Xuất một số gải pháp để duy trì và phát triển các kết quả cảu dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng trồng rừng dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tại huyện thạch thành thanh hóa (Trang 57 - 59)

Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. xuất một số gải pháp để duy trì và phát triển các kết quả cảu dự án

4.4.1. Giải pháp bảo vệ và phát triển rừng

- Hiện tại Ban QLRPH Thạch Thành đang quản lý 305,0 ha rừng trồng phòng hộ thuộc dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng. Số diện tích này đã giao khoán tới từng hộ dân quản lý bảo vệ rất tốt. Năm 2013 được quy hoạch vào dự án bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2014 đến năm 2018 được quy hoạch vào hạng mục bảo vệ rừng của dự án JICA2. Tuy nhiên suất đầu tư cho công tác bảo vệ còn rất hạn hẹp chỉ có 200.000 đ/ha/năm nên gặp không ít khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ. Vậy cần phải tăng mức khoán bảo vệ cao hơn nữa thì công tác bảo vệ rừng mới thực sự hiệu quả.

- Cần quy hoạch tổng thể và chi tiết, quy hoạch phải mang tính lâu dài và ổn định và phải dựa trên cơ sở đặc điểm kinh tế sinh thái nhân văn và mục đích sử dụng đất để từ đó xây dựng kế hoạch phát triển rừng bền vững, ổn định và lâu dài.

- Điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý theo chiều hướng tăng ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, suất đầu tư cần được tính toán đầy đủ trên cơ sở quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật đã được ban hành, đơn giá được điều chỉnh theo giá hiện hành cho phù hợp.

- Nghiên cứu các mô hình hiệu quả trong nông lâm kết hợp. Tuyên truyền khuyến khích hộ dân tham gia sản xuất nông nghiệp dưới tán rừng làm tăng thu nhập giảm áp lực tới rừng.

- Lồng ghép các chương trình dự án khác nhau, đầu tư một cách đồng bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng, xây dựng kế hoạch phát triển rừng dài hạn nhằm quản lý bền vững tài nguyên rừng.

4.4.2. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng

- Thực hiện xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ đời sống dân sinh, xây dựng hệ thống đường giao thông thuận tiện cho việc đi lại thông thương của người dân và các hoạt động của dự án.

- Tận dụng triệt để các nguồn vốn của nhà nước, của địa phương và các tổ chức cá nhân phục vụ công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu dân sinh.

- Tăng cường sự giám sát của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là của người dân trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Cần lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn để phối hợp vốn đầu tư phát triển các công trình công cộng cho các vùng phục vụ cho cuộc sống của người dân.

- Hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện các hoạt động của người dân, việc xây dựng cơ sở hạ tầng còn nhằm ổn định đời sống cho người dân trong vùng, giúp họ gắn bó với rừng hơn.

4.4.3. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ gia đình tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng. Định kỳ tổ chức các đợt tham quan học tập các mô hình trồng rừng nông lâm kết hợp có hiệu quả ở trong và ngoài nước.

- Tổ chức tuyên truyền cho các đối tượng có liên quan đến dự án về vai trò của việc trồng rừng nhằm đưa hoạt động trồng rừng đạt hiệu quả cao hơn.

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, khuyến khích sự tham gia của người dân vào các hoạt động của dự án.

- Tăng cường thêm đội ngũ cán bộ kỹ thuật, tổ chức tham quan học hỏi, học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý và thực hiện dự án nâng cao trình độ để có thể thực hiện tốt các dự án trong tương lai.

- Hướng dẫn giúp đỡ hộ dân xây dựng các nhóm hội nông dân làm nghề rừng giúp họ có điều kiện học hỏi, trao dổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất và quản lý sử dụng bên vững tài nguyên rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng trồng rừng dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tại huyện thạch thành thanh hóa (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)