TỶ TRỌNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC NGÀNH NĂM 2005

Một phần của tài liệu Microsoft word 1 muc luc viet tat (Trang 37)

Chỉ tính khu vực kinh tế trong nước ĐVT: triệu USD MẶT HÀNG GIÁ TRỊ T TR NG (%) 1. Dầu thô 7.530 62 2. May mặc 853,7 7 3. Gạo 386,7 3,2 4. Giày dép 233,2 1,9 5. Thủy sản 203,5 1,7 6. Sữa và các sản phẩm từ sữa 102,4 0,8 7. Các ngành khác 2.821 23,4

7. Tổng kim ngạch xuất khẩu 12.131 100

Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM

2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC DNVVN Ở TP.HCM:

Kể từ khi Việt Nam bắt đầu đổi mới, xóa bỏ kinh tế bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường thì số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ không ngừng gia tăng. DNVVN theo định nghĩa của Việt Nam là các doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng và sử dụng dưới 300 lao động. Hệ thống luật pháp cũng ngày càng hoàn thiện hơn cho phù hợp với xu thế ngày càng phát tri63n của DNVVN. Luật doanh nghiệp ban hành năm 1999 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nổ lực của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

Cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, TP.HCM luôn dẫn đầu về số lượng các doanh nghiệp đăng ký thành lập, cũng như tổng số vốn đăng ký. Bảng dưới đây sẽ cho biết số lượng doanh nghiệp và vốn đăng ký qua các năm. BẢNG 5: SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP THÀNH LẬP THEO NĂM

Năm S DN THÀNH LẬP VỐN (Triệu đồng)

2002 9.797 19.800.000 2003 11.140 23.050.000 2004 12.649 25.794.000 2005 14.865 28.990.000 2006 20.001 43.547.000 T NG C NG 96.289 265.842.075

Như vậy, chỉ trong 5 năm từ 2001 đến 2006 số lượng doanh nghiệp ở TP.HCM đã tăng lên 3,5 lần chiếm 50% tổng số doanh nghiệp cả nước (khoảng 200.000 DN), qui mô về vốn tăng gần gấp đôi. Sự gia tăng về vốn ít hơn về số lượng chứng tỏ số lượng DNVVN tăng lên rất nhiều trong thời gian qua.

BẢNG 6: SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH

LOẠI HÌNH SỐ LƯỢNG VỐN

Doanh nghiệp tư nhân 15.227 10.762.908

Công ty cổ phần 5.720 83.171.805 Công ty TNHH 49.553 105.949.563 Công ty TNHH một thành viên 389 6.873.846 Công ty hợp danh 9 6.400 Hợp tác xã/Liên hiệp HTX 33 100.221 Đơn vị trực thuộc DN NQD 22.010 137.539

Doanh nghiệp nhà nước 3.339 58.839.793

Chi nhánh HTX/LH HTX 4 Văn phòng ĐD HTX/LH HTX 5

Tổng cộng 96.289 265.842.075

Qua bảng trên ta thấy doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 65% tổng số các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, đóng góp khoảng 50% GDP của Tp.HCM. Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong điều kiện nước ta đã gia nhập

WTO dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, thị trường ngày càng chật hẹp, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm thị trường mới thông qua xuất khẩu.

2.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI Ở TP.HCM MẠI Ở TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất nước nên có nhiều tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại đặt tại đây. Trong đó, gồm cả tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài, cả tổ chức thuộc trung ương và tổ chức thuộc địa phương, cả các loại hình thuộc Chính phủ và phi Chính phủ.

2.3.1. Thuộc hệ thống Chính phủ:

2.3.1.1 Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Thương mại) (Vietnam Trade Promotion Agency – VIETRADE) (Vietnam Trade Promotion Agency – VIETRADE) a. Chức năng và hoạt động chính:

Chức năng:

Cục Xúc tiến Thương mại là cơ quan trực thuộc Bộ Thương mại được thành lập ngày 15/11/2004, có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại. Cục Xúc tiến Thương mại có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, được sử dụng con dấu riêng để giao dịch theo qui định của pháp luật, kinh phí hoạt động của Cục do ngân sách nhà nước cấp. Trụ sở chính đặt tại Hà nội, một văn phòng tại TP.HCM , hai văn phòng ở nước ngoài.

Hoạt động:

- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chính sách, các văn bản qui phạm pháp luật, các qui trình, chương trình, dự án, qui hoạch, kế hoạch phát triển xúc tiến thương mại trình Bộ Thương mại để trình cấp có thẩm quyền hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức và liểm tra việc thực hiện các qui định trên sau khi được phê duyệt.

- Phối hợp cùng với các Vụ, Cục, Viện thuộc Bộ nghiên cứu, dự báo xu hướng phát triển thị trường, sản phẩm xuất khẩu của Vĩet Nam phục vụ định hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; thu thập, tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin cho các cơ quan hữu quan, các doanh nghiệp và các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

- Tổ chúc bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại.

- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý các hoạt động quảng cáo thương mại, hội chợ triển lãm thương mại, giới thiệu hàng hóa trong và ngoài nước.

- Tổ chức và quản lý các Trung tâm giới thiệu sản phẩm, Trung tâm xúc tiến thương mại ở nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập. - Chỉ đạo và hướng dẫn các Sở Thương mại về công tác quản lý Nhà nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong lĩnh vực xúc tiến thương mại; chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước. - Tổ chức và quản lý chương trình xây dựng và quản bá thương hiệu quốc

gia; hỗ trợ các doanh nghiệp trong các hoạt động xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu, quảng bá hình ảnh đất nước và hình ảnh doanh nghiệp ra nước ngoài.

- Xây dựng và quản lý chương trình truyền hình thương mại, thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xúc tiến thương mại.

- Ban hành một số văn bản liên quan đến lĩnh vực xúc tiến thương mại. Tổ chức:

Hiện nay Cục xúc tiến Thương mại có hai văn phòng trong nước ở Hà Nội và TP.HCM và hai văn phòng ở nước ngoài t i New York - Hoa kỳ và Dubai - Các Tiểu Vương Quốc A Rập Thống Nhất UAE.

Văn phòng Cục Xúc tiến Thương mại tại TP.HCM có nhiệm vụ phục vụ xúc tiến thương mại cho toàn khu vực phía nam, nhưng hoạt động chủ yếu vẫn ở TP.HCM. Trên thực tế, hoạt động của Văn phòng chưa đẩy đủ các chức năng theo qui định. Có nhiều lý do làm cho hoạt động của văn phòng chưa đạt hiểu quả cao, trong đó có hai lý do quan trọng là kinh phí và sự chồng lấn trong hoạt động, vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể ở phần thực trạng. Chính vì thế, hoạt động của Văn phòng TP.HCM cũng chỉ dừng lại ở mức cung cấp một số thông tin về thị trường nước ngoài, tổ chức các buổi tập huấn, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức quảng cáo thương mại, hội chợ thương mại,… còn làm thế nào để đưa một doanh nghiệp cụ thể đi ra nước ngoài thì chưa thực hiện được.

2.3.1.2. Trung tâm Thông tin Thương mại (Bộ Thương mại)

(Vietnam Trade Information Center – VTIC)

a. Chức năng và hoạt động chính:

Trung tâm thông tin thương mại là một cơ quan hành chính sự nghiệp có thu, trực thuộc Bộ Thương mại, thành lập năm 1989.

Chức năng:

- Thu thập thông tin về kinh tế thương mại trong và ngoài nước cũng như thông tin về giá cả thị trường, hợp tác thương mại và đầu tư.

- Xử lý, phân tích, đánh giá những thông tin đã thu thập.

- Cung cấp thông tin cho các tổ chức kinh tế, thương mại trong và ngoài nước.

Hoạt động:

- Mạng lưới thông tin thương mại: Thông qua mạng Vinanet, cung cấp thông tin kinh tế, thương mại, chính sách thương mại, giá cả nội địa và thế giới của mốt số hàng xuất khẩu bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

- Ấn phẩm sách báo: Vietnam Economic News (Tiếng Anh); Vietnam Business (Tiếng Anh); Tin Thị trường hàng ngày, Tin ngoại thương (Báo

tháng); Tin Thị trường – Giá cả – Vật tư; Tin Thị trường doanh nghiệp; Doanh nghiệp - Thương mại.

- Cung cấp các dịch vụ tư vấn và tổ chức các buổi hội thảo về các dịch vụliên quan đến thương mại.

Nguồn tài chính một phần do ngân sách cấp (Mạng thông tin) và phần hoạt động còn lại Trung tâm tự trang trải.

b. Hiệu quả xúc tiến xuất khẩu đối với TP.HCM:

Hiệu quả chủ yếu tập trung ở hoạt động cung cấp thông tin chung về thương mại cho các doanh nghiệp, còn các thông tin về xuất khẩu và thị trường nước ngoài chưa nhiều và do điều kiện kinh phí nên chưa thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về thị trường nước ngoài.

2.3.1.3. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và đầu tư TP.HCM (Investment and

Trade Promotion Center – ITPC): a. Chức năng và hoạt động chính:

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC), trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố, được thành lập năm 2000, tiền thân là Trung tâm Phát triển Ngoại thương và Đầu tư (FTDC) được thành lập năm 1983.

Chức năng:

- Tham gia xậy dựng và góp phần thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư theo chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân Thành phố.

- Phối hợp đề xuất các chương trình, kế hoạch 5 năm và hàng năm về xúc tiến thương mại và đầu tư của Thành phố.

- Tham mưu cho Ủy ban Nhân dân Thành phố các chính sách hổ trợ, khuyến khích xuất khẩu và đầu tư.

- Triển khai các giải pháp, chương trình xúc tiến thương mại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thu thập thông tin và nghiên cứu thị trường, cơ hội đầu tư và thông tin kinh tế.

- Thu thập thông tin về nghiên cứu thị trường xuất khẩu, cơ hội đầu tư. - Xây dựng cơ sở dữ liệu về tiềm năng thành phố, hàng hóa, thị trường, xuất

nhập khẩu và đầu tư.

- Phát hành bản tin, các ấn phẩm thương mại và đầu tư. - Tổ chức thông tin về thương mại và đầu tư qua mạng.

Các dịch vụ:

- Tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ hoặc giới thiệu các tổ chức cung cấp dịch vụ nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. - Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp mở các văn phòng đại diện thương mại và đầu

tư trong và ngoài nước, các phòng trưng bày, cửa hàng bán sản phẩm. - Tổ chức hoặc hỗ trợ tổ chúc các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường,

tham gia hội chợ, triển lãm, diễn đàn đầu tư trong và ngoài nước.

- Tổ chức đón tiếp , bố trí chương trình cho các doanh nghiệp, các tổ chức và cơ quan nước ngoài vào thành phố tìm hiểu môi trường thương mại và đầu tư.

- Tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề.

- Xây dựng phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm xuất khẩu, tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hội chợ, triển lãm hàng xuất khẩu.

- Cung cấp hoặc giới thiệu cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước: phòng hội nghị, văn phòng làm việc, dịch vụ thư ký, phiên dịch và chuyên viên nghiệp vụ, lập dự án đầu tư, tham gia gặp gỡ doanh nghiệp.

Các hoạt động khác:

- Thu thập ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước về chủ trương, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh của thành phố, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

- Phát triển hợp tác quốc tế với các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư trong và ngoài nước.

b. Hiệu quả xúc tiến xuất khẩu đối với TP.HCM:

Đây là tổ chức Xúc tiến Thương mại chủ yếu của thành phố, có nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư như: cung cấp các thông tin về kinh tế, thương mại và đầu tư cho các doanh nghiệp; các hoạt động xúc tiến xuất khẩu như tổ chức đoàn khảo sát thị trường nước ngoài, tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm nước ngoài, giới thiệu các đối tác kinh doanh và đầu tư cho các bên trong và ngoài nước; hỗ trợ qua các dịch vụ văn phòng cho các doanh nhân nước ngoài muốn có nơi làm việc tạm thời khi họ chưa có văn phòng đại diện; tư vấn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về xuất khẩu thông qua các chương trình hỗ trợ của ITPC,…

Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng, ITPC chưa thực hiện được hoạt động này sâu và hiệu quả hơn theo yêu cầu của cá doanh nghiệp về thị trường, mặt hàng xuất khẩu cụ thể, các hỗ trợ này còn ở một mức độ nhất định. Sự hạn chế về các hoạt động này vì những yếu tố sau:

- Luật về xúc tiến thương mại chưa rõ ràng cụ thể.

- Tổ chức chưa được cấp kinh phí hoạt động đầy đủ, do đó phải tìm kinh phí hoạt động thông qua các dịch vụ có thu, điều này làm ảnh hưởng đến phạm vi và hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại của tổ chức.

- Chưa có văn phòng đại diện ở nước ngoài để có hoạt động xúc tiến từ xa. - Chưa có vị trí rõ ràng trong cơ cấu của nhà nước, nên chưa có các hổ trợ

thích đáng của nhà nước như: được cung cấp thông tin, sự phối hợp của các ban ngành, hỗ trợ phát triển văn phòng ở nước ngoài.

2.3.1.4. Phòng Xúc tiến Thương mại (Sở Thương mại TP.HCM):

Phòng xúc tiến thương mại là một bộ phận thuộc sở Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng tham mưu và thực hiện các hoạt động xúc tiến

thương mại dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Sở Thương mại. Phòng Xúc tiến Thương mại (XTTM) được thành lập vào ngày 03/09/1998.

a. Chức năng và hoạt động chính:

- Tham mưu cho Giám đốc sở, đề xuất với Uûy ban Nhân dân TP.HCM về qui chế quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ thương mại trên địa bàn thành phố.

- Tham mưu cho Giám đốc sở về việc cấp bổ sung, điều chỉnh hoặc thu hồi các giấy chứng nhận hoạt động dịch vụ thương mại trên địa bàn thành phố. - Theo dõi, thống kê, phân tích, lập báo cáo sơ kết , tổng kết hoạt động dịch

vụ thương mại, nhằm kịp thời đề xuất biện pháp quản lý, hướng dẫn về nghiệp vụ tổ chức kiểm tra hoạt động dịch vụ trên địa bàn TP.HCM.

- Giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban Nhân dân và doanh nghiệp tổ chức thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài và các tỉnh trong cả nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phối hợp thực hiện các cơ hội giao thương, giới thiệu, liên kết các đối tác thương mại nước ngoài với các doanh nghiệp TP. HCM và ngược lại. Vận động, phối hợp và hỗ trợ các hội chợ, trưng bày hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài và trong nước để tác động vào công tác tiếp thị hàng hóa Việt Nam. - Giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban Nhân dân Thành phố về việc cho

phép triển khai các chương trình hợp tác quốc tế và hợp tác trong nước trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ; các hội nghị quốc tế về thương mại, các hội nghị khách hàng, triển lãm, hội chợ, giới thiệu hàng hóa, quảng cáo khuyến mãi, môi giới thương mại,… của các tổ chức và cá nhân kinh doanh thương mại trong nước và nước ngoài trên địa bàn TP.HCM.

- Phối hợp với các tổ chức doanh nghiệp có hoạt động dịch vụ thương mại, hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn TP.HCM.

- Cung cấp thông tin về chính sách thương mại, tình hình thị trường, tổ chức mạng lưới thông tin về tình hình doanh nghiệp của TP.HCM, về thị trường và doamh nghiệp nước ngoài để phục vụ cho các chương trình xúc tiến thương mại.

- Phối hợp với các ngành, tổ chức các đợt tập huấn về kỹ năng giao dịch, các

Một phần của tài liệu Microsoft word 1 muc luc viet tat (Trang 37)