Nhóm lớp Xi n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 80 100 98.75 96.25 88.75 76.25 51.25 25 12.5 3.75 0 TN 80 100 100 100 98.75 95 76.25 53.75 33.75 16.25 6.25
So sánh số liệu của bảng 3.3 nhận thấy, tỉ lệ phần trăm các bài đạt từ giá trị Xi trở lên. Có thể lấy ví dụ: tần suất từ điểm 8 trở lên ở nhóm lớp đối chứng là 12,5% còn ở nhóm lớp thực nghiệm là 33,75%. Từ đó có thể thấy, số điểm 8 trở lên ở nhóm lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với nhóm lớp đối chứng.
Dựa vào số liệu của bảng 3.3, sử dụng quy trình vẽ đồ thị của Excel để vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra.
Hình 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra
Trên đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra trong hình 3.2, đường hội tụ tiến tần suất điểm của nhóm lớp thực nghiệm nằm về phía bên phải và trên so với đường hội tụ tiến tần suất điểm của nhóm lớp đối chứng. Vậy, kết quả điểm kiểm tra của nhóm lớp thực nghiệm cao hơn so với nhóm lớp đối chứng.
Để khẳng định kết quả trên là do ngẫu nhiên hay do áp dụng phương pháp thực nghiệm, chúng tôi tiến hành so sánh giá trị điểm trung bình và phân tích phương sai kết quả điểm kiểm tra của nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng.
Chúng tôi tiến hành phân tích trị số trung bình điểm kiểm tra, đặt giả thuyết H0: "Kết quả học tập của nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng là như nhau". Lúc này sẽ dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết H0, kết quả được kiểm định bằng Excel thể hiện trong bảng 3.4.