Dạy học khám phá chủ đề để phát triển năng lực vận dụng kiến thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học khám phá chủ đề một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn cho học sinh trường THPT chợ đồn bắc kạn​ (Trang 38 - 43)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Dạy học khám phá chủ đề để phát triển năng lực vận dụng kiến thức

vào thực tiễn

2.3.1. Quy trình tổng quát về dạy học khám phá chủ đề để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Bước 1. Xác định nhiệm vụ nhận thức Bước 2. Tìm tòi, khám phá

Bước 3. Giải thích Bước 4. Vận dụng

Bước 5. Nhận xét, đánh giá

Sơ đồ 2.2. Quy trình tổng quát dạy học khám phá chủ đề

Bước 1. Xác định nhiệm vụ nhận thức

- Hoạt động của giáo viên: dẫn dắt, nêu các sự kiện có sự mâu thuẫn, đặt câu hỏi...

- Hoạt động của học sinh: liên hệ các kiến thức đã có, phát hiện vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.

Bước 2. Tìm tòi, khám phá

- Hoạt động của giáo viên: tùy vào các dạng dạy học khám phá mà giáo viên có những định hướng và tổ chức các hoạt động tìm tòi, khám phá phù hợp cho học sinh.

- Hoạt động của học sinh: tham gia vào các tình huống, hình thành sản phẩm ban đầu, qua thảo luận nhóm sẽ chỉnh sửa, bổ sung để hình thành sản phẩm chung.

Bước 3. Giải thích

Hoạt động của học sinh: sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh... để giải thích kết quả chung của nhóm, tập thể lớp sẽ thảo luận, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh thành kiến thức chính xác và khoa học.

Bước 4. Vận dụng

- Hoạt động của giáo viên: định hướng cho học sinh vận dụng có ý nghĩa bài học vào thực tiễn cuộc sống.

- Hoạt động của học sinh: kết nối các kiến thức liên quan, vận dụng những kiến thức của bản thân vào các tình huống thực tiễn.

Bước 5. Nhận xét, đánh giá - Hoạt động của giáo viên:

+ Đánh giá lại quá trình dạy, phân tích những điểm đạt được và chưa đạt được khi thực hiện quy trình dạy học khám phá từ đó giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy cho phù hợp.

+ Có thể sử dụng câu hỏi/bài tập trắc nghiệm khách quan hoặc câu hỏi/bài tập tự luận để kiểm tra kiến thức khoa học và năng lực đạt được của học sinh.

+ Căn cứ vào quá trình hoạt động và sản phẩm đạt được để xây dựng những tiêu chí có giá trị theo thang điểm.

- Hoạt động của học sinh: tự đánh giá quá trình học của bản thân, sản phẩm đạt được từ đó điều chỉnh hoạt động học, hoạt động ứng dụng cho phù hợp.

2.3.2. Biện pháp sử dụng quy trình dạy học khám phá chủ đề để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Bước 1. Giáo viên giới thiệu về khám phá, các phương pháp khám phá, vai trò của khám phá.

Bước 2. Giáo viên giới thiệu một vài sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn.

Mức 1 (khám phá có hướng dẫn toàn phần): Giáo viên nêu các hoạt động trong 5 bước để học sinh thực hiện theo. Mức 2 (khám phá có hướng dẫn một phần): Học sinh tự thực hiện các hoạt động trong bước 1, 2; giáo viên định hướng và nêu các hoạt động trong bước 3, 4, 5 để học sinh thực hiện theo.

Mức 3 (khám phá tự do): Giáo viên tạo bối cảnh, học sinh thực hiện từ bước 1 đến bước 5 theo con đường của riêng mình.

Sơ đồ 2.3. Biện pháp sử dụng quy trình dạy học khám phá chủ đề

2.3.2.1. Giai đoạn 1

Thời gian của giai đoạn này thường là 1 tiết và được thực hiện trên lớp. Bước 1. Giáo viên giới thiệu về khám phá, các phương pháp khám phá, vai trò của khám phá.

- Hoạt động của giáo viên:

+ Giới thiệu vai trò của khám phá.

+ Giới thiệu các phương pháp khám phá.

+ Giải thích ưu nhược điểm của từng phương pháp. - Hoạt động của học sinh: lắng nghe.

Bước 2. Giáo viên giới thiệu một vài sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn. - Hoạt động của giáo viên: giới thiệu một vài sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn.

Giai đoạn 2 Giai đoạn 1

2.3.2.2. Giai đoạn 2

Vận dụng quy trình dạy học khám phá qua chủ đề dạy học ở các mức độ khác nhau.

Sau khi học sinh đã có nhận thức về khám phá và được trải nghiệm về các sản phẩm ứng dụng, giáo viên hướng dẫn để học sinh khám phá chủ đề theo 3 mức độ khác nhau.

Mức 1. Giáo viên nêu các hoạt động trong 5 bước để học sinh thực hiện theo. - Hoạt động của giáo viên: nêu các sự kiện có sự mâu thuẫn, đặt câu hỏi, xác định nhiệm vụ nhận thức định hướng và tổ chức các hoạt động tìm tòi, khám phá phù hợp cho học sinh, gợi ý học sinh cách giải thích, định hướng cho học sinh vận dụng và nhận xét, đánh giá.

- Hoạt động của học sinh: nhận nhiệm vụ nhận thức; dưới dự hướng dẫn của giáo viên sẽ thực hiện khám phá, giải thích kết quả, vận dụng, nhận xét, đánh giá.

Đây là mức độ đòi hỏi tính tự định hướng của học sinh ít nhất và sự trợ giúp từ giáo viên nhiều nhất.

Mức 2. Học sinh tự thực hiện bước 1, 2; giáo viên nêu các hoạt động trong bước 3, 4, 5 để học sinh thực hiện theo.

- Hoạt động của giáo viên: nêu các sự kiện có sự mâu thuẫn, đặt câu hỏi, gợi ý học sinh cách giải thích, định hướng cho học sinh vận dụng, câu hỏi/bài tập tự luận để kiểm tra kiến thức khoa học và năng lực đạt được của học sinh.

- Hoạt động của học sinh: tự xác định nhiệm vụ nhận thức, thực hiện khám phá; dưới dự hướng dẫn của giáo viên tìm lời giải thích kết quả, hướng vận dụng, nhận xét và đánh giá.

Mức 3. Giáo viên tạo bối cảnh, học sinh thực hiện từ bước 1 đến bước 5 theo con đường của riêng mình.

- Hoạt động của học sinh: tự xác định nhiệm vụ nhận thức; thực hiện khám phá, cho lời giải thích kết quả, vận dụng, nhận xét và đánh giá theo con đường của riêng mình.

Ví dụ về biện pháp sử dụng quy trình dạy học khám phá chủ đề "Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật" để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh:

Giai đoạn 1:

Bước 1. Giáo viên giới thiệu về khám phá, các phương pháp khám phá, vai trò của khám phá.

- Hoạt động của giáo viên:

+ Giới thiệu vai trò của khám phá.

+ Giới thiệu các phương pháp khám phá: quan sát, phân tích, nêu giả thuyết, suy luận, làm thí nghiệm...

+ Giải thích ưu nhược điểm của từng phương pháp. - Hoạt động của học sinh: lắng nghe.

Bước 2. Giáo viên giới thiệu một vài sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn. - Hoạt động của giáo viên: giới thiệu một vài sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn.

- Hoạt động của học sinh: quan sát, trải nghiệm, thảo luận.

Bước 2. Giáo viên giới thiệu một vài sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn. - Hoạt động của giáo viên: giới thiệu một vài sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn: nước máy đã được thanh trùng bằng clo, một số loại thuốc kháng sinh, lá rau sống đã được ngâm với nước muối loãng.

- Hoạt động của học sinh: quan sát, trải nghiệm, thảo luận.

Giai đoạn 2: vận dụng quy trình dạy học khám phá qua chủ đề dạy học ở mức độ 3: khám phá tự do. Giáo viên tạo bối cảnh, học sinh thực hiện từ bước 1 đến bước 5 theo con đường của riêng mình.

- Hoạt động của giáo viên: nêu các sự kiện có sự mâu thuẫn, đặt câu hỏi: ngâm rau sống vào nước muối loãng để làm gì? Tại sao cùng là bệnh do vi sinh vật gây ra nhưng bị bệnh lao phải dùng thuốc kháng sinh khác bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP?

- Hoạt động của học sinh:

+ Xác định nhiệm vụ nhận thức: những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.

+ Tìm tòi, khám phá: theo các cách khác nhau, như nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát, suy luận....

+ Giải thích: giải thích được các chất hóa học và các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật theo hướng kích thích hay ức chế.

+ Vận dụng: học sinh tự kể một số vận dụng mà bản thân và gia đình đã và sẽ thực hiện.

+ Đánh giá: học sinh tự đánh giá kết quả vận dụng của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học khám phá chủ đề một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn cho học sinh trường THPT chợ đồn bắc kạn​ (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)