tại Ban QLRPH Thạch Thành Đơn vị tính: Hộ dân Năm Các hoạt động của dự án Tổng hộ dân tham gia dự án Trồng rừng KNTSTN Bảo vệ rừng Chăm sóc RTPH 1999 50 0 2.258 353 0 2000 62 0 2.258 353 0 2001 46 64 2.258 353 0 2002 49 64 2.258 0 0 2003 55 64 2.258 0 0 2004 25 64 2.258 0 0 2005 61 64 2.258 0 0 2006 42 64 2.258 0 0 2007 29 64 2.258 0 0 2008 20 64 2.258 0 0 2009 38 64 2.258 0 0 Tổng 477 64 2.258 353 3.152
Qua bảng trên chúng ta đã phần nào thấy được trong khoảng 11 năm dự án đã thu hút được một số lượng lớn các hộ gia đình tham gia, với tổng số hộ gia đình tham gia vào các hoạt động của dự án là 3.152 hộ cùng với một đội ngũ lực lượng lao động lớn thường xuyên tham gia sản xuất lâm nghiệp.
Một trong những thành công quan trọng về mặt xã hội của dự án đó là góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân. Như vậy dự án đã giải quyết việc làm cho một số lượng lớn người dân trong vùng, nhất là tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho nhân dân trong vùng dự án. Ngoài ra dự án còn triển khai thực hiện xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương trong vùng dự án, kết thúc dự án đã sửa chữa và làm mới 2,0 km đường lâm nghiệp.
4.3.2.2. Nâng cao ý thức và vai trò của người dân
Thông qua các hoạt động của dự án, ý thức và vai trò của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng đã được nâng lên rõ rệt. Trước khi có dự án hầu hết phần lớn diện tích đất lâm nghiệp chưa được giao khoán cho người dân quản lý và sử dụng, hơn nữa do ý thức của người dân còn nhiều mặt hạn chế chưa nhận thức được tầm quan trọng của rừng vì thế họ thường vào rừng chặt cây lấy củi, đốt nương làm rẫy, chăn thả gia súc dẫn đến việc rừng bị tàn phá nghiêm trọng. Từ khi dự án được hình thành và tiến hành triển khai vai trò và ý thức của người dân đã có những thay đổi đáng kể, rừng được trồng mới nhiều hơn, công tác chăm sóc và bảo vệ được thực hiện tốt tiến tới chấm dứt nạn phá rừng và khai thác rừng trái phép.
Trong huyện được xây dựng các nhà máy băm răm xuất khẩu, máy lạng gỗ nên đầu ra đối với trồng cây nguyên liệu được ổn định, tạo thu nhập cho hộ gia đình nâng cao nhận thức của người dân với nghề rừng, khuyến khích hộ dân tích cực trồng rừng (thu nhập từ trồng Keo nguyên liệu: 60 triệu đồng/ha/5năm, theo báo cáo của UBND huyện Thạch Thành năm 2015)
4.4.3. Tác động về Môi trường – Sinh thái
Khu vực thực hiện dự án có địa hình đồi núi dốc, phức tạp và khí hậu khắc nghiệt giữa các mùa trong năm, do đó sự thay đổi ở đây có tác động rất lớn tới môi trường sinh thái. Kể từ khi tiến hành dự án đã thực sự có những tác động tích cực trong việc bảo vệ đất rừng, tăng diện tích đất có rừng và cải thiện nguồn nước trong vùng. Đây chính là mục tiêu mà dự án hướng tới và mong muốn đạt được.
4.3.3.1. Nâng cao độ che phủ rừng
Độ che phủ của rừng là một trong những chỉ tiêu quan trọng nói lên dược mức độ bền vững của môi trường sinh thái, nó gắn liền với sự tồn tại của rừng. Độ che phủ của rừng nói chung phải đạt tối thiểu từ 50 - 60% mới đảm bảo được độ an toàn về mặt sinh thái của quốc gia và khu vực.
Từ khi bắt đầu thực hiện dự án cho đến nay diện tích rừng trong khu vực đã tăng lên một cách rõ rệt góp phần làm giảm diện tích đất trống đồi núi trọc tại các vùng thượng nguồn, vùng núi cao. Cụ thể diện tích rừng được tổng hợp trong bảng sau: