6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
1.2. KHÁI QUÁT VỀ MẠNG LƯỚI XÚC TIẾN XUẤT KHẨU
1.2.5. Vai trò của TCXTTM
Tác động của các hoạt động xúc tiến thương mại là tác động vô hình và lâu dài. Đánh giá một cách cụ thể hoặc tách rời các tác động của các hoạt động xúc tiến thương mại đối với nền kinh tế hoặc đối với doanh nghiệp không phải là việc dễ dàng. Một trong những khó khăn chính trong việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động xúc tiến thương mại là thiếu qui trình đánh giá tiêu chuẩn đối với hoạt động của các TCXTTM. Rồi đến thiếu các số liệu thống kê ngoại thương theo thời gian, với chất lượng và số lượng thật chính xác. Ngoài ra, khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động là do bản chất riêng của loại hình hoạt động này. Thí dụ, những hoạt động nhằm cải thiện năng lực chung của khu vực
xuất khẩu để thâm nhập vào các thị trường nước ngoài hoặc nhằm nâng cao kiến thức về xuất khẩu.
Ở các nước đang phát triển, các dữ liệu điều tra không cho thấy các chứng cứ rõ ràng và trực tiếp về các lợi ích mang lại từ các mối quan hệ giữa các TCXTTM và các doanh nghiệp nhưng chỉ gợi ý đối tượng chính yếu của lợi ích này mang lại. Tính hiệu quả của các mối quan hệ giữa các TCXTTM và các doanh nghiệp đã được đánh giá như sau : khoảng 26,8% được đánh giá rất tốt, 22% là tốt và 51% là trung bình hoặc kém (Theo tài liệu của Trung tâm thương mại quốc tế ITC ( Export Promotion Organizations in Developing countries : Their role, scope and function » của F.H.Rolf Seringhaus – năm 1987).
Qua quá trình nghiên cứu, có thể thấy rằng kinh nghiệm thành công của một số TCXTTM tại các nước bao gồm các yếu tố như sau :
- Chính phủ có một chính sách kinh tế mở, hướng về xuất khẩu rõ ràng, cụ thể, khuyến khích được người sản xuất cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu.
- Có sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức có liên quan đến xuất khẩu nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Các TCXTTM có được vị trí pháp lý với phạm vi, nhiệm vụ rõ ràng, có luật riêng cho TCXTTM, do nó không phải là doanh nghiệp, cũng không phải là cơ quan công quyền. Cần phải có sự tài trợ để các tổ chức này tăng cường hiệu quả công việc, nhất là việc thiết lập các văn phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm ở nước ngoài, xây dựng các khu triển lãm hàng xuất khẩu tại các vị trí thuận lợi cho khách hàng nước ngoài tham quan. Các TCXTTM chủ yếu tạo nên các tiền đề cho môi trường kinh doanh xuất khẩu thuận lợi, còn việc thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường phần lớn là công việc của các doanh nghiệp. Do đó, khó có thể tách bạch được tác động của các TCXTTM đến xuất khẩu, vì không có các tổ chức này các hoạt động xuất khẩu
dẫn diễn ra nhưng kết quả thì lại khác. Có thể ví các TCXTTM như rada dẫn đường, thiếu rada thì cổ máy vẫn chạy nhưng chạy chậm. Nói một cách khác đây là hoạt động “thương mại mù mắt ”.