6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.4.2. Khó khăn của doanh nghiệp
Nhằm tìm hiểu những vấn đề của doanh nghiệp đang gặp phải trong hoạt động kinh doanh, phiếu điều tra hỏi doanh nghiệp những khó khăn lớn mà doanh nghiệp gặp phải, đa số doanh nghiệp trả lời là thị trường (tìm kiếm thông tin, tiếp cận và cạnh tranh trên thị trường) và vốn.
HÌNH 4: KHÓ KHĂN CỦA DN TRONG MẪU ĐIỀU TRA
90% 83% 70% 60% 53% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Thị trường Vốn Công ghệ Nhân viên Các qui định của Nhà nước
- Thị trường: 90% các doanh nghiệp được khảo sát đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Phần lớn các doanh nghiệp dựa vào những quan hệ sẵn có để xuất khẩu. Nhu cầu thông tin của họ rất lớn khi được hỏi, nhưng phần lớn họ trả lời không biết tìm thông tin ở đâu. Một số doanh nghiệp biết được các trung tâm xúc tiến thương mại vẫn chưa tin tưởng vào sự trợ giúp của trung tâm. Nói chung, họ không chỉ thiếu thông tin về xuất khẩu mà còn thiếu cả sự hiểu biết về các tổ chức xúc tiến thương mại.
- Về vốn: 83% DN được phỏng vấn cho rằng họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn so với doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên việc tiếp cận tương đối dễ hơn trong những năm gần đây do sự xuất hiện nhiều ngân hàng cổ phần.
- Ngoài ra những khó khăn về công nghệ, nhân viên có trình độ phù hợp và hệ thống pháp luật cũng được các doanh nghiệp quan tâm.
2.4.3. Ít tham gia các hiệp hội:
Trong số các doanh nghiệp khảo sát, chỉ có đến 60% (18 doanh nghiệp) tham gia các câu lạc bộ hoặc hiệp hội doanh nghiệp, 6% doanh nghiệp tham gia
hai hiệp hội, các doanh nghiệp có vốn càng thấp càng ít tham gia hiệp hội. Chính vì thế, họ thiếu đi sự trợ giúp căn bản nhất từ các hiệp hội ngành hàng. Các doanh nghiệp có tham gia hiệp hội thì cho rằng họ được lợi từ hiệp hội qua việc tiếp cận nhanh chóng nguồn thông tin.
HÌNH 5: VIỆC THAM GIA HIỆP HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
40%
60% 6%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%
Không tham gia Tham gia một hiệp hội Tham gia hai hiệp hội
Về các tổ chức xúc tiến thương mại thì cũng tương tự, doanh nghiệp càng nhỏ thì càng ít biết đến các tổ chức này.
HÌNH 6: SỰ NHẬN BIẾT CÁC TỔ CHỨC THAM GIA XÚC TIẾN
73% 60% 80% 77% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% ITPC Cục XTTM Phòng XTTM VCCI
Các doanh nghiệp trong mẫu có nhận biết các tổ chức tham gia xúc tiến, tuy nhiên việc liên hệ để nhận sự trợ giúp từ các tổ chức này rất thấp.
3% 7%
90%
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Đến thường xuyên Không thường xuyên Chưa đến lần nào
2.4.4. Về quản lý và đổi mới công nghệ:
Các doanh nghiệp hầu như chưa quan tâm nhiều đến việc cải tiến quản lý, đổi mới công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao cho xuất khẩu, họ thường sử dụng công nghệ sẳn có.
2.4.5. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu:
Hầu hết các doanh nghiệp thiếu chủ động trong việc tìm thị trường xuất khẩu, họ thường dựa vào mối quan hệ quen biết hoặc khách hàng tự tìm tới. Chính vì thế hoạt động xuất khẩu cũng diễn ra chập chạp.
Qua thực trạng trên cho thấy, hầu hết các DNVVN hiện nay tự tìm đường đi cho mình là chính, họ thiếu đi các sự định hướng một cách chủ động cho hoạt động xuất khẩu của mình.
2.5 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC XÚC TIẾN XUẤT KHẨU (BÊN CUNG THÔNG TIN) XUẤT KHẨU (BÊN CUNG THÔNG TIN)
Trước năm 1986, hầu như chúng ta không có xuất khẩu. Sau khi thực hiện đổi mới nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu theo hướng xuất khẩu, tuy nhiên cũng phải mất 10 năm sau mới nhận thức rõ vai trò quan trọng của xúc tiến thương mại. Đối với hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, hoạt động chính của xúc tiến thương mại là xúc tiến xuất khẩu, tổ chức đó có tên gọi là Tổ chức Xúc tiến Xuất khẩu như JETRO - Nhật Bản, DEP – Thái Lan. Việt nam nói chung, hay TP.HCM nói riêng cũng không nằm ngoài mục đích đó. Năm 1997, Ban Xúc tiến Thương mại mới được thành lập với vai trò đại diện cho
quyền lợi Nhà nước ở nước sở tại về kinh tế thương mại và các hoạt động liên quan để giúp Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách kinh tế đối ngoại của đất nước. Năm 2000, Cục Xúc tiến Thương mại với chức năng thực hiện xúc tiến thương mại cấp quốc gia là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại ra đời đã khắc phục những hạn chế về hoạt động rời rạc trước đây, thống nhất hoạt động xúc tiến thương mại trên cả nước. Trong đó, Cục cũng đặt một văn phòng tại TP.HCM nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu cho Thành phố và cho cả khu vực.
Hoạt động xúc tiến xuất khẩu cũng ngày càng mang tính chuyên nghiệp hơn, có trọng tâm hơn về mặt hàng thông qua Chương trình Xúc tiến Thương mại Quốc gia được xây dựng hàng năm, có cơ chế phối hợp giữa các tổ chức xúc tiến thương mại, tuy chưa phải là hoàn hảo. Nhiều chương trình xúc tiến thương mại đã được các tổ chức xúc tiến thương mại và doanh nghiệp trên cả nước hưởng ứng, triển khai thực hiện như Chương trình thương hiệu quốc gia, Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm, Chương trình hỗ trợ xuất khẩu,… Các hoạt động khảo sát thị trường nước ngoài, tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước đã thu hút các doanh nghiệp. Những hoạt động gặp gỡ doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước về lĩnh vực xuất khẩu như tham tán thương mại được tổ chức thường xuyên. Đây là những chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, TP.HCM cũng được hưởng các lợi ích từ hoạt động xúc tiến chung này. (Xem Phụ lục Chương trình XTTM Quốc Gia giai đoạn 2006 - 2010).
Ngoài các chương trình chung của quốc gia, TP.HCM cũng có chương trình riêng cho mình thông qua Trung tâm Xúc tiến Thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC).
ITPC được thành lập trước tiên nhờ vào sự đổi mới sớm nhất của TP.HCM, nó được hình thành ngay từ khi quá trình đổi mới bắt đầu vào 1983. Suốt trong
quá trình dài, tuy vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng ITPC đã đóng góp phần lớn vào hoạt động xuất khẩu thành phố.
Mặc dù đạt được một số thành tựu như trên, nhưng hoạt động xúc tiến xuất khẩu còn nhiều bất cập như đầu tư cho hoạt động xúc tiến chưa gắn chặt và mang lại hiệu quả tương xứng cho xuất khẩu, các hoạt động xúc tiến chỉ mới dừng lại ở bề nổi, chưa có chiều sâu, chưa được xây dựng trên một chiến lược lâu dài, các chương trình mới dừng lại ở mức ngắn hạn hoặc hàng năm. Các mặt tồn tại của hoạt động xúc tiến xuất khẩu biểu hiện ở những điểm sau:
2.5.1. Các tổ chức xúc tiến xuất khẩu trong nước:
Hiện nay hệ thống pháp luật liên quan tới quá trình xúc tiến xuất khẩu chưa đồng bộ, nguồn luật để điều chỉnh chưa hoàn chỉnh, việc quản lý của cơ qua cấp Nhà nước chưa có kế hoạch, đường lối cụ thể. Điều này đã cản trợ hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại.
Một trong những vai trò quan trọng của xúc tiến thương mại là nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp và trên cơ sở đó doanh nghiệp nghiên cứu và đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh. Những câu hỏi được đặt ra là trong điều kiện thiếu kinh nghiệm, thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thu thập và xử lý thông tin thì hậu quả do việc cung cấp thông tin sai lệch ai sẽ chịu, doanh nghiệp hay tổ chức xúc tiến thương mại, và mức chia rủi ro như thế nào? Nhất là khi đa số thông tin thu được là thứ cấp, có nguồn từ cơ quan thống kê, báo chí, internet nên chất lượng chưa cao. Thông tin từ nhiều nguồn có độ chênh lệch cao, khó kiểm chứng, chưa cập nhật. Đây cũng là vấn đề đáng suy nghĩ, cần xem xét và có qui định cụ thể để ràng buộc trách nhiệm các bên. Các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước cũng chưa tận dụng hết các nguồn hỗ trợ trong việc thu thập thông tin, như thiếu sự phối hợp với các tham tán thương mại, thông thường là khi nào cần thì mới liên hệ.
Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài là đầu mối quan trọng nhằm thực hiện hoạt động xúc tiến xuất khẩu, đây là cơ quan trực thuộc Bộ Thương mại. Các Tham tán thương mại thuộc Thương vụ có nhiệm vụ cung cấp cho doanh nghiệp nước sở tại về môi trường và cơ hội kinh doanh ở Việt Nam; cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam những thông tin về môi trường và cơ hội xuất khẩu vào thị trường nước sở tại; giới thiệu và là cầu nối kinh doanh giữa doanh nghiệp hai nước; phối hợp đưa đoàn Việt Nam ra nước ngoài khảo sát thị trường và ngược lại. Hiện nay Việt Nam có 55 Thương vụ tại nước ngoài, 7 chi nhánh tại các lãnh sự quán. Trong đó 52 Thương vụ phụ trách quan hệ song phương, 1 Thương vụ (Brussels) phụ trách quan hệ song phương và đa phương, 1 Thương vụ tại WTO (Geneve) phụ trách quan hệ đa phương, các thương vụ này trực thuộc Bộ Thương mại, một số Thương vụ nằm độc lập, còn những Thương vụ còn nhỏ thì nằm chung với đại sứ quán.
Các tổ chức xúc tiến thương mại ở nước ngoài thiếu kinh phí nên trang thiết bị còn nghèo nàn, gây khó khăn cho công tác xúc tiến thương mại, trong khi Nhà nước không có khả năng hỗ trợ nhiều. Ngoài ra các tổ chức này còn thiếu cán bộ giỏi, có năng lực xử lý thông tin tốt. Hơn nữa, bản thân Tham tán thương mại chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến thương mại ở mức độ vi mô của doanh nghiệp. Họ cho rằng việc dò hỏi các thông tin như giá cả, chất lượng, công dụng,… của một mặt hàng nào đó là quá cụ thể, không phải là công việc của nhân viên ngoại giao. Thông tin đó còn chung chung, chưa có tính định hướng, chưa cụ thể và kịp thời, không đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Đây cũng là lý do làm hạn chế mối quan hệ giữa Tham tán thương mại và doanh nghiệp.
Một vài Thương vụ chưa coi trọng hoặc chưa đặt trọng tâm công tác vào việc xây dựng mạng lưới thương nhân cho hàng xuất khẩu Việt Nam, chưa cập nhật hồ sơ thương nhân, phạm vi hoạt động lại chưa rộng, chưa bao quát hết địa
bàn được phân công. Tại một số thị trường nhập siêu lớn, Thương vụ chưa đề xuất được những biện pháp hữu hiệu để giảm nhập siêu trên cơ sở khai thác tối đa nhu cầu nhập khẩu của nước sở tại. Chẳng hạn như thị trường Trung Quốc, do các Thương tham tán thương mại không nắm chắc các đầu mối nhập khẩu rau quả nên khi Trung Quốc thay đổi chính sách biên mậu khiến doanh nghiệp Việt Nam không biết xuất khẩu cho ai, đành để cho Thái Lan chiếm mất thị trường. Đây là bài toán hết sức nan giải vì nếu không tìm ra những đối sách hữu hiệu để tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu thì việc gia nhập WTO sẽ không mang lại lợi ích cho Việt Nam mà ngược lại nguy cơ nhập siêu sẽ cao hơn.(Vietnamnet ngày 09/03/2005).
2.5.3. Mạng lưới các tổ chức tham gia xúc tiến xuất khẩu:
2.5.3.1. Mối liên hệ giữa các tổ chức xúc tiến trực tiếp:
Hiện nay, tại Việt Nam chỉ hình thành các tổ chức xúc tiến thương mại chung bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu như Cục Xúc tiến Thương mại của Trung ương và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và đầu tư TP.HCM của địa phương, không có một tổ chức chuyên về xuất khẩu giống các nước khác như JETRO – Nhật Bản, DEP – Thái Lan. Do đó, mục tiêu hoạt động bị dàn trải, thiếu tập trung và thiếu kinh phí. Mục tiêu xúc tiến xuất khẩu không được đặt lên hàng đầu.
Kinh nghiệm các nước đã phát triển cho thấy phải có một tổ chức ở tầm quốc gia để thực hiện hoạt động xuất khẩu cho cả nước, tổ chức này thuộc Chính phủ và có sự hỗ trợ từ các Bộ, Ngành có liên quan. Còn ở Việt Nam thì lại song song tồn tại hai tổ chức xúc tiến thương mại tại TP.HCM. Có thực trạng này là do TP.HCM là trung tâm kinh tế đi đầu trong cả nước, nhu cầu về một trung tâm xúc tiến xuất khẩu từ rất sớm. Sự ra đời của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư vào năm 1983 không nằm ngoài mục đích này. Tuy nhiên, khi Cục Xúc Thương mại ra đời vào năm 2004, có văn phòng đặt tại TP.HCM thì hoạt động trở
nên trùng lập. Ngoài ra, mỗi sở thương mại còn có một phòng xúc tiến thương mại với chức năng và nhiệm vụ tương tự càng tạo nên sự trùng lập. Tất cả các tổ chức xúc tiến này đều sử dụng ngân sách nhà nước, và một ít thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ (trường hợp ITPC), mỗi nơi được một ít kinh phí không đủ lớn để làm những chương trình xúc tiến lớn.
Về hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại cũng thiếu chặt chẻ, Phòng Xúc tiến Thương mại vừa báo cáo với Sở Thương mại hàng tháng vừa phải báo cáo với Cục Xúc tiến Thương mại (theo ngàng dọc) hàng năm. Tuy nhiên việc mỗi năm mới báo cáo một lần sẽ không đem lại hiệu quả gì đáng kể. Cục Xúc tiến Thương mại lại thuộc Bộ Thương mại, không phải là cấp chủ quản của Sở Thương mại nên việc chỉ đạo không thể thực hiện đuợc. Do đó, hoạt động của các tổ chức này trở nên rời rạc, trùng lập trên một địa bàn. Kể cả Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM nữa thì sự trùng lập này còn lớn hơn. Chúng ta đều biết, hiệu quả của hoạt động xúc tiến xuất khẩu không phải diễn ra nhanh chóng và dễ nhìn thấy, do đó mà trách nhiệm cần phải tập trung vào một nơi thì mới xác định được. Qua phỏng vấn thực tế ba tổ chức trên, các nơi đều cho rằng đơn vị mình xúc tiến tự do, không nhằm vào một nhóm doanh nghiệp cụ thể nào, thậm chí chỉ chờ doanh nghiệp đến để yêu cầu về thông tin. Cái giá phải trả cho sự chồng chéo này là sự chểnh mãng và thiếu quyết tâm của các tổ chức, vì kết quả đạt được đâu biết là công của tổ chức nào.
2.5.3.2. Mối liên hệ giữa các tổ chức xúc tiến trực tiếp với các tổ chức xúc tiến gián tiếp : tiến gián tiếp :
Thực tế cho thấy sự phối hợp giữa các tổ chức tham gia hoạt động xúc tiến xuất khẩu thiếu sự phối hợp đồng bộ, chưa phân định rạch ròi giữa chức năng xúc tiến và chức năng quản lý nhà nước. Hầu hết các tổ chức đều bao gồm cả hai chức năng này. Cục Xúc tiến Thương mại ở tầm quốc gia cũng có địa vị pháp lý chưa phù hợp để tạo nên sự liên kết chặt chẻ giữa các tổ chức xúc tiến trực tiếp
và gián tiếp. Cụ thể là mối liên hệ giữa Cục Xúc tiến Thương mại với các tổ chức của Chính phủ như các Bộ có liên quan, các Sở Thương mại, các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và các tổ chức không thuộc Chính phủ như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội nghề nghiệp chưa chặt chẻ.(Phỏng vấn Chị Yến – Phòng Thông tin Cục XTTM tại TP.HCM)
2.5.3.3. Sự phối hợp giữa tất cả các tổ chức tham gia xúc tiến:
Việc xúc tiến xuất khẩu là việc làm quan trọng và thường xuyên, nhưng hiện nay Việt nam vẫn đang thiếu một tổ chức xúc tiến thương mại đủ tầm ảnh hưởng để đóng vai trò trung tâm trong việc tập hợp tất cả các tổ chức tham gia