Thực trạng chất lượng quản lý thu gom và xử lý RTSH của công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại công ty cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị việt trì​ (Trang 70 - 79)

3.2.1.1. Thực trạng chất lượng công tác quản lý và thu gom RTSH

Hình 3.2: Quy trình quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH ở Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì

(Nguồn: Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Việt Trì)

Công tác quản lý và xử lý rác thải nói chung và RTSH nói riêng của Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì được minh họa bằng hình 3.2. Hàng năm, công ty lập kế hoạch sản xuất cũng có giá trị như kế hoạch tài chính. Kế hoạch dựa trên khối lượng công việc được Công ty đảm nhiệm và

UBND thành phố Các phòng chức năng Cơ quan, cơ sở SX UBND xã, phường Công ty CPMT và DV Đô thị Việt Trì Thu gom CTR từ nguồn phát thải Điểm trung chuyển Vận chuyển bằng xe chuyên dùng Khu xử lý (Bãi chôn lấp)

Quy định, kiểm tra, giám sát Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu

- Quy định - Kiểm tra - Giám sát Hợp đồng dịch vụ Giám sát Hợp đồng dịch vụ

tính toán theo đơn giá theo Thông tư số 17/2005/TT-BXD của Bộ xây dựng. Nhiệm vụ của công ty là tiến hành hoạt động tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Sau đó, công ty đề xuất kế hoạch lên UBND tỉnh để các bộ phận có liên quan xem xét và duyệt (Sở xây dựng, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở Tài Chính, Sở tài nguyên và môi trường). Sau khi tất cả các sở đã đồng ý với kế hoạch này thì UBND tỉnh sẽ ra quyết định và thông qua kế hoạch, UBND tỉnh sẽ quyết định kế hoạch sản xuất, quyết định này tương đương với một hợp đồng giữa công ty và UBND tỉnh.

Trong khi hoạt động, chính quyền thành phố Việt Trì chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và nghiệm thu các hoạt động của công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì. Ở cấp này, một Ban giám sát được thành lập, với các thành viên từ cơ quan có liên quan (Phòng Tài chính và Kế hoạch, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài Nguyên và Môi trường).

Sau khi các kế hoạch của một năm được thông qua thì Công ty CP Môi trường và Dịch vụ Đô thị Việt Trì hoạt động như sau:

Công ty tiến hành các hợp đồng dịch vụ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, và các hộ gia đình trong toàn thành phố về dịch vụ thu gom và xử lý rác thải. Rác thải được thu gom từ các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh dịch vụ và trên các tuyến đường, các cơ quan, trường học và từ các chợ được tập kết bằng xe đẩy tay về các điểm trung chuyển. Sau đó vào một giờ nhất định sẽ có các xe trở rác chuyên dụng tới thu gom và vận chuyển về bãi rác thải Kim Đức và bãi Sông Lô. Tại đây, rác thải được xử lý như đã nêu trên.

Hình 3.3: Quy thu gom, vận chuyển RTSH ở Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì và Dịch vụ đô thị Việt Trì

(Nguồn: Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Việt Trì)

Trung bình mỗi ngày, Công ty thu gom được từ 230-280 tấn rác thải các loại, nhưng vào dịp lễ, tết thì phải hơn 400 tấn/ngày, trong đó hơn 80% là RTSH. Với điều kiện cơ sở vật chất hiện tại của công ty thì việc thu gom và xử lý một lượng rác rất lớn như trên là khá tốt. Lượng rác thu gom được chiếm khoảng 90% tổng lượng rác thải phát sinh toàn thành phố trong 1 ngày.

RTSH được người dân đựng vào thùng, để trong túi nilon... đồ dùng đựng rác do người dân trang bị. Việc thu gom RTSH thực hiện chủ yếu bằng thủ công. Rác thải sinh hoạt được người dân đổ vào các xe đẩy tay đi theo các tuyến phố và ngõ tập trung ở các điểm cố định trong tuyến thu gom.

* Về phương tiện thu gom: Hiện nay, Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì trang bị: 6 xe vận chuyển rác sức chứa 13m3/xe, 6 xe tưới nước rửa đường, 2 xe quét hút bụi và 400 xe đẩy tay thu gom rác tại hầu hết các phường. Trang thiết bị thu gom cho công nhân vệ sinh chủ yếu vẫn là các thiết bị vệ sinh như chổi, xẻng,…

hộ gia đình Cơ quan, trường học Nhà hàng, khách sạn Chợ Xe đẩy tay do công nhân đi thu gom đưa đến nơi tập kết rác Tập trung xe rác tại các điểm quy định Ô tô vận chuyển rác thải Bãi rác (Bãi Kim Đức, Sông Lô)

* Về tần suất, thời gian thu gom rác thải: tần suất thu gom là 2 lần/ngày. Lần 1: từ 5h đến 8h; Lần 2: từ 15h đến 18h.

Hằng ngày, ô tô vận chuyển rác thải đi theo từng tuyến theo lịch trình và đến những điểm thu gom tập trung theo thời gian quy định. RTSH được thu gom bằng xe đẩy tay từ nguồn phát sinh đưa ra điểm tập kết. Xe ô tô gắp rác trên xe đẩy tay tại các điểm tập kết. Sau đó, ô tô vận chuyển rác thải đến bãi chôn lấp rác của thành phố.

Thực tế, RTSH của người dân chưa được phân loại, gây khó khăn cho việc xử lý và tái chế rác thải. Rác thải được vận chuyển tới bãi rác mới tiến hành phân loại. Rác thải đủ tiêu chuẩn sẽ được chôn lấp tại bãi rác, rác không đủ tiêu chuẩn sẽ bị chở trả lại cơ sở tạo ra chúng. Việc tái chế, tái sử dụng rác thải được thực hiện từ những người đi thu gom nhặt rác, thu gom phế liệu.

Bảng 3.6. Một số loại rác thải được chấp nhận chôn lấp tại bãi rác STT Loại rác STT Loại rác

1 Rác thải đô thị từ các hộ dân.

2 Rác thải từ các công sở, công ty tư nhân, cơ sở thương mại có thành phần tương tư như hộ gia đình.

3 Rác công nghiệp, có thành phần giống như rác thải đô thị, không có rác thải độc hại và không phân loại.

4 Rác thải đường phố.

5 Rác thải từ các công viên và vườn cây. 6 Rác chợ.

7 Rác đô thị tương tự như các hộ gia đình từ các bệnh viện, phòng khám tư nhân, trạm thú y, trạm y tế.

8 Rác thải từ đá mạt và cát từ các hố thu cát trong các trạm xử lý nước thải. 9 Bùn khô và đã qua xử lý từ trạm xử lý bùn bể tự hoại.

10 Rác thải khi quét dọn mạng lưới mương cống thoát nước đô thị.

11 Rác bệnh viện đã được tẩy uế, đóng gói cẩn thận trong bao và containơ có thông báo về nội dung và việc tẩy uế.

12 Rác thải tử các hoạt động phá vỡ công trình và thi công. 13 Đất đào không ô nhiễm.

* Về vận chuyển rác thải: Thời gian thu và vận chuyển theo từng tuyến diễn ra chủ yếu vào buổi sáng (8h30’) và buổi chiều (18h30’) đảm bảo quá trình vận chuyến đạt hiệu quả. Hầu hết, các xe của Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì đều có hệ thống thủy lực để nâng các xe đẩy tay. Các xe đều có bộ phận hộp rác và tiến hành phủ bạt tránh không cho rác rơi vãi xuống đường trong quá trình vận chuyển.

Khi xe chở rác đến bãi rác, tại đây những người lái xe sẽ phải tuân thủ theo các bước sau:

Hình 3.4. Quy trình tiếp nhận rác thải tại bãi rác

(Nguồn: Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Việt Trì)

3.2.1.2. Thực trạng chất lượng công tác xử lý rác thải sinh hoạt

Công ty CP Môi trường và Dịch vụ Đô thị Việt Trì được thành phố giao hai bãi rác chôn lấp rác thải để xử lý (cả hai bãi rác này đều được xử lý theo phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh theo TCVN 6696:2001) và một nhà máy xử lý rác thải do công ty môi trường đô thị thành phố Việt Trì vận hành.

- Bãi rác Kim Đức (xử lý rác phía Tây thành phố): nằm trong một thung lũng dài 500m, rộng 150- 200m, có độ dốc khoảng 10- 150, có diện tích

Xe vào cổng Cân điện tử Đổ rác vào ô chôn lấp Cân điện tử Trạm rửa xe Ra đường

3,2 ha được xây dựng hoàn chỉnh với công suất khoảng 150 tấn/ngày, trạm xử lý rác thải có diện tới 1ha. Bãi rác hiện tại đang tiếp nhận xử lý 60- 80 tấn rác thải/ngày. Công nghệ xử lý bãi rác là chôn lấp (số lượng cán bộ công nhân viên làm việc là 15 người).

- Bãi rác Sông Lô (xử lý rác phía Đông thành phố): Đây là bãi rác nằm trong một vị trí dài khoảng 450m, rộng 40- 60m, có độ dốc nhỏ (10- 200). Bãi thải Sông Lô được đầu tư xây dựng hợp vệ sinh với diện tích 4,8 ha và công suất xử lý rác 200 tấn/ngày, trạm xử lý nước thải có diện tích 1ha.

- Nhà máy xử lý chất thải thành phố Việt Trì (xử lý rác phía Đông Thành phố): thuộc phường Thọ Sơn; Công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp ủ vi sinh hiếu khí; công suất xử lý rác thải là 150- 250 tấn/ngày. Từ tháng 02/2010 đến tháng 12/2012, nhà máy tiếp nhận xử lý 118 tấn/ngày, năm 2012 tiếp nhận xử lý 138 tấn/ngày.

Hiện tại, hai bãi rác Kim Đức, Sông Lô và Nhà máy xử lý chất thải thành phố Việt Trì đều chưa đảm bảo quy định khoảng cách an toàn về môi trường của cơ sở xử lý chất thải (Theo QCVN: 01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch Xây dựng quy định: Bãi chôn lấp chất thải rắn hỗn hợp (vô cơ và hữu cơ) hợp vệ sinh có khoảng cách an toàn về môi trường nhỏ nhất giữa hàng rào bãi chôn lấp chất thải rắn đến chân các công trình xây dựng khác ≥1.000m; Nhà máy xử lý chất thải rắn (đốt có xử lý khí thải, sản xuất phân hữu cơ): khoảng cách an toàn về môi trường nhỏ nhất giữa nhà máy xử lý chất thải rắn đến chân các công trình xây dựng khác là ≥500m); Bãi rác Kim Đức, Sông Lô hiện nằm trong khu vực nội thị (xung quanh các khu dân cư), công nghệ xử lý chôn lấp lên không thể khử mùi, nước rác triệt để.

Như vậy, qua đây có thể khẳng định công tác quản lý và xử lý RTSH của công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì tương đối tốt, đảm bảo tiêu chí về mặt kỹ thuật: Khối lượng rác thải được thu gom đạt 90% so với

khối lượng chất thải phát sinh hàng ngày, tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn, mức độ thu gom chất thải độc hại và khả năng đảm bảo về mặt kỹ thuật của quy trình thu gom rác thải trên địa bàn công ty quản lý khá tốt. Công ty đã áp dụng quy trình kỹ thuật, máy móc công nghệ, và các trang thiết bị xử lý rác thải tiên tiến. Công tác quản lý và xử lý RTSH của công ty đảm bảo được yêu cầu hạn chế tối đa lượng chất thải tồn đọng, công tác vận chuyển và thu gom được RTSH phát sinh liên tục, kịp thời.

3.2.1.3. Một số vấn đề tài chính trong công tác quản lý và xử lý RTSH của công ty CP Môi trường và DV Đô thị Việt Trì tại thành phố Việt Trì

a. Hệ thống ngân sách và chi phí cho hệ thống quản lý và xử lý rác thải

Vào tháng 10 hàng năm, Công ty CP Môi trường và Dịch vụ Đô thị Việt Trì lập kế hoạch cung cấp dịch vụ công ích cho năm tiếp theo. Kế hoạch này được ước tính từ khoản thu từ việc thu phí vệ sinh và các khoản khác, đồng thời ước tính chi phí cho các dịch vụ khác của công ty, bao gồm cả quản lý RTSH. Việc lập kế hoạch này dựa trên khối lượng công việc được UBND thành phố Việt Trì ký hợp đồng đặt hàng với công ty trên cơ sở cân đối kinh phí ngân sách thành phố. Ví dụ như: số ha cần được dọn sạch, số m3 rác thu gom cấp 1 (chưa bao gồm vận chuyển tới bãi), số tần số rác thu gom cấp 2 và vận chuyển, số tần số rác xử lý (tiêu hủy). Những số liệu này được phân tích với đơn giá theo quy định. Đơn giá này được xây dựng theo Thông tư số 17 của Bộ xây dựng quy định về phương pháp lập giá dự toán và cho phép mỗi tỉnh được quy định mức giá riêng. Kế hoạch được lập xong sẽ trình lên UBND tỉnh và các Sở có liên quan. Sau khi được duyệt, Công ty được cấp kinh phí hoạt động cho cả năm đó.

Bảng 3.7 dưới đây thể hiện chi phí và đơn giá cho công tác quản lý và xử lý RTSH của Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì năm 2014.

Nhìn vào bảng ta thấy theo kế hoạch năm 2014, đơn giá cho quản lý và xử lý chất thải tại Việt Trì là khoảng 246,87 nghìn đồng/tấn. Chi phí thực tế khoảng 281,3 nghìn đồng/tấn. Những chi phí này đã bao gồm chi phí quản lý nhưng không được bao gồm khấu hao. Đơn giá này được lập nên dựa trên Thông tư số 17 của Bộ xây dựng và đặc thù riêng về quản lý chất thải của thành phố Việt Trì.

Về tổng chi phí, theo kế hoạch năm 2014, tổng chi phí cho quản lý RTSH là khoảng 20,98 tỷ đồng, thực tế là 27,45 tỷ đồng. Như vậy, chi phí cho quản lý và xử lý chất thải hiện nay tại thành phố Việt Trì là rất lớn.

Bảng 3.7: Chi phí và đơn giá theo kế hoạch và thực hiện cho công tác quản lý và xử lý rác thải Công ty Môi trường Việt Trì năm 2014

TT Chi phí và đơn giá ĐVT Kế

hoạch Thực hiện

1 Tổng đơn giá quản lý RTSH nghìn đồng/tấn 246,87 281,30

1.1 Thu gom cấp 1 (rác) nghìn đồng/tấn 54,25 57,73 1.2 Thu gom cấp 2 (gồm cả vận chuyển) nghìn đồng/tấn 80,17 88,46 1.3 Tổng thu gom cấp 1&2 nghìn đồng/tấn 101,43 122,19 1.4 Thu gom cấp 3 (tiêu hủy) nghìn đồng/tấn 11,02 12,92

2 Khối lượng rác (tấn/năm) tấn/năm 85.000 97.571,28

3 Tổng chi phí quản lý RTSH tỷ đồng 20,98 27,45

3.1 Thu gom cấp 1 (rác) tỷ đồng 4,61 5,63

3.2 Thu gom cấp 2 (gồm cả vận chuyển) tỷ đồng 6,81 8,63 3.3 Tổng thu gom cấp 1&2 tỷ đồng 8,62 11,92

3.4 Cấp 3 (tiêu hủy) tỷ đồng 0,94 1,26

(Nguồn: Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Việt Trì)

b. Mức thu phí đối với các hộ gia đình tại Thành phố Việt Trì 2014

Mức thu phí quản lý và xử lý rác thải đối với các hộ gia đình tại thành phố Việt Trì được thể hiện qua bảng 3.8.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tổng thu phí quản lý và xử lý chất thải cho các hộ gia đình tại thành phố Việt Trì năm 2014 là trên 1,36 tỷ đồng/tháng bằng 59,46% so với tổng chi phí quản lý rác thải thực tế. Như vậy ngân sách Nhà nước phải bù lỗ khá lớn cho chi phí quản lý và xử lý rác thải.

Bảng 3.8: Mức thu phí quản lý và xử lý chất thải cho các hộ gia đình tại thành phố Việt Trì năm 2014

Đối tượng đóng phí Đơn vị Số hộ thanh toán (hộ) Số tiền/tháng (đồng/tháng) (đồng/tháng) Tổng thu

1. Hộ không kinh doanh buôn bán Đồng/hộ 15.050 10.000 150.500.000 2. Hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ có trên 4 lao động Đồng/hộ/tháng 10.530 55.000 579.150.000 3. Hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ có 2-3 lao động Đồng/hộ/tháng 5.600 45.000 252.000.000 4.Hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng tạp hóa 1 lao động Đồng/hộ/tháng 4.950 35.000 173.250.000 5. Hộ kinh doanh buôn bán nhỏ khác có 1 lao động Đồng/hộ/tháng 5.580 15.000 83.700.000

6. Khách sạn, nhà nghỉ 18.055 -

- Khách sạn Đồng/giường/tháng 7.350 7.500 55.125.000

- Nhà nghỉ, trọ Đồng/giường/tháng 10.705 5.000 53.525.000

7. Đơn vị hành chính sự nghiệp Người/tháng 11.302 1.200 13.562.400

Tổng Đồng/năm 1.360.812.400

c. Doanh thu từ việc thu phí hiện tại và sự hỗ trợ của Chính phủ

Bảng dưới đây thể hiện việc thu phí của Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì và sự hỗ trợ của chính phủ năm 2014

Bảng 3.9: Chi phí và sự hỗ trợ của Chính phủ cho quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Việt Trì năm 2014

TT Chỉ tiêu Tỷ đồng (%)

1 Chi phí thực tế cho QLRTSH 27,45 100 2 Phí thu từ các HGĐ 16,164 58,89 3 Phí thu từ các cơ quan 0,16272 0,59 4 Phí thu từ các HGĐ và cơ quan (4=2+3) 16,327 59,48

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại công ty cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị việt trì​ (Trang 70 - 79)