Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng trồng rừng dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tại huyện thạch thành thanh hóa (Trang 32 - 34)

Chƣơng 3 : ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.4. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng

Huyện Thạch Thành có tổng diện tích tự nhiên 55.919,44 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 25.307,86 ha, có độ che phủ là 45,25. Trong đó :

Bảng 3.1. Hiện trạng và cơ cấu đất đai huyện Thạch Thành

TT Nội dung Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 55.919,44 100,00 1 Đất có rừng 25.307,86 45,25 - Đất tự nhiên 13.455,60 24,06 - Đất trồng 11.852,26 21,19 2 Đất trống nƣơng rẫy 3.174,65 5,68 3 Các loại đất khác 27.436,93 49,07

Nguồn: QĐ số 04/QĐ-UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 05/01/2015

Có thể thấy tiềm năng đất đai của huyện không lớn, tuy nhiên đất còn khá tốt và thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công

nghiệp, cây ngắn ngày và chăn nuôi. Trong những năm gần đây sự nghiệp bảo vệ rừng và trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã đạt kết quả đáng kể, với ngành lâm nghiệp của huyện, nhiều chỉ tiêu về trồng rừng, trồng cây phân tán, khoanh nuôi tái sinh chăm sóc bảo vệ rừng và khai thác lâm sản đều tăng qua các năm. Ðến nay, các khu rừng của Thạch Thành được chăm sóc và bảo vệ tốt nên không có vụ cháy rừng nào xảy ra. Tuy nhiên công tác trồng rừng mới, đặc biệt là rừng sản xuất ở Thạch Thành mới chỉ được tiến hành trong 6- 7 năm trở lại đây, vì vậy đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc trong thời gian tới là cần thiết.

Tổ thành rừng:

- Rừng tự nhiên, rừng đặc dụng:

Đối với rừng giàu và rừng trung bình tổ thành loài cây phong phú, còn nhiều loài cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế: Re, Táu, Sến, Chò chỉ, Chò nâu, Trường, Kháo,... chiếm tới 40% trữ lượng rừng. Những khu rừng đặc dụng được bảo vệ tốt, một số loài cây quý hiếm: Lim xanh, Lát hoa vẫn còn bảo tồn và phát triển. Đối với rừng nghèo và rừng hồi phục: do rừng bị chặt phá nhiều lần, những loài cây có giá trị kinh tế cao không còn nữa. Cây còn lại chủ yếu, Chẹo, Ngát, Hu đay, a soi,...

- Rừng trồng:

Các loài cây trồng rừng như Keo các loại, ương, Luồng, Lát hoa, Sao đen, Thông nhựa... được người dân trong huyện trồng và phát triển tương đối mạnh trong những năm gần đây. Sự đầu tư thích đáng của các dự án lâm nghiệp trong đó có dự án KfW4, WB3, 147,... phát huy nội lực sẵn có của địa phương và tận dụng được mọi sự trợ giúp từ bên ngoài là góp phần giải quyết có hiệu quả mục tiêu phát triển bền vững của huyện cũng như của khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng trồng rừng dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tại huyện thạch thành thanh hóa (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)