Hiệp hội Công Thương TP.HCM

Một phần của tài liệu Microsoft word 1 muc luc viet tat (Trang 50 - 53)

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC XÚC TIẾN THƯƠNG

2.3.2.2. Hiệp hội Công Thương TP.HCM

Hiệp hội Công Thương TP.HCM là một tổ chức của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn TP.HCM thuộc tất cả các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, bao gồm các Hội chuyên ngành như: Hội Mỹ nghệ, Hội doanh nghiệp xây dựng, Hội dệt may, Hội Cao su, Hôi Cơ khí, …

Hiệp hội Công Thương Thành phố có tài chính riêng và hoạt động theo cơ chế tự chủ, lập sổ sách kế toán, điều hành và cân đối thu chi phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.

a. Chức năng và hoạt động chính:

Chức năng:

- Hướng dẫn, giúp đỡ Hội viên phát triển sản xuất, kinh doanh. - Đại diện cho Hội viên trong quan hệ kinh tế đối nội và đối ngoại.

- Tạo cơ hội, giúp đỡ Hội viên tiếp nhận đầu tư, hợp tác liên doanh với nước ngoài, tiếp thu các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới.

- Đại diện cho Hội viên tham gia ý kiến với Nhà nước về xây dựng và triển khai chính sách, luật pháp liên quan tới tư nhân.

- Giải quyết việc làm cho lao động; cùng với tổ chức Công đoàn, tăng cường mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và công nhân lao động trên lợi ích của đôi bên.

Hoạt động:

Hiệp hội đã đề ra chương trình hỗ trợ sản xuất kinh doanh của Hội viên như: tài trợ vốn, cung cấp thông tin, tư vấn pháp luật, hoạt động đào tạo, nghiên cứu xây dựng khu công nghiệp tập trung để giải quyết mặt bằng.

- Về tài trợ vốn: liên kết với nhóm Ngân hàng Thương mại cổ phần (do chính các nhà công thương đứng ra thành lập), với Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương dành một khoản để tài trợ vốn cho các hội viên.

- Thông tin: thành lập Phòng Thông tin dữ liệu, tập hợp và lưu trữ các văn bản chính sách, luật pháp của Nhà nước, các tài liệu khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước; xuất bản tờ Thông tin Công Thương, tập Kỷ yếu Công Thương.

- Văn phòng tư vấn pháp luật: Ban điều hành gồm các luật sư, luật gia để giúp Hội viên về mặt luật pháp có liên quan đến sản xuất, kinh doanh. - Hoạt động đào tạo: phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các khóa

kỹ năng quản lý như quản lý căn bản, quản lý doanh nghiệp, hệ thống kế kế toán.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo: thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề để thu thập ý kiến của hội viên về các chính sách, luật lệ trong lĩnh vực kinh tế, qua đó kiến nghị với Nhà nước xem xét, giải quyết những khó khăn vướng mắc của hội viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Hoạt động quan hệ đối ngoại: quan hệ với nhiều tổ chức nước ngoài, các đoàn doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ trong nước nhằm hổ trợ cho hoạt động xúc tiến thương mại của các hội viên.

Nguồn tài chính:

Bao gồm các nguồn sau: lệ phí đóng góp của các Hội thành viên của Hiệp hội; các khoản thu do các hoạt động của Hiệp hội và tổ chức trực thuộc Hiệp hội đem lại; các khoản tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

b. Hiệu quả xúc tiến xuất khẩu đối với TP.HCM:

Các hoạt động hỗ trợ của Hiệp hội Công Thương TP.HCM đối với các hội viên chủ yếu là tập trung vào hỗ trợ các hoạt động trong nước như tài trợ vốn, cung cấp thông tin, tư vấn pháp luật, công tác đào tạo,… còn các hoạt động mang tính kinh tế đối ngoại, mặc dù cũng tiếp nhiều đoàn khách nước ngoài, nhưng Hiệp hội vẫn chưa có những phương án cụ thể để kêu gọi đầu tư, các cuộc tiếp xúc phần lớn mang tính xã giao. Tuy nhiên, hàng năm Hiệp hội cũng đã giới thiệu nhiều hội viên đi tham quan và tiếp cận thị trường các nước, tham dự các hội thảo.

Có thể nhận xét rằng, Hiệp hội Công Thương TP.HCM chưa đóng góp được nhiều cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu, bởi vì kinh phí hoạt động của Hiệp hội còn hạn chế, Hiệp hội gồm nhiều hội viên thuộc nhiều ngành nghề khác nhau

nên khó đưa ra được ý kiến chung, chưa có sự thống nhất cao để giải quyết các vấn đề một cách thống nhất.

Một phần của tài liệu Microsoft word 1 muc luc viet tat (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)