THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC XÚC TIẾN

Một phần của tài liệu Microsoft word 1 muc luc viet tat (Trang 58 - 60)

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.5THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC XÚC TIẾN

XUẤT KHẨU (BÊN CUNG THÔNG TIN)

Trước năm 1986, hầu như chúng ta không có xuất khẩu. Sau khi thực hiện đổi mới nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu theo hướng xuất khẩu, tuy nhiên cũng phải mất 10 năm sau mới nhận thức rõ vai trò quan trọng của xúc tiến thương mại. Đối với hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, hoạt động chính của xúc tiến thương mại là xúc tiến xuất khẩu, tổ chức đó có tên gọi là Tổ chức Xúc tiến Xuất khẩu như JETRO - Nhật Bản, DEP – Thái Lan. Việt nam nói chung, hay TP.HCM nói riêng cũng không nằm ngoài mục đích đó. Năm 1997, Ban Xúc tiến Thương mại mới được thành lập với vai trò đại diện cho

quyền lợi Nhà nước ở nước sở tại về kinh tế thương mại và các hoạt động liên quan để giúp Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách kinh tế đối ngoại của đất nước. Năm 2000, Cục Xúc tiến Thương mại với chức năng thực hiện xúc tiến thương mại cấp quốc gia là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại ra đời đã khắc phục những hạn chế về hoạt động rời rạc trước đây, thống nhất hoạt động xúc tiến thương mại trên cả nước. Trong đó, Cục cũng đặt một văn phòng tại TP.HCM nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu cho Thành phố và cho cả khu vực.

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu cũng ngày càng mang tính chuyên nghiệp hơn, có trọng tâm hơn về mặt hàng thông qua Chương trình Xúc tiến Thương mại Quốc gia được xây dựng hàng năm, có cơ chế phối hợp giữa các tổ chức xúc tiến thương mại, tuy chưa phải là hoàn hảo. Nhiều chương trình xúc tiến thương mại đã được các tổ chức xúc tiến thương mại và doanh nghiệp trên cả nước hưởng ứng, triển khai thực hiện như Chương trình thương hiệu quốc gia, Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm, Chương trình hỗ trợ xuất khẩu,… Các hoạt động khảo sát thị trường nước ngoài, tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước đã thu hút các doanh nghiệp. Những hoạt động gặp gỡ doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước về lĩnh vực xuất khẩu như tham tán thương mại được tổ chức thường xuyên. Đây là những chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, TP.HCM cũng được hưởng các lợi ích từ hoạt động xúc tiến chung này. (Xem Phụ lục Chương trình XTTM Quốc Gia giai đoạn 2006 - 2010).

Ngoài các chương trình chung của quốc gia, TP.HCM cũng có chương trình riêng cho mình thông qua Trung tâm Xúc tiến Thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC).

ITPC được thành lập trước tiên nhờ vào sự đổi mới sớm nhất của TP.HCM, nó được hình thành ngay từ khi quá trình đổi mới bắt đầu vào 1983. Suốt trong

quá trình dài, tuy vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng ITPC đã đóng góp phần lớn vào hoạt động xuất khẩu thành phố.

Mặc dù đạt được một số thành tựu như trên, nhưng hoạt động xúc tiến xuất khẩu còn nhiều bất cập như đầu tư cho hoạt động xúc tiến chưa gắn chặt và mang lại hiệu quả tương xứng cho xuất khẩu, các hoạt động xúc tiến chỉ mới dừng lại ở bề nổi, chưa có chiều sâu, chưa được xây dựng trên một chiến lược lâu dài, các chương trình mới dừng lại ở mức ngắn hạn hoặc hàng năm. Các mặt tồn tại của hoạt động xúc tiến xuất khẩu biểu hiện ở những điểm sau:

Một phần của tài liệu Microsoft word 1 muc luc viet tat (Trang 58 - 60)