KINH NGHIỆM XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CỦA NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu Microsoft word 1 muc luc viet tat (Trang 30)

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.3.KINH NGHIỆM XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CỦA NHẬT BẢN

1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển:

Như chúng ta đã biết, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai Nhật Bản gần như kiệt quệ. Tất cả những gì họ có được đã bị tàn phá, và họ phải bắt đầu từ vạch xuất phát để xây dựng lại quốc gia.

Thành lập JETRO:

Để vượt qua những khó khăn này, tổ chức The Japan External Trade Recovery Organization (JETRO) được hình thành vào năm 1958 như một tổ chức xúc tiến xuất khẩu đầu tiên của quốc gia để thực hiện tất cả các hoạt động liên quan tới xúc tiến thương mại, như dự án nghiên cứu ở nước ngoài, các dịch vụ sắp xếp thương mại, tham gia vào triển lãm thương mại quốc tế, và xúc tiến các sản phẩm của Nhật Bản ra thị trường nước ngoài.

Vào những năm 1960, JETRO tập trung vào khảo sát về marketing xuất khẩu (Export Marketing Serveys) mà mục tiêu đặt ra là 1) tìm ra thị trường xuất khẩu mới, 2) gia tăng xuất khẩu, 3) thay đổi thói quen xuất khẩu cũ, tạo ra một dãy rộng các sản phẩm xuất khẩu như dệt may, máy móc, hóa chất, sản phẩm kim loại, đồng hồ, thuốc tây,…Văn phòng ở nước ngoài giữ một vai trò quan trọng trong những khảo sát marketing xuất khẩu. Đại diện của JETRO ở mọi văn phòng, với sự giúp đỡ của các công ty nghiên cứu bản xứ, sẽ sử dụng hầu hết thời gian của họ vào việc đi khảo sát thực tế hoặc ở trên đường phố để thu thập thông tin, sử dụng đôi mắt sáng và đôi tai thính của mình. Với những người đại diện như thế, sau nhiều năm làm nhiệm vụ ở một quốc gia, trở thành những chuyên gia vô giá tại quốc gia đó và thị trường đó.

Nghiên cứu marketing xuất khẩu của JETRO được sử dụng cho cả Chính phủ và khu vực tư nhân.

Thành lập Hội đồng Xuất khẩu (Export Council)

JETRO giống như trụ cột thứ nhất cho xúc tiến xuất khẩu của Nhật Bản, trụ cột thứ hai là Hội đồng Xuất khẩu, được thành lập vào năm 1958 như một tổ chức tối cao của quốc gia để xem xét các vấn đề quan trọng liên quan tới chính sách xuất khẩu, chỉ tiêu xuất khẩu, và phối hợp giữa các tổ chúc với các bộ ngành có liên quan. Hội đồng được chủ trì bởi Thủ tướng Chính phủ và các thành viên bao gồm các bộ có liên quan, Thống đốc ngân hàng Nhật Bản và Thống đốc ngân hàng xuất nhập khẩu và lãnh đạo các ngành nghề có liên quan. Hệ thống kim tự tháp này thực sự tham gia vào toàn bộ hệ thống quốc gia, làm việc một cách kỷ lưỡng. Trước tiên, một hội đồng nghề nghiệp sẽ đặt ra một chỉ tiêu xuất khẩu cụ thể cho ngành đó, và thảo luận những phương tiện để đạt được những mục tiêu này, kết luận được đưa ra, sau đó trình lên hội nghị cấp cao hơn xem xét, và cuối cùng được chấp thuận bởi Export Council. Để khuyến khícch khu vực tư nhân tham gia xúc tiến xuất khẩu, Chính phủ giới thiệu một giải thưởng để công nhận công ty nào có đóng góp lớn cho xuất khẩu quốc gia. Giải thưởng sẽ được trao cho cá nhân người nhận bởi Thủ tướng hoặc Bộ trưởng.

Thành lập Trade Council Classified By Overseas Commodities:

Để hỗ trợ thêm cho Export Council, Trade Council Classified By Overseas Commodities được thành lập vào năm 1964, một phương cách đặc biệt mà Nhật Bản triển khai ở bên ngoài quốc gia trong thời gian này. Hội đồng ở nước ngoài này có nhiệm vụ chuyển những chính sách xúc tiến sang thực tiễn dưới sự lãnh đạo của các nhân sự cấp cao của Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế (MITI), những thành viên chính của các tổ chức ở nước ngoài, đại diện ở nước ngoài của JETRO và đại diện các tổ chức ngành nghề. Tất cả đều ở tuyến đầu của thị trường xuất khẩu, họ ngồi lại với nhau để bàn những chiến lược nhằm xúc tiến

những mặt hàng cụ thể, thị trường cụ thể. Hội đồng sẽ cung cấp những thông tin vô giá đối với xúc tiến xuất khẩu, nhờ vào những thông tin này, việc thực hiện mang tính xác thực hơn.

Những đặc trưng của chính sách xúc tiến xuất khẩu Nhật Bản:

V i nh ng chính sách như thế, được hình thành và áp dụng thông qua sự cộng tác giữa chính phủ và khu vực tư nhân, giúp Nhật Bản mở rộng xuất khẩu từ 2 tỷ USD vào năm 1955 lên 10 tỷ USD vào năm 1967 và 25 tỷ USD vào năm 1971.

Nhìn lại khung cấu trúc của chính sách xúc tiến xuất khẩu Nhật Bản đã nêu, có thể rút ra bốn đặc trưng sau:

Một là có một sự cộng tác và có sự trao đổi thông tin nhất quán và gần gũi giữa MITI, JETRO và các ngành của Nhật Bản.

Hai là, Nhật Bản đã tiếp cận thông minh vào từng ngành, từng sản phẩm khi thực hiện xúc tiến xuất khẩu. Nhiều tổ chức ngành nghề giữ vai trò trung tâm trong những tiếp cận này. Ví dụ, Nhật Bản có một Hiệp hội các nhà sản xuất gốm sứ hoạt động rất hiệu quả, trung tâm thiết kế gốm sứ và nhiều nhóm khác cho các công ty trong lĩnh vực thương mại. Các hiệp hội như thế sẽ mang đến những chiến lược hoàn hảo cho xúc tiến xuất khẩu, dựa vào thông tin thị trường mà họ thu được thông qua trao đổi với các đối tác ở thị trường xuất khẩu. Điều gì không thể thực hiện đối với một công ty cá nhân sẽ làm được nhờ vào việc phối hợp với các Hội nghề nghiệp.

Ba là, các công ty Nhật Bản hiểu rất nhanh thị trường xuất khẩu của họ, do đó họ đưa sản phẩm thích hợp với mỗi thị trường. Sản phẩm của Nhật Bản thời gian này được đánh giá là “rẻ và chất lượng thấp” ở thị trường thế giới, vì vậy cung cấp đúng sản phẩm đến đúng thị trường chỉ là một phần của cuộc chiến. Với sự giúp đỡ của chính phủ, các công ty tư nhân đã giới thiệu công nghệ mới giúp họ đưa ra sản phẩm chất lượng cao với giá thấp. Thị trường dần dần quan tâm tới

sản phẩm của họ. Sản phẩm Nhật Bản bắt đầu bán dưới thương hiệu quốc gia “Japan Brand”, đã trở thành một biểu tượng của chất lượng và sự tin cậy. Nhật Bản cũng giới thiệu luật về xem xét xuất khẩu (Export Inspection Law) vào năm 1957 , luật này đánh giá sản phẩm trước khi xuất khẩu giúp cho các công ty nâng cấp về thiết kế sản phẩm nhằm giữ uy tín cho danh tiếng này

Bốn là, ý thức mạnh mẽ và lòng kiên nhẫn của các công ty tư nhân. Không cần phải nói, công ty tư nhân là nhân vật trung tâm trong xúc tiến xuất khẩu. Để thành công trong xúc tiến xuất khẩu công ty phải hiểu nhu cầu của thị trường mục tiêu.

Chúng ta đã từng nghe những công ty thương mại của Nhật Bản như Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo, … Họ đã gởi nhân viên của họ đi đến mọi nơi trên thế giới để giới thiệu sản phẩm của Nhật Bản. Lần đầu tiên khi họ đến Mỹ đã bị làm ngơ, nhưng họ vẫn kiên trì, không bỏ cuộc. Cả công ty thương mại và nhà sản xuất phải trải qua mười năm gian nan để vào được thị trường Mỹ. Điều đáng nói ở đây là các công ty thương mại không tự nhiên mà thành công trong xuất khẩu mà đó là nhờ vào sự nổ lực rất lớn từ phía nhân viên của họ.

1.3.2. Hoạt động hiện nay của JETRO:

Hiện nay JETRO có mạng lưới 73 văn phòng ở nước ngoài và tại 55 quốc gia và vùng lãnh thổ, 38 văn phòng ở quốc nội kể cả hai văn phòng chính ở Tokyo và Osaka. Ngân sách cho năm 2004 là 42 tỷ Yên.

(Xem thêm phần phụ lục về các cơ quan Xúc tiến Xuất khẩu của một số quốc gia: JETRO – Nhật Bản, KOTRA – Hàn Quốc, CETRA – Đài Loan)

1.3.3. Bài học rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm:

Qua nghiên cứu sự thành công của hoạt động xúc tiến xuất khẩu Nhật Bản có thể rút ra những bài học sau:

Một là, định hướng rõ ràng về một nền kinh tế hướng đến xuất khẩu ngay từ đầu của Chính phủ Nhật Bản là một yếu tố quan trọng, làm nền tảng cho sự thành công của cả hoạt động xúc tiến xuất khẩu.

Hai là, sự ra đời của JETRO rất đúng lúc, tại thời điểm kinh tế đang kiệt quệ đang cần một tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp đưa hàng ra nước ngoài. Ngoài ra, JETRO là một tổ chức đặc biệt và duy nhất chịu trách nhiệm chính về hoạt động xúc tiến xuất khẩu, do đó họ có trách nhiệm cao đối với hoạt động của mình.

Ba là, Chính phủ đã kịp thời xây dựng một hệ thống hỗ trợ cho JETRO thực hiện công việc của mình, như Hội đồng Xuất khẩu với đầy đủ những đại diện có liên quan và có quyền quyết định nhằm giải quyết những vướng mắc về mối liên hệ với nhiều ngành; kịp thời xây dựng khung pháp lý nhằm phát triển các hiệp hội, đây là những tổ chưc quan trọng cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu.

Bốn là, Chính phủ đã xây dựng một hệ thống các tổ chức tham gia xúc tiến xuất khẩu hợp lý, không chồng chéo nhiệm vụ và trách nhiệm, chính vì thế đã phát huy được hiệu quả tối đa của hệ thống.

TÓM TẮT

Chương này nêu lên cơ sở lý thuyết của luận văn, gồm có ba phần: lý thuyết về quá trình quốc tế hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tức bên cầu thông tin; khái quát về hoạt động của bên cung thông tin; và bài học kinh nghiệm về xúc tiến xuất khẩu của Nhật Bản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lý thuyết về quá trình quốc tế hóa của các DNVVN nêu lên lý do tại sao DNVVN phải quốc tế hóa hoạt động của mình, đó là việc doanh nghiệp sở hữu những lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp ở nước khác, đồng thời quá trình quốc tế hóa cũng là quá trình doanh nghiệp tự bảo vệ mình tại nước bản sứ. Tiếp theo là phần mô tả về chu kỳ sống của sản phẩm, phần này nêu lên sự thay đổi về nơi sản xuất của một sản phẩm trong quá trình quốc tế hóa. Sau cùng là các giai đoạn của quá trình quốc tế hóa, mô tả từ sự khởi đầu cho đến lúc quốc tế hóa hoàn toàn.

Khái quát mạng lưới xúc tiến xuất khẩu, nêu lên hoạt động của bên cung thông tin cho các DNVVN. Phần này cung cấp những khái niệm xúc tiến xuất khẩu, mạng lưới xúc tiến xuất khẩu, vai trò của xúc tiến xuất khẩu, các loại hình tổ chức xúc tiến thương mại và vai trò của các tổ chức xúc tiến thương mại.

Bài học kinh nghiệm về xúc tiến xuất khẩu nêu tóm tắt quá trình hình thành mạng lưới xúc tiến xuất khẩu của Nhật Bản, vai trò hạt nhân của JETRO, sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức khác cho JETRO. Từ đó, hình thành nên một mạng lưới xúc tiến xuất khẩu hiệu quả cho Nhật Bản.

Bài học rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm Nhật Bản đó là phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức tham gia xúc tiến xuất khẩu thì hoạt động này mới đạt được hiệu quả cao.

Trên đây chỉ là phần lý thuyết, chương tiếp theo sẽ nghiên cứu thực trạng về hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các DNVVN ở TP.HCM nhằm củng cố thêm phần lý thuyết này.

Chương 2

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CỦA DNVVN Ở TP.HCM

2.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ TP.HCM:

2.1.1. Vị trí kinh tế và vai trò của TP.HCM:

2.1.1.1. Vị trí kinh tế:

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam với diện tích 2.093km2, dân số 6,239 triệu người n m 2005, là trung tâm có tầm ảnh hưởng đặc biệt đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với mức tăng trưởng cao trung bình giai đo n 2001 - 2005 đạt 11% đ, trong những năm qua TP.HCM chiếm tỷ trọng GDP cao nhất nước, năm 2005 là 20,2%.

BẢNG 1: TỶ TRỌNG GDP CỦA TP.HCM SO VỚI CẢ NƯỚC

VT: T đđ ng

2001 2002 2003 2004 2005

GDP TP.HCM 84.852 96.403 113.326 137.087 169.559

GDP Cả nước 481.295 535.762 613.443 715.307 837.858

Tỷ trọng (%) 17,6 18 18,5 19,2 20,2

Nguồn: Niên giám Thống kê – Tổng cục Thống kê 2005

2.1.1.2. Vai trò của TP.HCM:

TP.HCM có nhiều ưu thế trong phát triển kinh tế xã hội, từ xưa Sài Gòn đã là địa bàn quan trọng của khu vực phía Nam. Đến nay, TP.HCM đã là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, là đầu mối quan trọng về tất cả các lĩnh vực như công nghiệp, thương mại, y tế, tài chính, giáo dục,… đối với các địa phương trong nước và cả quốc tế.

Cơ cấu kinh tế của TP.HCM thể hiện đặc trưng của một thành phố trung tâm với nhiều chức năng đáp ứng yêu cầu phát triển của toàn vùng và cả nước, như cung cấp hàng hóa, dịch vụ với chất lượng ngày càng tăng cao. Cơ cấu kinh

tế cũng ngày càng thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, luôn đi đầu trong đổi mới công nghệ. Đặc biệt, trong những năm gần đây đã phát triển mạnh sản xuất hàng xuất khẩu.

BẢNG 2: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Năm Kim ngạch xuất khẩu

(Nghìn USD) Tốc độ phát triển (%) 2001 6.016.300 100,2 2002 6.415.037 114,7 2003 7.370.400 128,1 2004 9.847.906 124,8 2005 12.131.906 115,9 Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM

Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp gia tăng hàng năm, bình quân đạt 8,3 tỷ USD/năm, với tốc độ gia tăng hàng năm rất cao, đặc biệt là vào các năm 2003, 2004.

B NG 3: T TR NG KIM NGẠCH XU T KH U SO V I C N C

ĐVT: NGHÌN USD

Năm Kim ngạch xuất khẩu

TP.HCM Kim ngạch xuất khẩu cả nước Tỷ trọng (%) 2001 6.016.300 15.029.200 40 2002 6.415.037 16.706.100 38,4 2003 7.370.400 20.149.300 36,6 2004 9.847.906 26.485.000 37,2 2005 12.131.906 32.441.900 37,4 Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tính khu vực kinh tế trong nước ĐVT: triệu USD MẶT HÀNG GIÁ TRỊ T TR NG (%) 1. Dầu thô 7.530 62 2. May mặc 853,7 7 3. Gạo 386,7 3,2 4. Giày dép 233,2 1,9 5. Thủy sản 203,5 1,7 6. Sữa và các sản phẩm từ sữa 102,4 0,8 7. Các ngành khác 2.821 23,4

7. Tổng kim ngạch xuất khẩu 12.131 100

Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM

2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC DNVVN Ở TP.HCM:

Kể từ khi Việt Nam bắt đầu đổi mới, xóa bỏ kinh tế bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường thì số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ không ngừng gia tăng. DNVVN theo định nghĩa của Việt Nam là các doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng và sử dụng dưới 300 lao động. Hệ thống luật pháp cũng ngày càng hoàn thiện hơn cho phù hợp với xu thế ngày càng phát tri63n của DNVVN. Luật doanh nghiệp ban hành năm 1999 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nổ lực của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

Cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, TP.HCM luôn dẫn đầu về số lượng các doanh nghiệp đăng ký thành lập, cũng như tổng số vốn đăng ký. Bảng dưới đây sẽ cho biết số lượng doanh nghiệp và vốn đăng ký qua các năm. BẢNG 5: SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP THÀNH LẬP THEO NĂM

Năm S DN THÀNH LẬP VỐN (Triệu đồng)

2002 9.797 19.800.000 2003 11.140 23.050.000 2004 12.649 25.794.000 2005 14.865 28.990.000 2006 20.001 43.547.000 T NG C NG 96.289 265.842.075

Như vậy, chỉ trong 5 năm từ 2001 đến 2006 số lượng doanh nghiệp ở TP.HCM đã tăng lên 3,5 lần chiếm 50% tổng số doanh nghiệp cả nước (khoảng 200.000 DN), qui mô về vốn tăng gần gấp đôi. Sự gia tăng về vốn ít hơn về số lượng chứng tỏ số lượng DNVVN tăng lên rất nhiều trong thời gian qua.

BẢNG 6: SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH

LOẠI HÌNH SỐ LƯỢNG VỐN

Doanh nghiệp tư nhân 15.227 10.762.908

Công ty cổ phần 5.720 83.171.805 Công ty TNHH 49.553 105.949.563 Công ty TNHH một thành viên 389 6.873.846 Công ty hợp danh 9 6.400 Hợp tác xã/Liên hiệp HTX 33 100.221 Đơn vị trực thuộc DN NQD 22.010 137.539

Doanh nghiệp nhà nước 3.339 58.839.793

Một phần của tài liệu Microsoft word 1 muc luc viet tat (Trang 30)