Định chế công – tự quản gắn với một Bộ

Một phần của tài liệu Microsoft word 1 muc luc viet tat (Trang 25 - 28)

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.4.2.Định chế công – tự quản gắn với một Bộ

1.2. KHÁI QUÁT VỀ MẠNG LƯỚI XÚC TIẾN XUẤT KHẨU

1.2.4.2.Định chế công – tự quản gắn với một Bộ

Việc thành lập những định chế công – tự quản gắn với một Bộ là một mô hình được các nước trên thế giới sử dụng nhiều nhất và có lẽ có hiệu quả nhất. Đó là một định chế có một vị trí pháp lý được xác định rõ ràng, có thể độc - lập tự quản thực sự, mặc dù có một vài kiểm soát do Bộ mà nó gắn vào. Sự thành công của tổ chức này phụ thuộc đáng kể vào sự hổ trợ từ Chính phủ và mức độ độc lập của nó trong thực tế.

Các định chế công – tự quản có thể được phân thành các nhóm sau: • Hội đồng:

Thường gặp ở các nước Châu Á và Châu Phi. Trong đa số trường hợp, Hội đồng bao gồm các viên chức Chính phủ cấp cao và được các Bộ trưởng chuyên môn hổ trợ. Ngoài các chức năng xúc tiến thương mại thông thường, một số hội đồng còn có nhiệm vụ xây dựng chính sách (Policy making responsibility). Hầu hết các hội đồng có chức năng điều phối.

Thí dụ về nhóm này có:

China Council For The Promotion Of International Trade - CCPIT (Trung quốc).

Tuy nhiên, sự phối hợp chức năng xây dựng chính sách và thực hiện chính sách dẫn đến giảm bớt hiệu quả, đặc biệt đối với chức năng thực hiện chính sách, thực hiện các hoạt động xúc tiến.

Trung tâm và các định chế tương tự:

Được biết dưới nhiều tên gọi khác nhau như: trung tâm, tổ chức, viện, tổng công ty, cơ quan, cục, và quỹ. Các tổ chức này thường gắn với một Bộ do mục đích quản lý, nhưng vẫn có được sự tự do đáng kể để thực hiện các hoạt động mà xét thấy là phù hợp. Tất cả các tổ chức này đều có một vài kiểu mẫu Hội đồng Quản trị gồm các đại diện từ cả hai khu vực Nhà nước và tư nhân, hoặc từ một trong hai khu vực đó.

Các tổ chức này được gắn với một Bộ, chủ yếu là để phù hợp với thủ tục hành chính công và cũng do các mục đích về tài chính. Trong đa số các trường hợp, chúng được gắn với Bộ Thương mại, và chỉ một số ít trường hợp gắn với Bộ Ngoại giao, Bộ kinh tế hoặc Bộ Công nghiệp.

Một yếu tố quan trọng cho sự thành công của nhóm này là sự tham gia tích cực của cộng đồng xuất khẩu trong TCXTTM. Một cách để đảm bảo chắc chắn cho sự tham gia đó là cho phép cộng đồng này có đại diện trong Hội đồng Quản trị, một cách khác là thiết lập Ban cố vấn hay tư vấn. Tuy nhiên, cần phải nói rõ rằng, sự hòa hợp thống nhất trong Hội đồng Quản trị có thể đạt được dễ dàng hơn cho một định chế công – tự quản so với một cơ quan thuộc Bộ.

Các định chế công – tự quản kiểu mẫu được mô tả ở trên hoạt động thành công khi chúng vận hành gần giống như các công ty kinh doanh. Điều này có nghĩa là các định chế xây dựng các phương hướng, kế hoạch hoạt động hàng năm rồi đưa lên Hội đồng Quản trị để được xét duyệt, chỉ có một số ít trường hợp phải trình duyệt cho Bộ trường có liên quan, và sau đó thực hiện các hoạt động hoàn toàn độc lập. Các định chế này cũng được tự mình bổ nhiệm và bãi nhiệm nhân sự nếu xét thấy phù hợp, có nghĩa là không bị ràng buộc bởi qui định tuyển chọn công chức Nhà nước, do đó có thể thuê chuyên gia giỏi để điều hành. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, các TCXTTM không giống với công ty kinh doanh, vì họ không phải là địng chế tìm kiếm lợi nhuận và phải chịu những hạn chế của tính chất này.

Lý do mà các TCXTTM được gắn với một Bộ, thường do vấn đề tài chính, phải báo cáo cho Bộ đó về vấn đề tổng quát, nhưng phải hiểu rằng mối quan hệ như thế không hàm ý can thiệp vào các hoạt động hằng ngày. Có như vậy, các TCXTTM đó mới duy trì được sự độc lập thực sự và phát triển thành một định chế hoạt động có hiệu quả.

- Korea Trade Promotion Agency – KOTRA (Hàn quốc);

- Malaysia External Trade Development Corporation – MATRDE (Malaysia);

- Japan External Trade Organization – JETRO (Nhật Bản)

Một phần của tài liệu Microsoft word 1 muc luc viet tat (Trang 25 - 28)