý lực lượng rác dân lập. Dự án đề xuất lựa chọn mô hình 3 với các lý do: UBND phường xã là chính quyền địa phương sở tại quản lý chặt chẽ hơn về con người; Công ty quản lý về chuyên môn, UBND phường thực hiện ký hợp đồng với lực lượng rác dân lập để thu gom rác; Đạt mục đích thống nhất lực lượng lao động lấy rác hộ dân trên toàn TP; Tập trung thu tiền rác vào nhà nước [11].

- Dự án: “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm phân loại, xử lý và thu gom rác thải sinh hoạt cho các đô thị mới” của Cục bảo vệ môi trường (2008). Dự án này đưa ra một số mô hình và cách thức, giải pháp thực thi một số mô hình phân loại, xử lý và thu gom rác thải sinh hoạt cho các đô thị mới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay [13].

- Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khác như: “Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường” xuất bản năm 2003 do PGS.TS Nguyễn Thế Chinh làm chủ biên; Dự án Danida “Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị”, nhà xuất bản đại học kiến trúc Hà Nội xuất bản năn 2007; Đề tài “Môi trường và quản lý chất thải rắn” của tác Nguyễn Thị Anh Hoa, sở khoa học công nghệ và môi trường Lâm Đồng thực hiện năm 2006; và một số công trình nghiên cứu khác [4, 15].

Như vậy, qua việc tổng quan các tài liệu trên cho thấy hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về nâng cao chất lượng quản lý RTSH. Do đó, việc tác giả chọn đề tài này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại công ty cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị việt trì​ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)