Đánh giá hiện trạng rừng trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng trồng rừng dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tại huyện thạch thành thanh hóa (Trang 46)

Khi tiến hành thực hiện đề tài, tôi rà soát toàn bộ diện tích rừng trồng thuộc dự án tại hai đơn vị là an QLRPH Thạch Thành và tại xã Thạch Tượng. Qua rà soát và trao đổi với cán bộ xã thì hiện tại diện tích rừng trồng dự án tại xã Thạch tượng đã giao cho dân quản lý sử dụng và là đối tượng rừng trồng sản xuất, đến nay dân đã chuyển sang trồng cây Keo phục vụ nguyên liệu giấy. Riêng đối với an QLPH Thạch Thành còn lại là 305,0 ha rừng trồng dự án, thuộc đối tượng rừng phòng hộ, hiện đang giao cho hộ dân nhận khoán và trực tiếp bảo vệ, sau khi tận thu cây trồng phụ là Keo hiện trạng là loài cây Lát Hoa. Vậy tôi tiến hành điều tra tại an QLRPH Thạch Thành và thu được kết quả như sau.

4.2.2.1. Sinh trưởng đường kính và chiều cao

Để đánh giá sinh trưởng của rừng trồng thuộc Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng tại an QLRPH Thạch Thành, đề tài tiến hành điều tra sinh trưởng của rừng trồng Lát hoa được trồng ở một số năm như sau:

a) inh trưởng đường nh và chiều cao rừng trồng át hoa trồng năm 2003 (tuổi 14):

Bảng 4.2. Sinh trƣởng rừng trồng Lát hoa thuộc Dự án Trồng m i 5 triệu ha rừng trồng năm 2003 OTC D1.3 (cm) Hvn (m) Chất lƣợng Dtb ∆D Htb ∆H 1 16,03 1,15 19,83 1,42 Tốt 2 16,90 1,21 17,70 1,26 Tốt 3 18,10 1,29 20,34 1,45 Tôt Trung bình 17,01 1,22 19,29 1,38

Qua kết quả trên ta thấy:

- Đường kính trung bình thấp nhất là 16,03 cm và cao nhất là 18,1 cm, đường kính trung bình của cây Lát hoa ở tuổi 14 là 17,01 cm. Tăng trưởng đường kính bình quân trung bình là 1,22 cm/năm.

- Chiều cao vút ngọn trung bình thấp nhất là 17,7 mét và cao nhất là 20,34 mét, chiều cao trung bình ở tuổi 14 là 19,29 mét. Tăng trưởng chiều cao bình quân là 1,38 mét/năm.

Hình 4.3. Rừng trồng năm 2003 dự án Trồng m i 5 triệu ha rừng tại Ban QLRPH Thạch Thành

b) inh trưởng đường nh và chiều cao rừng trồng át hoa trồng năm 2004 (tuổi 13):

Bảng 4.3. Sinh trƣởng rừng trồng Lát hoa thuộc Dự án Trồng m i 5 triệu ha rừng trồng năm 2004 OTC D1.3 (cm) Hvn (m) Chất lƣợng Dtb ∆D Htb ∆H 4 14,33 1,10 16,57 1,27 Tốt 5 15,19 1,17 18,43 1,32 Tốt 6 16,86 1,30 14,64 1,13 Tôt Trung bình 15,46 1,19 16,55 1,24

Qua kết quả trên ta thấy:

- Đường kính trung bình thấp nhất là 14,33 cm và cao nhất là 16,86 cm, đường kính trung bình của cây lát ở tuổi 13 là 15,46 cm. Tăng trưởng đường kính bình quân trung bình là 1,19 cm/năm.

- Chiều cao vút ngọn trung bình thấp nhất là 14,64 mét và cao nhất là 18,43 mét, chiều cao trung bình ở tuổi 13 là 16,55 mét. Tăng trưởng chiều cao bình quân là 1,24 mét/năm.

c) inh trưởng đường nh và chiều cao rừng trồng át hoa trồng năm 2005 (tuổi 12):

Bảng 4.4. Sinh trƣởng rừng trồng Lát hoa thuộc Dự án Trồng m i 5 triệu ha rừng trồng năm 2005 OTC D1.3 (cm) Hvn (m) Chất lƣợng Dtb ∆D Htb ∆H 7 15,25 1,27 17,77 1,48 Tốt 8 14,79 1,23 17,21 1,43 Tốt 9 14,29 1,19 15,59 1,30 Tôt Trung bình 14,78 1,23 16,86 1,40

- Đường kính trung bình thấp nhất là 14,29 cm và cao nhất là 15,25 cm, đường kính trung bình của cây lát ở tuổi 12 là 14,78 cm. Tăng trưởng đường

- Chiều cao vút ngọn trung bình thấp nhất là 15,59 mét và cao nhất là 17,77 mét, chiều cao trung bình ở tuổi 12 là 16,86 mét. Tăng trưởng chiều cao bình quân là 1,4 m/năm.

Như vậy, qua nghiên cứu sinh trưởng đường kính và chiều cao của rừng Trồng Lát hoa 12, 13 và 14 tuổi cho thấy. Lát hoa ở khu vực trồng có sinh trưởng tương đối tốt cả về hai chi tiêu Đường kính và Chiều cao. Tăng trưởng về D1,3 dao động từ 1,19-1,23 cm/năm; Hvn dao động từ 1,24-1,40 m/năm. Với tốc độ tăng trưởng như vậy thì sau 6-8 năm nữa, đường kính cây Lát hoa có thể đạt từ 20-22 cm.

4.2.2.2. Đánh giá trữ lượng rừng

Bảng 4.5. Tr lƣợng rừng trồng Lát hoa tại Ban QLRPH Thạch Thành

- Trữ lượng rừng trồng năm 2003 OTC 1 2 3 Trung bình (m3) N/ha 580 560 580 573 M/ha (m3) 127,95 117,21 160,07 135,08 - Trữ lượng rừng trồng năm 2004 OTC 4 5 6 Trung bình (m3) N/ha 600 580 560 580 M/ha (m3) 107,12 107,84 95,26 103,41 - Trữ lượng rừng trồng năm 2005 OTC 7 8 9 Trung bình (m3) N/ha 440 560 560 520 M/ha (m3) 78,65 88,72 83,90 83,76

Theo tài liệu của an QLRPH, mật độ khi thiết kế trồng rừng thuộc Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng tại an là 1.660 cây/ha, trong đó 830 cây trồng chính là Lát hoa và 830 cây trồng phụ là Keo (Tỷ lệ trồng xen Lát hoa/Keo là

1:1). Sau 5-6 năm, khi cây Keo phát triển tốt và hoàn thành nhiệm vụ là cây phù trợ đã được tiến hành khai thác tỉa thưa. Sau quá trình khai thác tỉa thưa trong nhiều năm, tới thời điểm hiện tại rừng trồng chỉ còn lại loài Lát hoa với mật độ rừng trung bình từ 520 (rừng trồng năm 2005 tuổi) đến 580 cây/ha (rừng trồng năm 2004 tuổi).

Nhìn chung mật độ cây phân bố đều, cây phụ được tỉa thưa kịp thời nên tạo không gian dinh dưỡng cho cây chính phát triển tốt.

Hình 4.4. Rừng trồng năm 2004 dự án Trồng m i 5 triệu ha rừng tại Ban QLRPH Thạch Thành

Sau 12-14 năm trồng, các cây Lát còn lại trong các lâm phần rừng đạt được trữ lượng khá tốt như bảng 4.3. Trữ lượng trung bình đạt 135,08 m3

/ha (rừng trồng năm 2003), 103,41 m3/ha (rừng trồng năm 2004) và 83,76 m3/ha (rừng trồng năm 2005). Tăng trưởng bình quân về trữ lượng đạt lần lượt như sau: 9,65 m3/ha/năm (rừng trồng năm 2003); 7,95 m3/ha/năm (rừng trồng năm 2004) và 6,98 m3/ha/năm (rừng trồng năm 2005).

Hình 4.5. Tăng trƣởng tr lƣợng rừng trồng Lát hoa tại Ban QLRPH Thạch Thành

Qua hình 4.5 cho thấy, rừng càng được nuôi dưỡng lâu hơn thì tăng trưởng về trữ lượng càng tăng cao. Rừng trồng sau 12 năm, tăng trưởng trung bình chỉ đạt 7 m3/ha/năm và khi đạt 14 tuổi đã tăng lên 9,65 m3/ha/năm. Điều này hoàn toàn phù hợp vì khi cây rừng đã trải qua giai đoạn ban đầu sẽ tăng trưởng nhanh về kích thước, nhất là tăng trưởng về đường kính, từ đó dẫn tới tăng trường trữ lượng tăng nhanh. Tuy nhiên, nếu so với rừng trồng Keo hoặc ạch đàn thì tăng trưởng này vẫn còn thấp.

4.3. Đánh giá tác động của dự án Trồng m i 5 triệu ha rừng tại KVNC

4.3.1. Tác động về kinh tế

Về măt hiệu quả kinh tế được thể hiện rõ nhất thông qua thu nhập thực tế của người dân tham gia dự án, đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình có tham gia. Với suất đầu tư của dự án, người dân được hưởng trọn toàn bộ các khoản chi phí tiền công lao động trong quá trình trồng mới, chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng. Cụ thể các khoản chi phí mà người dân được hưởng được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 4.6. Suất đầu tƣ các hạng mục lâm sinh Đơn vị t nh: Đồng/ha TT Hạng mục Chi phí 1 Trồng rừng 7.000.000 2 Chăm sóc rừng 3.000.000 3 Khoanh nuôi XTTS 100.000 4 Khoanh nuôi XTTS có trồng bổ sung 1.000.000

5 Bảo vệ rừng 100.000

Nguồn: Ban QLRPH Thạch Thành

Như vậy, với mỗi ha cho từng hoạt động của dự án người dân tham gia được nhận số tiền theo biểu trên, đây là kết quả của dự án mà người dân được hưởng một cách trực tiếp. Trong quá trình tham gia thực hiện các dự án người dân còn được hưởng các khoản thu nhập khác từ việc thu hoạch gỗ tỉa thưa của các cây trồng chính và hưởng toàn bộ cây trồng phụ khi đến tuổi khai thác, theo quy định của điều 16 Quyết dịnh 178/2001/QĐ - TTg ngày 12/1/2001 đối với các tổ chức, cá nhân tham gia trồng rừng.

Ngoài các khoản thu nhập trực tiếp từ rừng, dự án còn giúp đỡ các hộ dân phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại thông qua các mô hình nông lâm kết hợp góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi nhằm nâng cao thu nhập và từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân trong vùng dự án. Một số mô hình được nhân rộng trên địa bàn như nuôi Ong mật, trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò, dê, trồng gừng dưới tán rừng,… Thu nhập bình quân của người dân trong vùng dự án đến năm 2010 là 1.385.000 đồng/người/tháng (Theo số liệu báo cáo tổng kết dự án của Ban QLRPH Thạch Thành năm 2010).

4.3.2. Tác động về m t Xã hội

4.3.2.1. Thu hút sự tham gia của người dân

Sự tham gia của người dân vào dự án là một chỉ tiêu phản ánh tính chất xã hội hóa nghề rừng, nó thể hiện mức độ phù hợp của dự án đối với điều kiện

kinh tế xã hội của địa phương. Các chỉ tiêu về số lượng hộ tham gia có ý nghĩa đảm bảo cho sự bền vững của rừng trồng, có hiệu qủa xã hội cao vì đã thu hút được một lực lượng đông đảo người dân tham gia và giải quyết được công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động trong vùng. Với đặc thù sản xuất trên địa bàn rộng cho nên nghề rừng đòi hỏi tính cộng đồng rất cao trong các hoạt động nhằm đảm bảo tính tập trung, ổn dịnh lâu dài cũng như phải đảm bảo có sự tham gia của nhiều người dân.

Từ khi tiến hành thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trên địa bàn huyện Thạch Thành đã thu hút được sự tham gia tích cực của hơn 10.000 hộ dân đông đảo trong huyện vào các hoạt động lâm nghiệp (Theo số liệu thống ê hàng năm của Ban QLDA 661 huyện Thạch Thành năm 2010). Riêng đối với Ban QLRPH Thạch Thành có 3.152 hộ tham gia dự án.

Bảng 4.7. Số hộ lao động tham gia vào các hoạt động của dự án tại Ban QLRPH Thạch Thành Đơn vị tính: Hộ dân Năm Các hoạt động của dự án Tổng hộ dân tham gia dự án Trồng rừng KNTSTN Bảo vệ rừng Chăm sóc RTPH 1999 50 0 2.258 353 0 2000 62 0 2.258 353 0 2001 46 64 2.258 353 0 2002 49 64 2.258 0 0 2003 55 64 2.258 0 0 2004 25 64 2.258 0 0 2005 61 64 2.258 0 0 2006 42 64 2.258 0 0 2007 29 64 2.258 0 0 2008 20 64 2.258 0 0 2009 38 64 2.258 0 0 Tổng 477 64 2.258 353 3.152

Qua bảng trên chúng ta đã phần nào thấy được trong khoảng 11 năm dự án đã thu hút được một số lượng lớn các hộ gia đình tham gia, với tổng số hộ gia đình tham gia vào các hoạt động của dự án là 3.152 hộ cùng với một đội ngũ lực lượng lao động lớn thường xuyên tham gia sản xuất lâm nghiệp.

Một trong những thành công quan trọng về mặt xã hội của dự án đó là góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân. Như vậy dự án đã giải quyết việc làm cho một số lượng lớn người dân trong vùng, nhất là tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho nhân dân trong vùng dự án. Ngoài ra dự án còn triển khai thực hiện xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương trong vùng dự án, kết thúc dự án đã sửa chữa và làm mới 2,0 km đường lâm nghiệp.

4.3.2.2. Nâng cao ý thức và vai trò của người dân

Thông qua các hoạt động của dự án, ý thức và vai trò của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng đã được nâng lên rõ rệt. Trước khi có dự án hầu hết phần lớn diện tích đất lâm nghiệp chưa được giao khoán cho người dân quản lý và sử dụng, hơn nữa do ý thức của người dân còn nhiều mặt hạn chế chưa nhận thức được tầm quan trọng của rừng vì thế họ thường vào rừng chặt cây lấy củi, đốt nương làm rẫy, chăn thả gia súc dẫn đến việc rừng bị tàn phá nghiêm trọng. Từ khi dự án được hình thành và tiến hành triển khai vai trò và ý thức của người dân đã có những thay đổi đáng kể, rừng được trồng mới nhiều hơn, công tác chăm sóc và bảo vệ được thực hiện tốt tiến tới chấm dứt nạn phá rừng và khai thác rừng trái phép.

Trong huyện được xây dựng các nhà máy băm răm xuất khẩu, máy lạng gỗ nên đầu ra đối với trồng cây nguyên liệu được ổn định, tạo thu nhập cho hộ gia đình nâng cao nhận thức của người dân với nghề rừng, khuyến khích hộ dân tích cực trồng rừng (thu nhập từ trồng Keo nguyên liệu: 60 triệu đồng/ha/5năm, theo báo cáo của UBND huyện Thạch Thành năm 2015)

4.4.3. Tác động về Môi trường – Sinh thái

Khu vực thực hiện dự án có địa hình đồi núi dốc, phức tạp và khí hậu khắc nghiệt giữa các mùa trong năm, do đó sự thay đổi ở đây có tác động rất lớn tới môi trường sinh thái. Kể từ khi tiến hành dự án đã thực sự có những tác động tích cực trong việc bảo vệ đất rừng, tăng diện tích đất có rừng và cải thiện nguồn nước trong vùng. Đây chính là mục tiêu mà dự án hướng tới và mong muốn đạt được.

4.3.3.1. Nâng cao độ che phủ rừng

Độ che phủ của rừng là một trong những chỉ tiêu quan trọng nói lên dược mức độ bền vững của môi trường sinh thái, nó gắn liền với sự tồn tại của rừng. Độ che phủ của rừng nói chung phải đạt tối thiểu từ 50 - 60% mới đảm bảo được độ an toàn về mặt sinh thái của quốc gia và khu vực.

Từ khi bắt đầu thực hiện dự án cho đến nay diện tích rừng trong khu vực đã tăng lên một cách rõ rệt góp phần làm giảm diện tích đất trống đồi núi trọc tại các vùng thượng nguồn, vùng núi cao. Cụ thể diện tích rừng được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 4.8. Thống kê diện tích rừng trong vùng dự án

Đơn vị tính: ha, % Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích đất có rừng, độ che phủ Trƣ c dự án (1998) Sau dự án (2010) Diện tích Độ che phủ Diện tích Độ che phủ 11.247,95 7.071,36 62,8 8.408,56 74,8

Nguồn: Ban QLRPH Thạch Thành năm 2010

Dự án được thực hiện đã giúp cho việc cải thiện môi trường sinh thái của địa phương với diện tích rừng trồng là 1.337,2 ha đã làm tăng thêm diện tích đất có rừng trong huyện nâng độ che phủ của rừng lên xấp xỉ 44,6% năm 2010. Độ

che phủ của rừng được tăng lên nhằm góp phần cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế hiện tượng xói mòn đất đai, điều hòa nguồn nước làm tăng lượng nước về mùa khô, giảm lưu lượng nước về mùa mưa, hạn chế thiên tai lũ lụt và hạn hán, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng cho nhân dân đồng thời cải thiện khí hậu và thời tiết cho khu vực vùng dự án.

Rừng trồng mới, rừng tự nhiên, KNTSTN có cấu trúc ổn định, nhiều tầng tán, sinh trưởng tốt, rừng trồng tập trung, liền vùng, liền khoảnh nên trong tương lai sẽ là nguồn tài nguyên có giá trị lớn, có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái và cung cấp hàng hóa.

Diện tích rừng không những không ngừng gia tăng về số lượng mà chất lượng rừng trồng cũng rất tốt, theo báo cáo tổng kết 11 năm thực hiện dự án 661 của Ban QLRPH Thạch Thành thì rừng trồng có mật độ sống cao trên 90%, sinh trưởng và phát triển mạnh nên tỷ lệ thành rừng là 100%, đạt được mục tiêu mà dự án đề ra.

4.3.3.2. Cải thiện nguồn nước

Vùng thực hiện dự án có địa hình tương đối phức tạp, với địa hình hẹp và có nhiều núi cao nên thường xảy ra hiện tượng thiếu nước và hạn hán trầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng trồng rừng dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tại huyện thạch thành thanh hóa (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)