Trì, tỉnh Phú Thọ
3.3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng đến 2020 về công tác nâng cao chất lượng xử lý rác thải của công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt chất lượng xử lý rác thải của công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
3.3.1.1. Quan điểm
- Công tác quản lý và thu gom xử lý RTSH là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ yếu, đẩy mạnh công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường và thu gom xử lý RTSH, huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư cho công tác thu gom xử lý RTSH.
- Quản lý RTSH được thực hiện khắp trên địa bàn các xã, phường đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, đảm bảo tính an toàn và phát triển bền vững về bảo vệ môi trường gắn liền với công tác qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.
- Quản lý RTSH là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, tạo cơ sở để địa phương hướng tới môi trường cuộc sống ngày càng xanh - sạch - đẹp.
- Quản lý RTSH phải từng bước hướng đến đảm bảo theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm giải quyết ô nhiễm” các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy thoái môi trường phải có trách nhiệm đóng kinh phí, khắc phục bồi thường thiệt hại theo đúng luật định.
- Quản lý RTSH phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp, nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp hợp vệ sinh.
3.3.1.2. Mục tiêu
- Nhằm cải thiện môi trường cuộc sống ngày càng bền vững và góp phần giải quyết an sinh xã hội;
- Xây dựng hệ thống quản lý RTSH từ thị xã đến các phường, xã theo các nguyên tắc: Nguồn rác được thu gom và được phân loại tại nguồn, tiến đến tái chế, tái sử dụng triệt để bằng các công nghệ tiên tiến và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương, hạn chế tối đã lượng rác thải bị chôn lấp nhằm tiết kiệm quỹ đất, hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra.
- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về việc thu gom và xử lý rác thải, nâng cao nguồn nhân lực về quản lý chất thải trên địa bàn thị xã, tạo môi trường cuộc sống ngày càng xanh - sạch - đẹp.
3.3.1.3. Định hướng đến 2020
Thời gian tới, Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ công tác vệ sinh môi trường đô thị của thành phố; từng bước mở rộng địa bàn, phạm vi phục vụ theo hướng nâng cao trách nhiệm cộng đồng trong công tác quản lý, giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị,
cải tiến nâng cao chất lượng hiệu quả công việc, thay thế sử dụng cơ giới tới mức cao nhất trong quy trình phục vụ vệ sinh môi trường đô thị.
Cụ thể là: Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ thu gom rác thải thành phố đạt trên 90%; trong đó: Đô thị đạt tỷ lệ trên 95%; Nông thôn đạt trên 85%. Với dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ như sau:
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là sự tăng lên của thu nhập, mức tăng này sẽ làm tăng mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Khi đó, lượng rác thải ra môi trường sẽ tăng lên. Đồng thời, hiện nay tại thành phố Việt Trì mới chỉ sử dụng chủ yếu hình thức xử lý RTSH đó là hình thức chôn lấp tổng hợp. Hơn nữa, việc phân loại rác tại nguồn trong dân cư chưa được thực hiện nên làm cho quá trình xử lý gặp nhiều khó khăn trong khi quỹ đất thì có hạn.
Bảng 3.16: Dự báo khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn TP. Việt Trì
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2015 2016 2017
Tổng dân số Người 195.082 238.009 275.017
Đô thị Người 95.387 103.372 113.994
Ngoại ô Người 46.898 75.359 95.387
Nông thôn Người 52.797 59.279 65.635
Khối lượng RTSHSH phát sinh tính/đầu người
Đô thị Kg/ng/ngày 0,78 0,849 0,884
Ngoại ô Kg/ng/ngày 0,5 0,531 0,552
Nông thôn Kg/ng/ngày 0,3 0,318 0,331
Tổng khối lượng RTSHSH phát sinh
Đô thị Tấn/năm 74.402,08 87.762,57 100.771,02
Ngoại ô Tấn/năm 23.448,82 40.015,37 52.653,78
Nông thôn Tấn/năm 15.839,18 18.850,63 21.725,20
Tổng Tấn/năm 113.690,08 146.628,57 175.149,99
3.3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý RTSH của Công ty CPMôi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì trên địa bàn thành phố Việt Trì, ty CPMôi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Qua quá trình tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý RTSH tại thành phố Việt Trì và công ty CPMôi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì cho thấy, công tác quản lý và xử lý RTSH tại thành phố khá tốt. Các dịch vụ được cung cấp (quét đường, thu gom rác thải, vận chuyển và xử lý rác) cho toàn bộ thành phố (trong phạm vi cũ) dưới hình thức hợp đồng. Mặc dù là hình thức hợp đồng và thu phí theo tháng nhưng thực chất, phí vệ sinh đã được Nhà nước bao cấp gần như toàn bộ, vì vậy phí dịch vụ mà các hộ gia đình phải đóng là rất nhỏ. Hiện trạng môi trường ở thành phố là khá tốt, cảnh quan môi trường trong thành phố sạch đẹp. Không khí trong lành ở các khu vực công cộng.
Tuy nhiên, vào giờ cao điểm thì vẫn còn tồn đọng một lượng rác thải nhất định mà không được thu gom ở gần nơi có chợ và khu vực buôn bán, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Một số hộ gia đình vẫn chưa thực sự hợp tác với các công nhân công ty môi trường, còn thực hiện sai giờ giấc thu gom và chậm trễ trong việc nộp phí vệ sinh. Mặt khác, hai bãi rác hiện nay đang trong tình trạng quá tải, cần có sự thay thế bởi một bãi rác mới hoặc một khu xử lý tập trung.
Các nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng quản lý RTSH là cơ chế quản lý của chính quyền địa phương, năng lực của công ty CPMôi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì và ý thức của người dân. Để nâng cao chất lượng quản lý RTSH và duy trì môi trường tại thành phố Việt Trì trong tương lai được bền vững và trong sạch hơn, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
3.3.2.1. Nâng cao năng lực hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và thu gom rác thải ở các cấp, các ngành, các địa phương; tổ chức thành lập các tổ, đội, xí nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ thu gom xử lý rác thải tại các xã,
phường, trung tâm đô thị theo hướng chuyên nghiệp đủ năng lực để hoạt động bảo vệ môi trường và thu gom rác thải
Hiện nay, công ty CP Môi trường và dịch vụ đô thị Việt Trì là doanh nghiệp CPdo Nhà nước chi phối và nắm giữ 79,67% vốn điều lệ, các cổ đông nắm giữ 20,33% vốn điều lệ. Vì vậy, mô hình quản lý RTSH trên địa bàn thành phố Việt Trì của công ty hoạt động theo hình thức công ích với cơ chế tài chính do UBND tỉnh Phú Thọ quy định. Mặt khác, xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay mô hình hóa xã hội đã và đang hình thành, phát triển, nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm tới lĩnh vực thu gom, vận chuyển, tái chế rác thải, nhưng tại Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng lại chưa có được khung pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi để khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Do đó, để nâng cao chất lượng quản lý RTSH trên địa bàn thành phố Việt Trì và công ty CP Môi trường và dịch vụ đô thị Việt Trì, cần nâng cao năng lực hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và thu gom rác thải ở các cấp, các ngành, các địa phương; tổ chức thành lập các tổ, đội, xí nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ thu gom xử lý rác thải tại các xã, phường, trung tâm đô thị theo hướng chuyên nghiệp đủ năng lực để hoạt động bảo vệ môi trường và thu gom rác thải thông qua việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách nhằm hoàn thiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH tại thành phố Việt Trì như sau:
- Xây dựng các chính sách giảm thiểu chất thải và tái sử dụng tại nguồn. Đồng thời, cần xây dựng các quy định về hoạt động tự nguyện nhằm giảm thiểu chất thải và tái sử dụng tại nguồn. Giải pháp về chính sách giúp cho việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải, phế thải trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng thêm hiệu quả, nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Chính sách đòi hỏi bao quát nhiều vấn đề từ khâu phân loại rác, đến khâu thu gom RTSH, phế
thải nông nghiệp đến khâu vận chuyển đến nơi xử lý sản phẩm sau xử lý thì tiêu thụ sản phẩm. Cuối cùng là duy trì việc xử lý rác thải, phế thải, xử lý thích hợp, bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các văn bản chi tiết hoá nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” để đảm bảo khắc phục, xử lý ô nhiễm phát sinh một cách triệt để. RTSH phải được phân loại từ các nguồn xả thải nhằm tăng hiệu quả việc tái chế, tái sử dụng rác. Để thực hiện việc phân loại và tái chế rác hiệu quả thì các cơ quan quản lý cũng cần có những biện pháp hỗ trợ, các chính sách quản lý, xử phạt hành chính mang tính thống nhất, đồng bộ giúp cho người dân có thói quen phân loại và bỏ rác đúng nơi quy định
- Xây dựng chính sách huy động sự tham gia của tư nhân vào quy trình thu gom - cất giữ - rửa thùng - đặt thùng trên các tuyến phố nhằm giảm chi phí đầu tư và duy trì tốt công tác thu gom theo giờ.
- Xây dựng các chính sách nhằm xã hội hóa công tác thu gom và vận chuyển RTSH. Mặt khác, cần tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn ngân sách của trung ương, nguồn tài trợ nước ngoài bằng cách nghiên cứu và thực hiện các dự án có ý nghĩa thiết thực trong công tác bảo vệ và quản lý môi trường ở địa phương. Khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế khác vào công tác quản lý RTSH.
- Tổ chức thành lập các tổ, đội, xí nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ thu gom xử lý rác thải tại các xã, phường, trung tâm đô thị theo hướng chuyên nghiệp đủ năng lực để hoạt động bảo vệ môi trường và thu gom rác thải.
- Hỗ trợ kỹ thuật và động viên các khối, xóm, khu vực dân cư cùng nhau xây dựng các mô hình xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Có các chính sách hỗ trợ tài chính cho việc mở các lớp đào tạo người dân làm công việc xử lý môi trường. Hỗ trợ tài chính trong việc thực hiện
tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về việc phân loại rác thông qua các tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội người cao tuổi...
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra một cách hoàn thiện: Xử lý nghiêm để đảm bảo việc tuân thủ quy định pháp luật về quản lý RTSH đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
3.3.2.2. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cộng dân cư về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý RTSH trên địa bàn thành phố nói riêng
Để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rác thải nói chung và RTSH nói riêng cần phải tăng cường giáo dục nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội, vì thế phải tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường cho mọi người dân, cộng đồng. Tuyên truyền để người dân thực hiện đổ rác đúng giờ và đúng nơi quy định. Đồng thời mức phạt cũng phải được thực hiện đối với những hộ gia đình có hành vi vi phạm quy định. Khuyến khích người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn để giảm tải trong quá trình xử lý ở khâu cuối. Trang bị các thùng rác công cộng trên các tuyến đường.
Hiện nay, vẫn còn nhiều người dân chưa có nhiều kiến thức về bảo vệ môi trường. Một phần do trình độ dân trí còn hạn chế, chưa quen với nếp sống hiện đại, tư tưởng trông chờ ỷ lại của cộng đồng nên cần phải được đẩy mạnh công tác tuyên truyền để hình thành và nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung, xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, các thói quen nếp sống không văn minh. Vì vậy, cần phải tăng cường nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng thông qua các cơ quan đơn vị, các đoàn thể chính quyền như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, các đoàn thể thanh niên thông qua các biện pháp sau:
- Tuyên truyền cho người dân về vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải, tập huấn cho người dân biết cách phân loại
rác ngay tại hộ gia đình. Qua đó giúp họ nâng cao được ý thức giữ gìn vệ sinh cho gia đình và cộng đồng.
- Tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn dư luận trong việc khuyến khích, cổ vũ các hoạt động bảo vệ môi trường; tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng ở cơ sở, tạo phong trào thi đua, xây dựng nếp sống mới trong các khu dân cư; Lồng ghép tuyên truyền về ý thức vệ sinh môi trường vào các hoạt động của khối, xóm, tổ dân cư…
- Trang bị cho các khối, xóm, các nhóm hộ dân trong địa bàn một số thiết bị tuyên truyền như bộ loa tay, loa đài... để thông báo tuyên truyền về vấn đề vệ sinh môi trường cũng như biện pháp thực hiện.
- Thường xuyên tiến hành tuyên truyền trên hệ thống loa phóng thanh của các xã, phường và thành phố như đọc các thông tin về vấn đề khí hậu trái đất, vệ sinh môi trường, nêu gương những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt cũng như phê bình những đối tượng chưa chấp hành nghiêm chỉnh vấn đề bảo vệ môi trường sống.
- Tổ chức các cuộc thi mang tính chất bảo vệ môi trường như: tìm hiểu về môi trường, thi vẽ tranh…Các tổ chức đoàn thể, các cơ quan nhà máy xí nghiệp cần tổ chức những buổi vệ sinh môi trường vào cuối tuần (1 lần /tuần) và huy động tất cả mọi người cùng tham gia.
- Có chính sách giáo dục phù hợp để tự người dân nhận rõ tác hại của RTSH, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. Tuyên truyền cho mọi người hạn chế sử dụng các loại túi nilon và định hướng cho người dân thói quen dùng túi một cách tiết kiệm, hợp lý. Đồng thời, đưa chương trình giáo dục môi trường vào các cấp học (mầm non, phổ thông, đại học và các loại hình đào tạo), bồi dưỡng nghiệp vụ của các tổ chức chính trị, xã hội, các hội nghề nghiệp.
- Các đối tượng, tổ chức, cá nhân cần phải tuân thủ thực hiện một cách đồng bộ và nghiêm chỉnh, những đối tượng nào không thực hiện cần có những biện pháp xử phạt thích đáng.
- Tổ chức các buổi tập huấn thảo luận về nâng cao nhận thức và kỹ thuật xử lý rác thải cho các cán bộ và nhân dân trong khu vực với các chủ đề: rác thải và sức khỏe, vệ sinh môi trường sống, thực hiện phong trào ngày Chủ nhật xanh, sạch, đẹp…
Tóm lại để việc tuyên truyền giáo dục đạt hiệu quả cao Công ty kết hợp