Đặc điểm cơ bản của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại công ty cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị việt trì​ (Trang 48 - 53)

2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm cơ bản của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên của thành phố Việt Trì a. Vị trí địa lý

Thành phố Việt Trì nằm ở phía đông của tỉnh Phú Thọ, phía bờ tả ngạn sông Hồng, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 70 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là 25 km về phía tây. Có diện tích tự nhiên là 106,36 km².

Hình 2.1: Bản đồ đi ̣a chính quy hoa ̣ch thành phố Viê ̣t Trì năm 2014

Địa giới hành chính của Việt Trì: phía bắc giáp huyện Phù Ninh, phía tây và tây nam giáp huyện Lâm Thao, phía nam giáp huyện Ba Vì, Hà Nội phía đông giáp các huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc).

b. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Thành phố Việt Trì nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có một mùa đông lạnh sâu sắc với trên ba tháng nhiệt độ xuống dưới 180C, nét đặc trưng của Miền Bắc Việt Nam. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C. Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 – 87%.

Nằm ở Ngã ba Hạc, nơi có con sông Thao đỏ nước phù sa hợp lưu với dòng sông Lô và sông Đà xanh biếc, đối diện với huyện Ba Vì, Hà Nội. Vì thế, Việt Trì còn được biết đến với cái tên thân thương: Thành phố ngã ba sông.

Là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, nơi có kinh đô Văn Lang - Kinh đô đầu tiên của người Việt, quê hương đất tổ vua Hùng. Nơi đây còn là thành phố công nghiệp, công nghệ kỹ thuật cao. Đây cũng là cửa ngõ vùng Tây Bắc, đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh miền núi phía bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc).

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Thành phố Việt Trì được biết đến là thành phố công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc với các ngành dệt, giấy, hóa chất, sứ... và còn được gọi là thành phố ngã ba sông vì nằm gần nơi hợp lưu của sông Lô và sông Đà vào sông Hồng. Hiện nay, thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, hành chính và kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và trung tâm của liên tỉnh phía bắc. Việt Trì được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư để trở thành một trong 11 đô thị lớn nhất Việt Nam.

a. Đặc điểm dân số, lao động

Thành phố Việt Trì có 23 phường, xã trực thuộc. Năm 2014, toàn thành phố Việt Trì có 192.502 người, mật độ dân số trung bình 1.309 người/km2. Toàn thành phố có trên 70.000 hộ dân; người dân tộc Kinh chiếm đại đa số, 471 nhân khẩu; ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số khác ở rải rác tại các xã, thị trấn...Thành phố Việt Trì có 89,95% nhân khẩu sống bằng nghề nông nghiệp, trong đó lao động trong độ tuổi trong nông nghiệp là 52,93%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ không nhỏ thể hiện dân số trẻ, lao động nông nghiệp có kinh nghiệm sản xuất, cần cù, chịu khó nhưng lượng lao động chưa qua đào tạo còn ở mức cao, số lao động đã và đang đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ dẫn đến việc tiếp thu các ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến còn gặp nhiều hạn chế.

b. Đặc điểm phát triển các kinh tế ngành

Việt Trì là thành phố công nghiệp đầu tiên của miền Bắc Việt Nam. Thành phố có nhiều tiềm năng phát triển công, nông, thương nghiệp và dịch vụ. Các ngành công nghiệp phát triển gồm có: hóa chất, giấy, may mặc,...

Trên địa bàn thành phố tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty có quy mô sản xuất công nghiệp với tỷ trọng lớn, hằng năm đóng góp một lượng lớn nguồn ngân sách của tỉnh và giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Ở thành phố Viê ̣t Trì có các khu công nghiê ̣p sau: Khu công nghiệp Thụy Vân, Khu công nghiệp Bạch Hạc, Khu công nghiệp nam Việt Trì.

Ngày 04 tháng 5 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 528/QĐ-TTg công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ, với vai trò là thành phố công nghiệp. Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định 2010) năm 2014 của toàn thành phố Việt Trì đạt: 11.795 tỷ đồng, đạt: 98,9% so với kế hoạch và bằng 111,5% so cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng 11,5%. Trong đó:

* Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản:

năm 2014 (theo giá cố định 2010) đạt 6.730 tỷ đồng đạt, tốc độ tăng trưởng đạt 13,1%. Trên địa bàn hiện có trên 356 doanh nghiệp và trên 12.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể đang hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế.

* Thương mại - dịch vụ - du lịch: năm 2014 (theo giá cố định 2010) đạt 2.175 tỷ đồng đạt 100,6% kế hoạch và bằng 119,7% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng đạt 19,7%.

* Sản xuất nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản: năm 2014 (theo giá cố định 2010) đạt 2.890 tỷ đồng đạt 98,5% so kế hoạch và bằng 102,6 % so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng đạt 2,6%. Trong đó: Về trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực đạt 123.693 tấn, đạt 112,4% kế hoạch; riêng thóc đạt 115.190 tấn đạt 113 % kế hoạch. Về chăn nuôi: Tổng giá trị sản xuất 170 tỷ đồng đạt 103% kế hoạch và bằng 113% so với cùng kỳ. Với những lợi thế về vị trí địa lý cũng như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn thành phố không ngừng tăng lên.

c. Cơ sở hạ tầng, giao thông của thành phố Việt Trì

Thành phố Việt Trì có vị trí là thành phố ngã 3 sông, và trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn trước năm 2015 nên trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng của thành phố được đầu tư xây dựng khá đồng bộ. Nhiều tuyến đường được đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới theo đúng tiêu chuẩn đường nội thị đảm bảo giao thông luôn được thông suốt. Việc vận chuyển hàng hoá thuận lợi trên cả đường ôtô, đường sắt, đường sông,...

Việt Trì có quốc lộ 2 nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc, đồng thời còn có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua nơi này. Thành phố đã tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, mở rộng diện

tích, tăng quy mô dân số; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trọng điểm như: Quảng trường Hùng Vương và Trung tâm Dịch vụ thương mại tổng hợp; quy hoạch chi tiết khu du lịch - dịch vụ Nam Ðền Hùng; quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và hạ tầng kinh tế - xã hội thành phố. Tập trung xây dựng nhiều tuyến đường quan trọng như đường Nguyễn Tất Thành kéo dài và hạ tầng kỹ thuật hai bên đường, đường Hai Bà Trưng kéo dài, đường Phù Ðổng nối Việt Trì với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường Trường Chinh, đường Vũ Thê Lang và dự án xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải đô thị. Ðến nay, thành phố đang thực hiện đầu tư 207 công trình, trong đó có 144 công trình chuyển tiếp, 63 công trình triển khai mới, tổng giá trị xây lắp đạt hơn 500 tỷ đồng; triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng 91 dự án, trong đó có 59 dự án chuyển tiếp, 32 dự án mới và đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 18 dự án lớn với tổng số tiền bồi thường hơn 312 tỷ đồng.

2.1.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm cơ bản của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ về vấn đề quản lý RTSH

Phát triển bền vững là xu thế tất yếu mang tính toàn cầu hiện nay, trong đó bảo vệ môi trường sinh thái là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường có nội dung rộng liên quan đến cả thể chế, chính sách, tổ chức quản lý…và hoạt động bảo vệ môi trường là đa dạng liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều đối tượng, trong đó quản lý RTSH là một trong những hoạt động cụ thể gắn với từng địa bàn dân cư cụ thể của mỗi địa phương, đặc biệt là quản lý rác thải khu vực nông thôn như thành phố Việt Trì. Việt Trì tuy là thành phố trực thuộc tỉnh Phú Thọ, theo quy hoạch công bố năm 2013 có 23 phường, xã trực thuộc, dân số đông và có xu hướng tăng nhưng có tới 89,95% nhân khẩu sống bằng nghề nông và chủ yếu là ở nông thôn. Tuy nhiên, với vị thế là trung tâm liên tỉnh phía Bắc, Việt Trì đã được

Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư để trở thành một trong 11 đô thị lớn nhất Việt Nam. Rõ ràng đây là thành phố đang trên đà phát triển và gắn với quá trình đô thị hóa chắc chắn diễn ra khá mạnh trong những năm tới, thì vấn đề quản lý RTSH đặt ra một cách rất nghiêm túc và cấp bách, đòi hỏi chính quyền thành phố, Công ty CP Môi trường và DV đô thị Việt Trì và người dân cần chung tay nâng cao chất lượng quản lý RTSH nói chung và bảo vệ môi trường nói riêng, qua đó, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại công ty cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị việt trì​ (Trang 48 - 53)