Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh

Một phần của tài liệu Microsoft word 1 muc luc viet tat (Trang 48 - 50)

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC XÚC TIẾN THƯƠNG

2.3.2.1. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh

(Vietnam Chamber of Commerce and Industry – VCCI)

a. Chức năng và hoạt động chính:

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là một tổ chức phi Chính phủ. Theo điều 1 và điều 2 của Bản Điều lệ của tổ chức này thì đây là một hiệp hội tự nguyện, độc lập, phi Chính phủ và tự chủ về tài chính. Đây là tổ chức đại diện cho lợi ích, quan điểm của cộng đồng doanh nghiệp đối với Chính phủ, đồng thời hổ trợ các doanh nghiệp qua việc cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho các doanh nghiệp về thương mại và đầu tư.

Tại TP.HCM, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có một chi nhánh hoạt động với trên 1000 hội viên gồm nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Hoạt động:

- Giúp hội viên thiết lập và phát triển quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước. Giúp các doanh nghiệp, các tổ chức khác của nước ngoài thiết lập và phát triển các mối quan hệ với các khách hàng ở TP.HCM.

- Tập hợp, nghiên cứu và tham khảo ý kiến các doanh nghiệp để phản ánh và đề đạt với chính quyền địa phương và Chính phủ về những vấn đề liên quan đến các hoạt động kinh tế và môi trường kinh doanh, phổ biến và vận động các doanh nghiệp thi hành nghiêm chỉnh các chính sách, luật pháp của nhà nước.

- Cung cấp thông tin về thương mại, pháp lý, kinh tế và kỹ thuật của Việt Nam và quốc tế cho các doanh nghiệp tại TP.HCM.

- Tổ chức hội thảo, hội nghị, diễn đàn về thương mại, pháp lý, kinh tế để các bên tro đổi về những vấn đề quan tâm.

- Tổ chức việc tham gia các hội chợ quốc tế, các triển lãm trưng bày và các hoạt động tương tự ở trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp.

- Cấp chứng nhận xuất xứ cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam và chứng nhận các chúng từ cần thiết khác trong thương mại theo tập quán quốc tế, phù hợp với các qui định của nhà nước, theo yêu cầu của doanh nghiệp.

- Thay mặt các tổ chức Việt nam và nước ngoài xin cấp bằng sáng chế, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và dịch vụ, bảo hộ sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và ở nước ngoài.

- Giúp các bên Việt Nam và nước ngoài giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải hoặc trọng tài, giúp phân bổ tổn thất chung khi được yêu cầu.

- Tham gia hợp tác với các hiệp hội trong và ngoài nước, các tổ chức phi Chính phủ và các tổ chức quốc tế có hoạt động phù hợp với với tính chất và mục đích của Phòng Thương mại.

- Thực hiện những công việc khác mà chính quyền địa phương, Chính phủ và Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc gia ủy thác.

Nguồn tài chính từ lệ phí hội viên, thu từ hoạt động dịch vu, một phần từ Chính phủ và một phần từ các tổ chức nước ngoài.

b. Hiệu quả xúc tiến xuất khẩu đối với TP.HCM:

Có nhiều hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước như: giới thiệu đối tác mua bán, tạo các cơ hội kinh doanh, tổ chức các đoàn khảo sát thị trường nước ngoài, tham gia hội chợ, triển lãm, tư vấn cho các doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý, quản lý kinh doanh. Nói chung, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh TP.HCM có nhiều hoạt động xúc tiến

thương mại hỗ trợ cho các doanh nghiệp ở TP.HCM. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ mang tính chất bề mặt, chưa đi sâu vào chi tiết và nhu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp như:

- Thị trường nào các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập (tiềm năng thị trường, rào cản, luật lệ,..)

- Các sản phẩm nào các doanh nghiệp Việt Nam có ưu thế về chất lượng, mẫu mã, giá cả,…?

- Uy tín làm ăn, tình hình tài chính của các đối tác nước ngoài.

Sự hỗ trợ chỉ dừng lại ở chổ giới thiệu các bên đối tác với nhau mà chưa đi sâu vào việc giúp đỡ các bên thương thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng và giải quyết các khó khăn, trở ngại phát sinh sau hợp đồng. Tương tự, cũng đưa các doanh nghiệp đi khảo sát ở thị trường nước ngoài, còn sau khi về, các bên có tiếp xúc, ký hợp đồng mua bán hay không thì chưa quan tâm tới, chua đánh giá mức độ thành công của hoạt động. Chúng ta dễ dàng hiểu được điều này vì Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam không phải là một tổ chức chuyên trách về xúc tiến thương mại, mà là một tổ chức đại diện quyền lợi của công đồng doanh nghiệp, do phải đảm nhiệm quá nhiều hoạt độngnên không thể chuyên sâu vào lĩnh vực hoạt động xúc tiến thương mại như một TCXTTM.

2.3.2.2. Hiệp hội Công Thương TP.HCM (Union of Association of Industry and Commere – Ho Chi Minh City)

Một phần của tài liệu Microsoft word 1 muc luc viet tat (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)