Tình hình chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng trồng rừng dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tại huyện thạch thành thanh hóa (Trang 37 - 38)

Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng là một dự án quan trọng đã được Quốc hội khoá X thông qua và được Thủ tướng Chính phủ cụ thể hoá bằng Quyết định số 661/QĐ - TTg (ngày 29/07/1998). Đây là dự án đầu tư phát triển rừng, nhằm đảm bảo an ninh môi trường, đảm bảo khả năng cung cấp lâm sản phục vụ nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế, xã hội, góp phần giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo…

an QLRPH Thạch Thành được giao quản lý và sử dụng tổng diện tích tự nhiên là 11.247,95 ha, thuộc địa giới hành chính của 11 xã thị trấn gồm: Thị trấn Kim Tân, Xã Thành Yên, Thành Mỹ, Thành Tân, Thành Vân, Thành Tâm, Thành Long, Thành An, Ngọc Trạo, Vĩnh Thịnh, Hà Long, (Số liệu đến ngày 31/12/2009).

Bảng 4.1. Hiện trạng s dụng đất tại Ban QLRPH Thạch Thành TT Loại đất, loại rừng Tổng (ha) RPH (ha) RSX (ha)

Diện tích đất tự nhiên 11.247,95 I Đất lâm nghiệp 10.655,28 5.257,79 5.397,49 1 Đất có rừng 8.408,56 4.718,21 3.690,35 - Rừng tự nhiên 5.710,43 3.079,05 2.631,38 - Rừng trồng 2.698,13 1.639,16 1.058,97 2 Đất chƣa có rừng 2.246,72 539,58 1.707,14 - Rừng trồng cần cải tạo 173,1 57,8 97,3 - Trạng thái IA 1.369,87 239,36 1130,51 - Trạng thái IB 584,62 224,42 360,2 - Đất khác 112,83 II Đất khác 592,67

Qua bảng 4.1 ở trên cho thấy, an QLRPH Thạch Thành đang quản lý 11.248 ha trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp với 2.698 ha rừng trồng là rừng phòng hộ và rừng sản xuất..

4.1.2. Mục tiêu của Dự án trồng rừng tại an L PH Thạch Thành

- Xây dựng và phát triển ổn định bền vững trên cơ sở nâng cao độ che phủ của rừng, tạo khả năng phòng hộ bảo vệ đất, nguồn nước, tạo nguồn sinh thủy phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa xã hội cho nhân dân trong vùng dự án.

- Tăng cường sử dụng có hiệu quả đất trống đồi núi trọc, trên cơ sở xác định cây trồng hợp lý với khí hậu đất đai, thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp thuần túy tự cung, tự cấp sang sản xuất nông lâm kết hợp, tạo ra vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hoạt động ổn định lâu dài như nguyên liệu gỗ ván dăm, nguyên liệu giấy, gỗ gia dụng... Bằng các giải pháp tăng giá trị kinh tế của rừng, nâng cao thu nhập cho người làm rừng để góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống. Đưa thu nhập ngành Lâm nghiệp tương xứng với tiềm năng đất đai và vốn rừng.

- Tạo vùng đệm cho vườn Quốc gia Cúc Phương, bảo tồn hệ động thực vật rừng trong khu vực.

- Nâng cao ý thức lâm nghiệp cộng đồng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và cảnh quan, bảo vệ an ninh quốc phòng, trật tự xã hội vùng miền núi.

- Xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2010, đưa độ che phủ rừng tại ban QLRPH Thạch Thành từ 62,8 % năm 1998 lên 80,0 % vào năm 2010;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng trồng rừng dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tại huyện thạch thành thanh hóa (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)