6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.5 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC XÚC TIẾN
2.5.2. Tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Na mở nước ngoài
Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài là đầu mối quan trọng nhằm thực hiện hoạt động xúc tiến xuất khẩu, đây là cơ quan trực thuộc Bộ Thương mại. Các Tham tán thương mại thuộc Thương vụ có nhiệm vụ cung cấp cho doanh nghiệp nước sở tại về môi trường và cơ hội kinh doanh ở Việt Nam; cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam những thông tin về môi trường và cơ hội xuất khẩu vào thị trường nước sở tại; giới thiệu và là cầu nối kinh doanh giữa doanh nghiệp hai nước; phối hợp đưa đoàn Việt Nam ra nước ngoài khảo sát thị trường và ngược lại. Hiện nay Việt Nam có 55 Thương vụ tại nước ngoài, 7 chi nhánh tại các lãnh sự quán. Trong đó 52 Thương vụ phụ trách quan hệ song phương, 1 Thương vụ (Brussels) phụ trách quan hệ song phương và đa phương, 1 Thương vụ tại WTO (Geneve) phụ trách quan hệ đa phương, các thương vụ này trực thuộc Bộ Thương mại, một số Thương vụ nằm độc lập, còn những Thương vụ còn nhỏ thì nằm chung với đại sứ quán.
Các tổ chức xúc tiến thương mại ở nước ngoài thiếu kinh phí nên trang thiết bị còn nghèo nàn, gây khó khăn cho công tác xúc tiến thương mại, trong khi Nhà nước không có khả năng hỗ trợ nhiều. Ngoài ra các tổ chức này còn thiếu cán bộ giỏi, có năng lực xử lý thông tin tốt. Hơn nữa, bản thân Tham tán thương mại chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến thương mại ở mức độ vi mô của doanh nghiệp. Họ cho rằng việc dò hỏi các thông tin như giá cả, chất lượng, công dụng,… của một mặt hàng nào đó là quá cụ thể, không phải là công việc của nhân viên ngoại giao. Thông tin đó còn chung chung, chưa có tính định hướng, chưa cụ thể và kịp thời, không đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Đây cũng là lý do làm hạn chế mối quan hệ giữa Tham tán thương mại và doanh nghiệp.
Một vài Thương vụ chưa coi trọng hoặc chưa đặt trọng tâm công tác vào việc xây dựng mạng lưới thương nhân cho hàng xuất khẩu Việt Nam, chưa cập nhật hồ sơ thương nhân, phạm vi hoạt động lại chưa rộng, chưa bao quát hết địa
bàn được phân công. Tại một số thị trường nhập siêu lớn, Thương vụ chưa đề xuất được những biện pháp hữu hiệu để giảm nhập siêu trên cơ sở khai thác tối đa nhu cầu nhập khẩu của nước sở tại. Chẳng hạn như thị trường Trung Quốc, do các Thương tham tán thương mại không nắm chắc các đầu mối nhập khẩu rau quả nên khi Trung Quốc thay đổi chính sách biên mậu khiến doanh nghiệp Việt Nam không biết xuất khẩu cho ai, đành để cho Thái Lan chiếm mất thị trường. Đây là bài toán hết sức nan giải vì nếu không tìm ra những đối sách hữu hiệu để tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu thì việc gia nhập WTO sẽ không mang lại lợi ích cho Việt Nam mà ngược lại nguy cơ nhập siêu sẽ cao hơn.(Vietnamnet ngày 09/03/2005).