TT Nội dung Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 55.919,44 100,00 1 Đất có rừng 25.307,86 45,25 - Đất tự nhiên 13.455,60 24,06 - Đất trồng 11.852,26 21,19 2 Đất trống nƣơng rẫy 3.174,65 5,68 3 Các loại đất khác 27.436,93 49,07
Nguồn: QĐ số 04/QĐ-UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 05/01/2015
Có thể thấy tiềm năng đất đai của huyện không lớn, tuy nhiên đất còn khá tốt và thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công
nghiệp, cây ngắn ngày và chăn nuôi. Trong những năm gần đây sự nghiệp bảo vệ rừng và trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã đạt kết quả đáng kể, với ngành lâm nghiệp của huyện, nhiều chỉ tiêu về trồng rừng, trồng cây phân tán, khoanh nuôi tái sinh chăm sóc bảo vệ rừng và khai thác lâm sản đều tăng qua các năm. Ðến nay, các khu rừng của Thạch Thành được chăm sóc và bảo vệ tốt nên không có vụ cháy rừng nào xảy ra. Tuy nhiên công tác trồng rừng mới, đặc biệt là rừng sản xuất ở Thạch Thành mới chỉ được tiến hành trong 6- 7 năm trở lại đây, vì vậy đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc trong thời gian tới là cần thiết.
Tổ thành rừng:
- Rừng tự nhiên, rừng đặc dụng:
Đối với rừng giàu và rừng trung bình tổ thành loài cây phong phú, còn nhiều loài cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế: Re, Táu, Sến, Chò chỉ, Chò nâu, Trường, Kháo,... chiếm tới 40% trữ lượng rừng. Những khu rừng đặc dụng được bảo vệ tốt, một số loài cây quý hiếm: Lim xanh, Lát hoa vẫn còn bảo tồn và phát triển. Đối với rừng nghèo và rừng hồi phục: do rừng bị chặt phá nhiều lần, những loài cây có giá trị kinh tế cao không còn nữa. Cây còn lại chủ yếu, Chẹo, Ngát, Hu đay, a soi,...
- Rừng trồng:
Các loài cây trồng rừng như Keo các loại, ương, Luồng, Lát hoa, Sao đen, Thông nhựa... được người dân trong huyện trồng và phát triển tương đối mạnh trong những năm gần đây. Sự đầu tư thích đáng của các dự án lâm nghiệp trong đó có dự án KfW4, WB3, 147,... phát huy nội lực sẵn có của địa phương và tận dụng được mọi sự trợ giúp từ bên ngoài là góp phần giải quyết có hiệu quả mục tiêu phát triển bền vững của huyện cũng như của khu vực.
3.5. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.5.1. Dân số, dân tộc, lao động
Theo số liệu của phòng thống kê huyện Thạch Thành thì trong huyện với 4 dân tộc sinh sống (Mường, Kinh, Dao, Thái), Thành phần dân tộc: Dân tộc kinh 47%, Mường 51%, dân tộc Dao và Thái 2%. Vùng dự án: 39.751 người, số hộ 8.247 hộ, lao động: 25.314 người.
Trên một địa bàn tương đối rộng nhưng chỉ có ít thành phần dân tộc cùng chung sống với các phong tục, tập quán khác nhau, thì đây là một thuận lợi cho quá trình triển khai các dự án trồng rừng.
3.5.2. Tổ chức ngành lâm nghiệp
Toàn huyện có phòng Nông nghiệp, 01 Ban QLRPH và 01 Hạt kiểm lâm có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến phát triển lâm nghiệp của huyện, tại các xã đều có cán bộ phụ trách Nông Lâm nghiệp để hỗ trợ việc phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã.
3.5.3. Cơ sở hạ tầng, đường giao thông
- Giao thông:
Huyện Thạch Thành có mạng lưới giao thông thuận lợi với tuyến đường quốc lộ 45 dài 18 km, tỉnh lộ 7 nối các huyện trong tỉnh, đi thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung, huyện Vĩnh Lộc, huyện Cẩm Thuỷ, tạo điều kiện cho Thạch Thành giao thương với các huyện trong tỉnh và cả nước. Ðặc biệt, với tuyến đường Hồ Chí Minh dài 16 km đi qua vùng đệm của rừng quốc gia Cúc Phương và được Bộ Giao thông Vận tải xác định là "điểm nghỉ chân" đã tạo cho Thạch Thành lợi thế phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch sinh thái và tuyến đường sông qua sông ưởi.
Từ trung tâm các xã đến trung tâm huyện hầu hết đã được rải nhựa rất thuận lợi cho việc đi lại. Hệ thống đường liên thôn tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại bằng xe cơ giới.
3.5.4. Giáo dục
Là huyện miền núi nên huyện Thạch Thành đã nhận nhiều đầu tư và được hưởng các chính sách phát triển giáo dục, tới nay hầu hết các xã đã có trường học mầm non, trường cấp I và cấp II khá kiên cố, các trường đều có đủ phòng học, các em không phải học theo ca.
3.5.5. Y tế
Tại trung tâm huyện có 02 cơ sở y tế của Nhà nước, tại mỗi xã có 01 trạm Y tế, nhìn chung cơ sở vật chất cho các hoạt động y tế tương đối tốt thuốc men đầy đủ cho việc chữa bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho người dân.
3.6. Nhận xét và đánh giá chung
3.6.1. Thuận lợi
- Lực lượng lao động khá dồi dào, người dân rất chịu khó trong sản xuất nông Lâm nghiệp và quan tâm, gắn bó với rừng.
- Hệ thống tổ chức ngành Lâm nghiệp đầy đủ.
- Là vùng nguyên liệu mía năng suất cao, có giá trị kinh tế. Các sản phẩm thu nhập từ việc trồng cây mía dần dần nâng cao đời sống người dân trong vùng.
- Có hệ thống giao thông thủy, bộ khá phát triển, rất thuận lợi cho việc giao lưu tiêu thụ hàng hoá nông sản.
- Nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng ủy và Chính quyền các cấp về việc phát triển rừng. Trên địa bàn Ban QLRPH Thạch Thành đang ngày càng phát triển các mô hình trồng rừng thâm canh phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội của địa bàn huyện nói riêng và địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung.
3.6.2. Khó khăn
- Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp nên việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ xây dựng rừng và phát triển kinh tế còn chậm.
- Do sức ép của thị trường nên hiện tượng khai thác lâm sản, tàn phá tài nguyên rừng nhất là rừng phòng hộ vẫn còn xảy ra, rừng tự nhiên hiện có cũng khó bảo tồn nguyên vẹn.
- Do áp lực của việc trồng cây mía, cây cao su trong thời gian gần đây cũng đang là sức ép lớn lên rừng và đất đai cho mục đích phát triển rừng ở đây.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình thực hiện dự án Trồng m i 5 triệu ha rừng tại khu vực nghiên cứu
4.1.1. Tình hình chung
Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng là một dự án quan trọng đã được Quốc hội khoá X thông qua và được Thủ tướng Chính phủ cụ thể hoá bằng Quyết định số 661/QĐ - TTg (ngày 29/07/1998). Đây là dự án đầu tư phát triển rừng, nhằm đảm bảo an ninh môi trường, đảm bảo khả năng cung cấp lâm sản phục vụ nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế, xã hội, góp phần giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo…
an QLRPH Thạch Thành được giao quản lý và sử dụng tổng diện tích tự nhiên là 11.247,95 ha, thuộc địa giới hành chính của 11 xã thị trấn gồm: Thị trấn Kim Tân, Xã Thành Yên, Thành Mỹ, Thành Tân, Thành Vân, Thành Tâm, Thành Long, Thành An, Ngọc Trạo, Vĩnh Thịnh, Hà Long, (Số liệu đến ngày 31/12/2009).
Bảng 4.1. Hiện trạng s dụng đất tại Ban QLRPH Thạch Thành TT Loại đất, loại rừng Tổng (ha) RPH (ha) RSX (ha)
Diện tích đất tự nhiên 11.247,95 I Đất lâm nghiệp 10.655,28 5.257,79 5.397,49 1 Đất có rừng 8.408,56 4.718,21 3.690,35 - Rừng tự nhiên 5.710,43 3.079,05 2.631,38 - Rừng trồng 2.698,13 1.639,16 1.058,97 2 Đất chƣa có rừng 2.246,72 539,58 1.707,14 - Rừng trồng cần cải tạo 173,1 57,8 97,3 - Trạng thái IA 1.369,87 239,36 1130,51 - Trạng thái IB 584,62 224,42 360,2 - Đất khác 112,83 II Đất khác 592,67
Qua bảng 4.1 ở trên cho thấy, an QLRPH Thạch Thành đang quản lý 11.248 ha trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp với 2.698 ha rừng trồng là rừng phòng hộ và rừng sản xuất..
4.1.2. Mục tiêu của Dự án trồng rừng tại an L PH Thạch Thành
- Xây dựng và phát triển ổn định bền vững trên cơ sở nâng cao độ che phủ của rừng, tạo khả năng phòng hộ bảo vệ đất, nguồn nước, tạo nguồn sinh thủy phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa xã hội cho nhân dân trong vùng dự án.
- Tăng cường sử dụng có hiệu quả đất trống đồi núi trọc, trên cơ sở xác định cây trồng hợp lý với khí hậu đất đai, thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp thuần túy tự cung, tự cấp sang sản xuất nông lâm kết hợp, tạo ra vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hoạt động ổn định lâu dài như nguyên liệu gỗ ván dăm, nguyên liệu giấy, gỗ gia dụng... Bằng các giải pháp tăng giá trị kinh tế của rừng, nâng cao thu nhập cho người làm rừng để góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống. Đưa thu nhập ngành Lâm nghiệp tương xứng với tiềm năng đất đai và vốn rừng.
- Tạo vùng đệm cho vườn Quốc gia Cúc Phương, bảo tồn hệ động thực vật rừng trong khu vực.
- Nâng cao ý thức lâm nghiệp cộng đồng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và cảnh quan, bảo vệ an ninh quốc phòng, trật tự xã hội vùng miền núi.
- Xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2010, đưa độ che phủ rừng tại ban QLRPH Thạch Thành từ 62,8 % năm 1998 lên 80,0 % vào năm 2010;
4.1.3. Nhiệm vụ của dự án
- Tiếp tục rà soát việc sử dụng đất lâm nghiệp, đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho các cá nhân, các hộ gia đình và các tổ chức, trong đó cần quan tâm việc đảm bảo đất sản xuất cho các hộ sống chủ yếu bằng nghề rừng.
- Đẩy mạnh công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững, đảm bảo tính ổn định của rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Tăng cường các hoạt động dịch vụ môi trường rừng và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái để tăng thêm nguồn thu bổ sung cho công tác bảo vệ rừng.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông phổ biến pháp luật để nhân dân và các tổ chức nắm rõ những quy định của luật bảo vệ và phát triển rừng và các chủ trương chính sách của nhà nước.
- Bảo vệ vốn rừng hiện có: 6.253,5 ha. - Trồng mới và chăm sóc rừng: 1.968,6 ha. - Chăm sóc rừng trồng phòng hộ: 1.417,6 ha.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Xây dựng 01 vườn ươm (rộng 2,0 ha), 01 văn phòng làm việc 2 tầng, 02 trạm quản lý bảo vệ rừng (144m2
/trạm), 50 giếng nước sinh hoạt, xây 01 trạm hạ thế và 4,0 km đường điện.
4.1.4. Kết quả thực hiện dự án tại Ban QLRPH Thạch Thành
4.1.4.1. Kết quả trong công tác lâm sinh: * Ban QLPH Thạch Thành: * Ban QLPH Thạch Thành:
- Kết quả trồng mới rừng: 1.337,2 ha. + Trồng mới rừng phòng hộ: 1.040,0 ha;
( Trong đó xã Thạch Tượng là 306,2 ha)
+ Trồng rừng sản xuất: 297,2 ha.
- Kết quả chăm sóc rừng trồng phòng hộ: 1.414,0 ha. - Kết quả bảo vệ rừng: 6.450,5 lượt ha.
+ Bảo vệ rừng tự nhiên: 4.129,4 ha; + Bảo vệ rừng trồng: 2.321,1 ha.
- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên: 260,0 lượt ha.
4.1.4.2. Kết quả về xây dựng cơ sở hạ tầng:
- Văn phòng làm việc( 2 tầng): 272 m2.
- Vườn ươm cây giống trồng rừng: 4.128 m2. - Đường lâm nghiệp: 2,0 km.
- Bảng niêm yết bảo vệ rừng: 04 cái.
Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành giao cho các hộ nhận khoán thực hiện trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên. Được sự chỉ đạo sâu sát nên trồng rừng đạt tỷ lệ cao, diện tích thành rừng là 100%. Nhờ tổ chức tốt mạng lưới bảo vệ rừng, kết hợp với công tác tuyên truyền, vận động nên ý thức của người dân được nâng lên, nhờ vậy công tác phòng trừ sâu bệnh hại, phòng chống cháy, chặt phá rừng đã hạn chế mức thấp nhất thiệt hại xảy ra.
4.1.4.3. Độ che phủ rừng, chất lượng rừng
* Độ che phủ rừng
- Về độ che phủ: Trước khi chưa thực hiện dự án độ che phủ rừng của Ban QLRPH Thạch Thành là 62,8 % (năm 1998) sau 11 năm thực hiện dự án tăng lên 74,8% (năm 2010) góp phần nâng cao độ che phủ rừng của huyện Thạch Thành lên 45,2 % (Theo QĐ số 04/QĐ-U ND ngày 05 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa về quyết định công bố số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2014 của tỉnh Thanh Hóa).
* Chất lƣợng rừng
Trong nhiều năm qua cơ cấu cây trồng trong rừng phòng hộ chủ yếu là nhóm cây mọc nhanh, với mục đích trồng để phủ nhanh đất trống đồi núi trọc, song đối với những loài cây mọc nhanh thì sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng thành rừng nhanh nhưng khả năng phòng hộ sẽ không bền vững, vì vậy diện tích rừng tăng nhanh nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên và rừng trồng có giảm. Để từng bước khắc phục nhược điểm này cần tiếp tục có chương trình trồng nâng cấp rừng phòng hộ để từng bước thay thế cây chu kỳ ngắn, mọc nhanh bằng các loài cây bản địa bền vững, đồng thời
trong khoanh nuôi XTTS rừng cần trồng dặm bổ sung các loài cây quý hiếm để từ đó tạo nên rừng đa loài nhiều tầng tán, đảm bảo tính bền vững của rừng.
4.1.4.4. Nguồn vốn đầu tư cho thực hiện dự án:
* Tổng vốn đầu tƣ cho dự án: 8.257.531.121 đồng. Chia ra các hạng mục: - Trồng rừng: 2.760.061.000 đồng. - Chăm sóc rừng: 1.632.196.000 đồng. - Bảo vệ rừng: 2.216.957.697 đồng. - Khoanh nuôi TSTN: 32.593.000 đồng. - Xây dựng cơ sở hạ tầng: 1.615.723.424 đồng
* Tiến độ cấp ngân sách nhà nƣ c, cơ cấu phân bổ, tình hình s dụng NSNN, giải ngân theo các nhiệm vụ chi ngân sách
- Tiến độ cấp ngân sách Nhà nước trong những năm qua để thực hiện dự án nhìn chung đảm bảo và đúng tiến độ.
- Cơ cấu vốn đầu tư của dự án Nhà nước quy định còn chưa hợp lý, thể hiện ở chổ: Tỷ lệ đầu tư cho hạ tầng và quản lý dự án của các cấp còn thấp (hạ tầng 5% (năm 1999), tăng lên 10% năm 2008; quản lý phí từ tỉnh đến cơ sở 7,3% (năm 1999), tăng lên 9,3 % (năm 2008).
- Việc giải ngân vốn của dự án để thực hiện các nhiệm vụ: được thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng đối tượng và các văn bản quy định.
4.1.4.5. Cơ chế tổ chức, quản lý và thực hiện dự án
Sau khi có Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 07 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ, từ Trung ương đến các địa phương đã hình thành hệ thống chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện dự án: Trung ương có an chỉ đạo Nhà nước Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng và an Điều hành dự án Trung ương; ở các địa phương thành lập an Điều hành hoặc an chỉ đạo dự án và Ban quản lý dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng cấp tỉnh; các dự án cơ sở có Ban quản lý dự án.
- Ban chỉ đạo Nhà nước
+ Giai đoạn 1998 - 2005, để tổ chức thực hiện Dự án, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 07/1998/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 1998 về thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng do Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn làm Trưởng ban, thành viên là Lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Uỷ ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan…
+ Giai đoạn 2006-2010, Chính phủ đã kiện toàn lại Ban chỉ đạo Nhà