Phương pháp điều tra thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng trồng rừng dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tại huyện thạch thành thanh hóa (Trang 26)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

2.4.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Kế thừa các tài liệu có liên quan

- Các văn bản, các quy định về quản lý và triển khai dự án.

- Báo cáo của Chính phủ về tổng kết thực hiện dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng.

- Các hồ sơ, đánh giá kết quả dự án tại khu vực nghiên cứu. - Kế thừa và tham khảo các tài liệu có liên quan.

2.4.1.3. Phương pháp khảo sát thực tế

Thu thập số liệu trên các OTC

Lập OTC điển hình để điều tra, tiến hành khảo sát đo đếm các chỉ tiêu lâm học của cây gỗ rừng trồng, lập mỗi hiện trạng là 03 OTC.

- Lập các OTC có diện tích 500 m2 (20 m x25 m).

- Dùng sơn đỏ đánh số thứ tự toàn bộ các cây gỗ trong OTC .

- Dùng thước kẹp kính để xác định D1.3, dùng thước đo cao để đo Hvn. - Dùng thước dây để xác định đường kính DT.

- Dùng địa bàn xác định độ dốc, hướng dốc, lập OTC. Kết quả điều tra cây gỗ được ghi vào mẩu biểu sau:

Biểu 2.1. Biểu điều tra cây gỗ trên OTC rừng trồng

Số OTC:….... Hướng dốc:….…Độ che phủ:……... Vị trí:……… Độ dốc: ………..Ngày điều tra:……Người điều tra:…………

TT Loài cây Năm Trồng D1.3 (cm) Dt (m) Hvn (m) Phẩm chất Ghi chú DT NB TB

2.4.2. Phương pháp chuyên gia

- Tham khảo ý kiến các nhà quản lý, nhà khoa học về các vấn đề liên quan. - Trao đổi với người dân trong vùng tham gia dự án.

2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Dựa vào các số liệu trên các OTC, dùng các phần phềm phân tích, tính toán Excel, SPSS để tính toán các đặc trưng thống kê:

- Thể tích cây đứng được tính theo công thức: V= G.Hvn.f Trong đó:

V: thể tích thân cây đứng (m3).

G: tiết diện ngang tại vị trí 1,3m và được tính theo công thức:

G=

Hvn: chiều cao vút ngọn của cây (m).

f: hình số giả định (f=0,45 đối với rừng trồng). =3,14

-Trung bình mẫu ( ) được tính bằng công thức:

=

-Hệ số biến động (V%) được tính bằng công thức

-Trữ lượng trên 1,0 ha (M):

M = (m3/ha)

- Tăng trưởng đường kính bình quân: ∆D = Dtb/A (cm/năm)

Trong đó: Dtb: đường kính trung bình tại vị trí 1,3 mét; A: tuổi của cây.

- Tăng trưởng chiều cao bình quân: ∆H = Htb/A (m/năm)

Trong đó: Htb: Chiều cao trung bình; A: tuổi của cây.

Chƣơng 3

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1. Vị trí địa lí, địa hình địa thế

3.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Thạch Thành là huyện miền đồi núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh hóa, có vị trí địa lý:

- Từ 2003'45'' đến 200

23'00'' vĩ độ Bắc.

- Từ 105024'30'' đến 105047'30'' kinh độ Đông. Giáp ranh:

- Phía Bắc giáp huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình). - Phía Tây giáp huyện Cẩm Thuỷ và huyện á Thước. - Phía Nam giáp huyện Vĩnh Lộc.

- Phía Đông giáp huyện Hà Trung.

Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa

Huyện ThạchThàn

h

3.1.2. Địa hình địa thế vùng dự án

Vùng Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng tại huyện có địa hình thuộc vùng đồi núi trung bình; Địa hình bị chia cắt bởi sông ưởi. Phía ắc và Tây ắc là dãy núi đá vôi chạy dài từ huyện á Thước xuống giáp huyện Hà Trung cao trung bình 400 - 500 m, đỉnh cao nhất 825 m. Song song với dãy núi đá vôi là dãy núi đất có độ cao trung bình từ 200 - 300 m, đỉnh cao nhất 666 m ở phía hữu ngạn sông ưởi. Độ cao giảm dần từ Tây ắc xuống Đông Nam. Xen kẽ các dãy đồi núi đất, núi đá vôi là các thung lũng và đồng bằng hẹp nằm dọc theo hai bên bờ sông ười.

Phía Đông - Nam và Nam là các dãy đồi thấp nối tiếp nhau trên ranh giới hai huyện Vĩnh lộc và Hà Trung, độ cao trung bình 200 - 300 m và thoải dần về phía Tây ắc.

3.2. Khí hậu

Khu vực dự án nằm trong vùng miền núi phía Tây Bắc của Tỉnh Thanh Hoá chịu ảnh hưởng khí hậu của 2 vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Thời tiết trong năm chia thành 4 mùa rõ rệt, trong đó mùa Đông lạnh, mưa ít, mùa Hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

3.2.1. Nhiệt độ

Thạch Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa. Tổng nhiệt độ năm từ 8100- 8500° C; Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,3 c, tối cao tuyệt đối 41,l°c, tối thấp tuyột đối 4°c, biên độ nhiệt không khí ngày đêm 12°c. Khu vực núi đá 12° - 13°c. Nhìn chung nhiệt độ thuận lợi cho canh tác nông lâm nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân.

3.2.2. Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và lượng mưa, biến trình năm của độ ẩm không khí tỷ lệ thuận với biến trình mưa và tỷ lệ nghịch với biến trình của nhiệt độ không khí. Độ ẩm không khí tương đối 86%/năm, cao nhất 91% vào tháng 4, thấp nhất 83% vào tháng 11,12.

3.2.3. Hướng gió

- Hàng năm chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp và sức khỏe con người.

- Gió mùa Đông ắc thường xuất hiện từ đầu tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mang theo mưa phùn, nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.

- Gió Đông Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10 mang theo nhiều hơi nước và thường xuyên có mưa.

- Gió mùa Tây Nam khô nóng thường xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 8 hàng năm ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Bão thường xuất hiện từ tháng 7– 10, kèm theo mưa to gây ngập úng, làm thiệt hại đến sản xuất và đời sống của người dân.

3.2.4. Lượng mưa

Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1600 - 1700 mm, tháng có lượng mưa cao nhât vào tháng 9, tháng có lượng mưa thấp nhất vào các tháng 1; 2. Số ngày mưa trung bình năm 100 ngày, mùa mưa thường kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10.

Trong những năm gần đây mưa lớn thất thường và mùa mưa thường gây ra ngập úng trên diện rộng.

3.2.5. Lượng bốc hơi

Khả năng bốc hơi phụ thuộc vào điều kiện mặt đệm và các yếu tố khí hậu như không khí, gió, nắng, độ ẩm...lượng bốc hơi bình quân năm: 788 mm. Nhìn chung khí hậu, thời tiết phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cây trồng đặc biệt là cây lâm nghiệp. Tổng nhiệt độ trong năm lớn có thể trồng được nhiều loại cây trồng và trồng được nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên hàng năm những đợi rét đậm, nắng nóng kéo dài đôi khi ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và trong sản xuất nông nghiệp.

3.3. Đất đai

Toàn huyện Thạch Thành có thể chia ra 3 nhóm đất chính:

- Nhóm đất Ferarit phát triển trên đá trầm tích và đá biến chất có kết cấu hạt thô trên các loại đá chủ yếu: Sa thạch, Sa phiến thạch.

- Nhóm đất phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn trên các loại đá chủ yếu: Phiến thạch sét, diệp thạch.

- Nhóm đất Ferarit phát triển trên đá vôi và biến chất của đá vôi.

Trong các nhóm đất trên, nhóm đất phát triển trên đá phiến thạch, diệp thạch và đá vôi có độ phì cao, thích hợp với nhiều loài cây rừng, cây ăn quả, cây công nghiệp. Nhóm đất Ferarit phát triển trên đá trầm tích và đá biến chất có kết cấu hạt thô trên các loạ i đá Sa thạch, Sa phiến thạch không thật thích hợp với nhiều loại cây trồng.

Tầng đất dày (trên 50cm), độ dốc thấp (<200), thành phần cơ giới thịt trung bình, thoát nước tốt; mức độ kết von, đá lẫn thấp (chiếm khoảng 5%),…

3.4. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng

Huyện Thạch Thành có tổng diện tích tự nhiên 55.919,44 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 25.307,86 ha, có độ che phủ là 45,25. Trong đó :

Bảng 3.1. Hiện trạng và cơ cấu đất đai huyện Thạch Thành

TT Nội dung Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 55.919,44 100,00 1 Đất có rừng 25.307,86 45,25 - Đất tự nhiên 13.455,60 24,06 - Đất trồng 11.852,26 21,19 2 Đất trống nƣơng rẫy 3.174,65 5,68 3 Các loại đất khác 27.436,93 49,07

Nguồn: QĐ số 04/QĐ-UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 05/01/2015

Có thể thấy tiềm năng đất đai của huyện không lớn, tuy nhiên đất còn khá tốt và thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công

nghiệp, cây ngắn ngày và chăn nuôi. Trong những năm gần đây sự nghiệp bảo vệ rừng và trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã đạt kết quả đáng kể, với ngành lâm nghiệp của huyện, nhiều chỉ tiêu về trồng rừng, trồng cây phân tán, khoanh nuôi tái sinh chăm sóc bảo vệ rừng và khai thác lâm sản đều tăng qua các năm. Ðến nay, các khu rừng của Thạch Thành được chăm sóc và bảo vệ tốt nên không có vụ cháy rừng nào xảy ra. Tuy nhiên công tác trồng rừng mới, đặc biệt là rừng sản xuất ở Thạch Thành mới chỉ được tiến hành trong 6- 7 năm trở lại đây, vì vậy đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc trong thời gian tới là cần thiết.

Tổ thành rừng:

- Rừng tự nhiên, rừng đặc dụng:

Đối với rừng giàu và rừng trung bình tổ thành loài cây phong phú, còn nhiều loài cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế: Re, Táu, Sến, Chò chỉ, Chò nâu, Trường, Kháo,... chiếm tới 40% trữ lượng rừng. Những khu rừng đặc dụng được bảo vệ tốt, một số loài cây quý hiếm: Lim xanh, Lát hoa vẫn còn bảo tồn và phát triển. Đối với rừng nghèo và rừng hồi phục: do rừng bị chặt phá nhiều lần, những loài cây có giá trị kinh tế cao không còn nữa. Cây còn lại chủ yếu, Chẹo, Ngát, Hu đay, a soi,...

- Rừng trồng:

Các loài cây trồng rừng như Keo các loại, ương, Luồng, Lát hoa, Sao đen, Thông nhựa... được người dân trong huyện trồng và phát triển tương đối mạnh trong những năm gần đây. Sự đầu tư thích đáng của các dự án lâm nghiệp trong đó có dự án KfW4, WB3, 147,... phát huy nội lực sẵn có của địa phương và tận dụng được mọi sự trợ giúp từ bên ngoài là góp phần giải quyết có hiệu quả mục tiêu phát triển bền vững của huyện cũng như của khu vực.

3.5. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.5.1. Dân số, dân tộc, lao động

Theo số liệu của phòng thống kê huyện Thạch Thành thì trong huyện với 4 dân tộc sinh sống (Mường, Kinh, Dao, Thái), Thành phần dân tộc: Dân tộc kinh 47%, Mường 51%, dân tộc Dao và Thái 2%. Vùng dự án: 39.751 người, số hộ 8.247 hộ, lao động: 25.314 người.

Trên một địa bàn tương đối rộng nhưng chỉ có ít thành phần dân tộc cùng chung sống với các phong tục, tập quán khác nhau, thì đây là một thuận lợi cho quá trình triển khai các dự án trồng rừng.

3.5.2. Tổ chức ngành lâm nghiệp

Toàn huyện có phòng Nông nghiệp, 01 Ban QLRPH và 01 Hạt kiểm lâm có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến phát triển lâm nghiệp của huyện, tại các xã đều có cán bộ phụ trách Nông Lâm nghiệp để hỗ trợ việc phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã.

3.5.3. Cơ sở hạ tầng, đường giao thông

- Giao thông:

Huyện Thạch Thành có mạng lưới giao thông thuận lợi với tuyến đường quốc lộ 45 dài 18 km, tỉnh lộ 7 nối các huyện trong tỉnh, đi thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung, huyện Vĩnh Lộc, huyện Cẩm Thuỷ, tạo điều kiện cho Thạch Thành giao thương với các huyện trong tỉnh và cả nước. Ðặc biệt, với tuyến đường Hồ Chí Minh dài 16 km đi qua vùng đệm của rừng quốc gia Cúc Phương và được Bộ Giao thông Vận tải xác định là "điểm nghỉ chân" đã tạo cho Thạch Thành lợi thế phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch sinh thái và tuyến đường sông qua sông ưởi.

Từ trung tâm các xã đến trung tâm huyện hầu hết đã được rải nhựa rất thuận lợi cho việc đi lại. Hệ thống đường liên thôn tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại bằng xe cơ giới.

3.5.4. Giáo dục

Là huyện miền núi nên huyện Thạch Thành đã nhận nhiều đầu tư và được hưởng các chính sách phát triển giáo dục, tới nay hầu hết các xã đã có trường học mầm non, trường cấp I và cấp II khá kiên cố, các trường đều có đủ phòng học, các em không phải học theo ca.

3.5.5. Y tế

Tại trung tâm huyện có 02 cơ sở y tế của Nhà nước, tại mỗi xã có 01 trạm Y tế, nhìn chung cơ sở vật chất cho các hoạt động y tế tương đối tốt thuốc men đầy đủ cho việc chữa bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho người dân.

3.6. Nhận xét và đánh giá chung

3.6.1. Thuận lợi

- Lực lượng lao động khá dồi dào, người dân rất chịu khó trong sản xuất nông Lâm nghiệp và quan tâm, gắn bó với rừng.

- Hệ thống tổ chức ngành Lâm nghiệp đầy đủ.

- Là vùng nguyên liệu mía năng suất cao, có giá trị kinh tế. Các sản phẩm thu nhập từ việc trồng cây mía dần dần nâng cao đời sống người dân trong vùng.

- Có hệ thống giao thông thủy, bộ khá phát triển, rất thuận lợi cho việc giao lưu tiêu thụ hàng hoá nông sản.

- Nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng ủy và Chính quyền các cấp về việc phát triển rừng. Trên địa bàn Ban QLRPH Thạch Thành đang ngày càng phát triển các mô hình trồng rừng thâm canh phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội của địa bàn huyện nói riêng và địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung.

3.6.2. Khó khăn

- Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp nên việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ xây dựng rừng và phát triển kinh tế còn chậm.

- Do sức ép của thị trường nên hiện tượng khai thác lâm sản, tàn phá tài nguyên rừng nhất là rừng phòng hộ vẫn còn xảy ra, rừng tự nhiên hiện có cũng khó bảo tồn nguyên vẹn.

- Do áp lực của việc trồng cây mía, cây cao su trong thời gian gần đây cũng đang là sức ép lớn lên rừng và đất đai cho mục đích phát triển rừng ở đây.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình thực hiện dự án Trồng m i 5 triệu ha rừng tại khu vực nghiên cứu

4.1.1. Tình hình chung

Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng là một dự án quan trọng đã được Quốc hội khoá X thông qua và được Thủ tướng Chính phủ cụ thể hoá bằng Quyết định số 661/QĐ - TTg (ngày 29/07/1998). Đây là dự án đầu tư phát triển rừng, nhằm đảm bảo an ninh môi trường, đảm bảo khả năng cung cấp lâm sản phục vụ nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế, xã hội, góp phần giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo…

an QLRPH Thạch Thành được giao quản lý và sử dụng tổng diện tích tự nhiên là 11.247,95 ha, thuộc địa giới hành chính của 11 xã thị trấn gồm: Thị trấn Kim Tân, Xã Thành Yên, Thành Mỹ, Thành Tân, Thành Vân, Thành Tâm, Thành Long, Thành An, Ngọc Trạo, Vĩnh Thịnh, Hà Long, (Số liệu đến ngày 31/12/2009).

Bảng 4.1. Hiện trạng s dụng đất tại Ban QLRPH Thạch Thành TT Loại đất, loại rừng Tổng (ha) RPH (ha) RSX (ha)

Diện tích đất tự nhiên 11.247,95 I Đất lâm nghiệp 10.655,28 5.257,79 5.397,49 1 Đất có rừng 8.408,56 4.718,21 3.690,35 - Rừng tự nhiên 5.710,43 3.079,05 2.631,38 - Rừng trồng 2.698,13 1.639,16 1.058,97 2 Đất chƣa có rừng 2.246,72 539,58 1.707,14 - Rừng trồng cần cải tạo 173,1 57,8 97,3 - Trạng thái IA 1.369,87 239,36 1130,51 - Trạng thái IB 584,62 224,42 360,2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng trồng rừng dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tại huyện thạch thành thanh hóa (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)