Xuất một số gải pháp để duy trì và phát triển các kết quả cảu dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng trồng rừng dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tại huyện thạch thành thanh hóa (Trang 57)

4.4.1. Giải pháp bảo vệ và phát triển rừng

- Hiện tại Ban QLRPH Thạch Thành đang quản lý 305,0 ha rừng trồng phòng hộ thuộc dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng. Số diện tích này đã giao khoán tới từng hộ dân quản lý bảo vệ rất tốt. Năm 2013 được quy hoạch vào dự án bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2014 đến năm 2018 được quy hoạch vào hạng mục bảo vệ rừng của dự án JICA2. Tuy nhiên suất đầu tư cho công tác bảo vệ còn rất hạn hẹp chỉ có 200.000 đ/ha/năm nên gặp không ít khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ. Vậy cần phải tăng mức khoán bảo vệ cao hơn nữa thì công tác bảo vệ rừng mới thực sự hiệu quả.

- Cần quy hoạch tổng thể và chi tiết, quy hoạch phải mang tính lâu dài và ổn định và phải dựa trên cơ sở đặc điểm kinh tế sinh thái nhân văn và mục đích sử dụng đất để từ đó xây dựng kế hoạch phát triển rừng bền vững, ổn định và lâu dài.

- Điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý theo chiều hướng tăng ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, suất đầu tư cần được tính toán đầy đủ trên cơ sở quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật đã được ban hành, đơn giá được điều chỉnh theo giá hiện hành cho phù hợp.

- Nghiên cứu các mô hình hiệu quả trong nông lâm kết hợp. Tuyên truyền khuyến khích hộ dân tham gia sản xuất nông nghiệp dưới tán rừng làm tăng thu nhập giảm áp lực tới rừng.

- Lồng ghép các chương trình dự án khác nhau, đầu tư một cách đồng bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng, xây dựng kế hoạch phát triển rừng dài hạn nhằm quản lý bền vững tài nguyên rừng.

4.4.2. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng

- Thực hiện xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ đời sống dân sinh, xây dựng hệ thống đường giao thông thuận tiện cho việc đi lại thông thương của người dân và các hoạt động của dự án.

- Tận dụng triệt để các nguồn vốn của nhà nước, của địa phương và các tổ chức cá nhân phục vụ công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu dân sinh.

- Tăng cường sự giám sát của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là của người dân trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Cần lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn để phối hợp vốn đầu tư phát triển các công trình công cộng cho các vùng phục vụ cho cuộc sống của người dân.

- Hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện các hoạt động của người dân, việc xây dựng cơ sở hạ tầng còn nhằm ổn định đời sống cho người dân trong vùng, giúp họ gắn bó với rừng hơn.

4.4.3. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ gia đình tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng. Định kỳ tổ chức các đợt tham quan học tập các mô hình trồng rừng nông lâm kết hợp có hiệu quả ở trong và ngoài nước.

- Tổ chức tuyên truyền cho các đối tượng có liên quan đến dự án về vai trò của việc trồng rừng nhằm đưa hoạt động trồng rừng đạt hiệu quả cao hơn.

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, khuyến khích sự tham gia của người dân vào các hoạt động của dự án.

- Tăng cường thêm đội ngũ cán bộ kỹ thuật, tổ chức tham quan học hỏi, học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý và thực hiện dự án nâng cao trình độ để có thể thực hiện tốt các dự án trong tương lai.

- Hướng dẫn giúp đỡ hộ dân xây dựng các nhóm hội nông dân làm nghề rừng giúp họ có điều kiện học hỏi, trao dổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất và quản lý sử dụng bên vững tài nguyên rừng.

Chƣơng 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Thông qua việc tổng hợp, phân tích và đánh giá các mặt hiện trạng của dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng tại Ban QLRPH Thạch Thành - Thanh Hóa, đề tài đã phần nào đánh giá được một cách khái quát tình hình thực hiện dự án trong suốt 11 năm và hiệu quả của dự án tới thời điểm hiện tại.

Đây là dự án quan trọng đã được Quốc hội và Chính phủ thông qua và là dự án được thực hiện bởi nguồn vốn ngân sách của nhà nước, được triển khai thực hiện từ năm 1999 đến đến năm 2010, trên địa bàn huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa. Sau quá trình 11 năm thực hiện dự án đã kết thúc, nhìn chung đã đáp ứng được mục tiêu và tiến độ đã đề ra, chất lượng và các hạng mục đầu tư đạt kết quả tốt, đăc biệt là khâu trồng mới rừng.

- Về chất lượng rừng trồng: đảm bảo tỷ lệ thành rừng cao, rừng sinh trưởng và phát triển tốt. Công tác quản lý bảo vệ rừng được sự quan tâm của các cấp các nghành và sự phối hợp chăt chẽ giữa chính quyền địa phương huyện, xã cùng với sự quyết liệt của các chủ rừng nên đã ổn định và đi vào nề nếp, diện tích rừng được tăng lên đảm bảo các tiêu chí của dự án đề ra.

- Tình hình thực hiện việc giải ngân được đảm bảo đúng tiến độ và đáp ứng được nhu cầu thực tế của dự án mặc dù nguồn vốn ngân sách chi cho phát triển rừng còn nhiều hạn hẹp.

- Tình hình thực hiện dự án cho đến nay đem lại hiệu quả là rất tốt, các kết quả đạt được đảm bảo được mục tiêu đề ra của dự án đẩy nhanh tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc trên địa bàn huyện Thạch Thành, đảm bảo về môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai, đảm bảo nguồn nước, góp phần nâng cao độ che phủ rừng của tỉnh Thanh Hóa lên 51,5% vào năm 2015, giải quyết

công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho vùng dự án.

5.2. Tồn tại

- Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài chưa nghiên cứu sâu được hết các yếu tố ảnh hưởng tới rừng trồng như: sâu bệnh hại, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã áp dụng..

- Chưa đánh giá hết các chỉ tiêu tác động đến KT - XH - MT như: đánh giá trữ lượng Carbon và khả năng hấp thụ Carbon của rừng trồng.

- Chưa đánh giá được sự thay đổi về tiểu hoàn cảnh rừng, nhất là sự thay đổi về tính chất vật lý, hoá học của đất dưới tán rừng.

Ngoài ra, đề tài cũng chưa đi sâu phân tích một số nguyên nhân dẫn đến một số diện tích rừng của Dự án không đạt được mục tiêu đề ra. Cũng chưa đánh giá sâu được tác động của một số cơ chế, chính sách ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác trồng rừng trong Dự án.

5.3. Kiến nghị

Để góp phần duy trì và phát triển rừng trồng mà dự án đã thực hiện cần phải giải quyết một số vấn đề cụ thể sau:

- Về mặt lý luận cần tiếp tục bổ sung, nghiên cứu hoàn thiện các chính sách có liên quan đến trồng rừng và thực hiện các dự án Lâm nghiệp như các chính sách về đất đai, quy hoạch và sử dụng ba loại rừng, chính sách về hưởng lợi, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách về tài chính tín dụng và đầu tư trong Lâm nghiệp... Mặt khác cần hoàn thiện quy chế quy định về điều hành, quản lý và thực hiện các dự án Lâm nghiệp bằng nguồn vốn đầu tư của nhà nước.

- Về mặt thực tiễn, muốn có một dự án trồng rừng thành công cần phải có sự quan tâm đúng mực của các bộ, nghành và các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Trồng rừng là công việc đem lại hiệu quả lâu dài

cho toàn xã hội không chỉ về mặt kinh tế mà nó còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải có những nghiên cứu, phân tích và đánh giá cụ thể về những thành công bước đầu của dự án nhằm đưa ra những nhận định chính xác về mức độ thành công của dự án.

Ngoài ra, đề tài còn có một số kiến nghị với các cấp chính quyền về một số vấn đề có liên quan đến các văn bản đã được ban hành để các cơ quan chức năng xem xét, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế sản xuất của từng địa phương như sau:

- Hiện nay ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý sử dụng rừng bền vững không còn xa lạ đối với trong nước nữa, ví dụ như ứng dụng GIS trong Lâm nghiệp, sử dụng các phần mềm số hóa quản lý bản đồ số,... đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT tham mưu cho Chính phủ có những đề án thực thi hơn tới cấp cơ sở về quản lý rừng bền vững bằng các công cụ viễn thám hiện đại, hiệu quả và có bộ số liệu thật chính xác trong quản lý sử dụng đất đai.

- Hiện nay, Chính phủ ban hành nhiều chủ trương chính sách tạo điều kiện cho các hộ gia đình sản xuất Lâm nghiệp phát triển. Việc phân cấp, phân quyền quản lý Nhà nước cho chính quyền cấp xã, cấp huyện là phù hợp. Tuy nhiên bộ máy hoạt động ở các cấp này hết sức bất cập và khó hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy đề nghị bộ Nông nghiệp và PTNT thống nhất với ộ Nội vụ để có hướng dẫn thành lập bộ máy hoạt động Lâm nghiệp ở các cấp theo Quy định của Luật ảo vệ và phát triển rừng: "Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp từ Trung ương đến cấp huyện và cán bộ lâm nghiệp ở những xã, phường, thị trấn có rừng" (điều 8 của luật V&PTR) nhằm đảm bảo điều kiện để thực hiện được chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện xã được quy định tại điều 5, điều 6 của Nghị định 23/2006/NĐ - CP về thi hành luật V&PTR. Đối với những xã có trên 500 ha rừng và đất Lâm nghiệp thì cần có biên chế cán bộ Lâm nghiệp.

- Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng chiếm giữ một diện tích đất đai lớn. Vừa qua Chính phủ cho chuyển một số diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu sang sản xuất (theo tiêu chí phân cấp phòng hộ) là yếu tố bước đầu quan trọng để mở mang sản xuất. Nay chuyển hướng đầu tư, việc Nhà nước dùng vốn Ngân sách để phát triển rừng sang sản xuất, chúng tôi đề nghị: Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho Lâm nghiệp tập trung ưu tiên: Đầu tư hạ tầng; công tác lập quy hoạch; chính sách cho người làm nghề rừng; nâng cấp chất lương rừng còn việc trồng rừng cần hạn chế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Ban QLRPH Thạch Thành, Báo cáo tổng hợp, đánh giá ết quả thực hiện dự án 661 (1998-2010).

2. Chính phủ, áo cáo tổng ết thực hiện Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng và Kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.

3. Hoàng Hữu Cải, Bảo Huy (2002), Bài giảng quản lý dự án lâm nghiệp xã hội, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Lê Thạc Cán và tập thể tác giả (1994), Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn - Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

5. Trần Hữu Dào (1997), Giáo trình quản lý dự án, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Ngô Đình Long (2010), Đánh giá tác động của dự án 661 tại Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng ĩnh, thị xã Hồng ĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

6. Đoàn Thị Mai (1997), Đánh giá hiệu quả inh tế môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững cho một số phương án sử dụng đất trong canh tác Nông âm nghiệp ở vùng nguyên liệu giấy, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

8. Nguyễn Ngọc Mai và cộng sự (1996), Giáo trình lập và quản lý Dự án đầu , Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Oanh (1995), Phát triển cộng đồng, Đại học mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, QĐ số 04/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnht Thanh Hóa về quyết định công bố số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2014 của tỉnh Thanh Hóa.

11. Lê Sỹ Việt, Nguyễn Văn Tuấn, Trần Hữu Dào (2000), Xây dựng và quản

Tài liệu tiếng Anh:

12. Katherine Warnerm, Augutamolnar, john B. Raintree (1989-1991),

Communitry forestry sifting cutivators Socio economic attributes of tress and tree planting pratice, Food and Agriculture organization of the united nation. 13. L. Therse Baker, The Practice of sociologi research. New York, 1995.

BIỂU ĐIỀU TRA OTC RỪNG TRỒNG

OTC số: 01 Người điều tra: Trịnh Quốc Dân Loài cây: Lát hoa Vị trí: Sườn đỉnh

Năm trồng: 2003 Diện tích: 500 m2 Ngày điều tra: 01/02/2017

STT D1.3 (cm) Dt (m) Hvn (m) Phẩm chất (A/B/C) Ghi chú DT NB TB 1 14 3.7 4.5 4.1 18.5 A 2 15 3.9 4.3 4.1 19.5 A 3 14 4.5 3.8 4.2 17.5 A 4 20 5.4 5.8 5.6 25.5 A 5 8 3.1 4.3 3.7 13.5 B 6 15 5.7 5.0 5.4 19.5 A 7 11 3.4 6.9 5.2 14.0 C Tán lệch 8 18 5.8 6.0 5.9 25.5 A 9 22 5.2 6.5 5.9 27.0 A 10 26 5.4 7.0 6.2 29.0 A 11 17 4.5 4.7 4.6 21.5 A 12 18 6.7 7.1 6.9 24.5 A 13 17.5 5.3 5.8 5.6 23.5 A 14 15 4.7 4.9 4.8 17.5 A 15 15 4.6 4.3 4.5 21.0 A 16 16 4.5 5.0 4.8 23.0 A 17 20 6.8 6.5 6.7 25.5 A 18 18 5.2 6.8 6.0 24.0 A

19 20 5.8 6.3 6.1 25.5 A 20 14 4.7 5.6 5.2 15.0 A 21 19 4.7 7.1 5.9 21.5 B Tán lệch 22 14 6.8 6.2 6.5 16.5 A 23 9 4.2 4.6 4.4 10.5 C Chèn ép 24 6 5.7 6.8 6.3 8.5 C Sâu bệnh 25 10 4.8 4.1 4.5 9.5 A Cong queo 26 26 5.2 5.8 5.5 24.5 A 27 17.5 5.6 6.4 6.0 18.5 A 28 11.5 4.3 4.7 4.5 13.5 C Chèn ép 29 18.5 5.3 5.4 5.4 21.5 A

BIỂU ĐIỀU TRA OTC RỪNG TRỒNG

OTC số: 02 Người điều tra: Trịnh Quốc Dân Loài cây: Lát hoa Vị trí: Đỉnh

Năm trồng: 2003 Diện tích: 500 m2 Ngày điều tra: 01/02/2017

STT D1.3 (cm) Dt (m) Hvn (m) Phẩm chất (A/B/C) Ghi chú DT NB TB 1 25.5 7.8 6.7 7.25 27.5 A 2 19 6.2 4.5 5.35 15.5 B 3 21 4.7 6.2 5.45 23.0 B 4 14 4.0 3.2 3.60 18.0 A 5 19.5 4.5 5.0 4.75 23.0 A 6 24.5 7.0 5.5 6.25 27.0 A 7 17.5 5.5 5.0 5.25 23.0 A 8 21 4.5 6.0 5.25 23.5 A 9 22 6.0 7.0 6.50 18.6 A 10 12.3 5.7 2.7 4.20 15.5 C Tán lệch 11 13 4.4 3.6 4.00 15.5 A 12 15 5.4 4.2 4.80 17.5 B 13 13 8.7 4.5 6.60 17.5 C Tán lệch 14 10 4.3 2.6 3.45 13.0 C 15 20 5.7 4.8 5.25 21.5 A 16 14.6 4.2 3.0 3.60 15.5 A 17 20.2 5.6 7.0 6.30 22.5 A

18 17 4.5 5.0 4.75 21.0 A 19 19 6.0 3.5 4.75 14.5 A 20 22 4.7 C Cụt ngọn 21 17.5 5.7 6.5 6.10 14.0 A 22 14.6 2.7 4.3 3.50 18.0 A 23 7.25 2.0 2.5 2.25 12.5 B 24 15 5.0 3.5 4.25 18.5 A 25 15.5 4.3 5.2 4.75 17.5 A 26 6.75 C Cụt ngọn 27 16 3.6 4.4 4.00 18.5 A 28 20.5 4.5 6.7 5.60 23.5 A

BIỂU ĐIỀU TRA OTC RỪNG TRỒNG

OTC số: 03 Người điều tra: Trịnh Quốc Dân Loài cây: Lát hoa Vị trí: Sườn đỉnh

Năm trồng: 2003 Diện tích: 500 m2 Ngày điều tra: 02/02/2017

STT D1.3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng trồng rừng dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tại huyện thạch thành thanh hóa (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)